Dàn ý 1
Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.
Thân bài
1. Phân tích nhân vật Vũ Nương
- Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng
+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất
+ Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa
Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già
+ Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng
+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực
2. Ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm
- Thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: hiếu thảo, son sắt, nhân hậu...
- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, phê phán nhiều thói xấu trong xã hội như thói gia trưởng, thô bạo, bất bình đẳng giới... luôn chà đạp, vùi dập người phụ nữ
III. Kết bài
Tác giả Nguyễn Dữ với bút pháp miêu tả nhân vật sinh động, Chuyện người con gái Nam Xương khắc họa được nhân cách cao đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn
Dàn ý 2
Mở bài :
- Chuyện người con gái Nam Xương là chuyện thứ 16 và là chuyên tiêu biểu nhất trong tập chuyện .Qua câu chuyện ta có thể thấy rõ được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thông qua nhân vật Vũ Nương .
Thân bài :
Phân tích các yếu tố sau:
Vũ Nương là một người vợ thủy chung
Biết tính Trương Sinh hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến nỗi bất hòa bao giờ .
Trước khi Trương Sinh đi lính Nàng đã rót chén rượu đầy rặn rò những lời tình nghĩa ...
Khi xa chồng Vũ Nương luôn đợi chờ, ngóng trông Trương Sinh , cảm thông với Trương Sinh ở nơi đất thú .
-> Thấu hiểu được nỗi nhớ chồng . Nguyễn Dữ Vừa cảm thông trước nỗi khổ của Vũ Nương , vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung , son sắc mong ngóng chồng của nàng .
Phân tích tiếp các yếu tố
Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo
thay chồng chăm lo phụng dưỡng mẹ
Khi bà ốm nàng đã thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn cho bà vơi bớt đi nỗ nhớ thương con .
Đến lúc bà mất , nàng đã hết lời thương sót , lo ma chay tế lễ cẩn thận như với cha mẹ đẻ của mình .
-> Nguyễn Dữ đã rất khôn khéo , khắc họa nên một nhân vật với đầy đủ phẩm chất tố đẹp lại luôn hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như với cha mẽ đẻ.
Phân tích:
Với con nàng là người mẽ mẫu mực
Khi chồng đi lính được đầy tuần , nàng sinh bé Đản . Một mình gánh vác cả một gia sản nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái. .
Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha cuả bé Đản cũng suất phát tờ tấm lòng của người làm mẹ . Để con mình vơi bớt đi nỗi thiếu vắng tình cảm của người cha .
-> Ta có thể thấy rõ tuy Vũ Nương phải chăm lo cho gia đình nhà chồng nhưng nàng vẫn làm tròn bổn phận của người làm mẹ .
-->>> Từ tất cả các điều trên cho ta thấy vũ nương là người phụ nữ lí tưởng .
II Đánh giá nhân vật
Tác giả Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh của người phụ nữ đẹp , mang đậm vẻ đẹp truyền thống .
- Đặc biệt qua đó ta có thể nhận thấy số phân đầy thiệt thòi,bi thương, bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến nam quyền thối nát .
-Tác phẩm cũng đã thể hiện hết được các phẩm chất của người phụ nữ xưa đó là Công - dung - ngôn - hạnh .
- Cho đến bây giờ hình tượng nhân vật Vũ Nương vẫn luôn là một hình ảnh đẹp biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Kết bài : khái quá lại các ý chính
-Chúng ta cần học tập những gì thông qua nhân vật Vũ Nương
Dàn ý 3
Mở bài: giới thiệu Chuyện người con gái Nam Xương
Thân bài: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
1. Phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong truyện:
Một người vợ rất chung thủy
Vũ Nương là một người con hiếu thảo
Cô gái đẹp người, đẹp nết
Là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
Vũ Nương luôn thủy chung với chồng, chăm sóc con chu đáo
Chồng Vũ Nương chỉ vì một lời nói của con mà đã nghi oan cho Vũ Nương
Khiến Vũ Nương chịu oan và chịu nhiều đau khổ
Qua đó thể hiện định kiến của xã hội ngày xưa, những lí do lạc hậu, hủ tục mê tín của người xưa
3. Những hình ảnh, yếu tố kì ảo trong truyện:
Chồng Vũ Nương nằm mơ rồi thả rùa
Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi
Vũ Nương hiện về khi Phan Lang lập đàn giải oan
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về Chuyện người con gái Nam Xương
Dàn ý 4
Mở bài:
Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã trở thành 1 đề tài trong các tác phẩm văn học. Đến với văn học trung đại, hình ảnh người phụ nữ nổi bật lên vơii vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất nhưng cuộc đời, số phận họ lại chịu sự vất vả, đau khổ. Điển hình phải kể đến Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương. Tác phẩm là minh chứng tiêu biểu cho “số phận bất hạnh củ người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến”.
Thân bài:
– Lời nhận định đã khái quát được nội dung của thiên truyện, làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của nhà văn.
“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục
2, Cảm nhận
a, Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ: Vũ Nương mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
– Tính tình: Thuỳ mỵ, nết na,
– Dáng vẻ và nhan sắc: Tốt đẹp ” Nhan sắc ” đẹp nết, đẹp người.
* Trong cuộc sống bình thường:
– Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ.-> Nàng giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà. “
->Lời kể ngắn nhưng tỏ thái độ trân trọng của tác giả.
* Khi tiễn chồng đi lính:
– Nàng dặn dò:
+ Không mong vinh hiển, áo gắm phong hầu.
+ Mong chồng được bình an trở về.
+ Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng.
+ Nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình. ” Những lời nói ân tình, đằm thắm “
=>Yêu thương.
* Khi xa chồng:
– Nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”.
– Một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”.
* Khi bị chồng nghi oan: Nàng đã phân trần với chồng
– Lời thoại 1: “Thiếp vốn con kẻ khócho thiếp”
+ Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong trắng.
+ Cầu xin chồng đừng nghi oan.
->Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
* Lời thoại 2: “Thiếp sỡ dĩVọng Phu kia nữa” : Nỗi đau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh (Bị đối xử bất công, gia đình tan nát,)
* Lời thoại 3: Lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”.
Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự chỉ đạo của lý trí. Lời đối thoại, tự bạch sắp xếp hợp lý” Khắc hoạ tâm lý và tính cách.
=>Vũ Nương: Một người phụ nữ Xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
b, số phận bất hạnh của phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến
– Vũ Nương là nạn nhân của chế độ nam quyền, mà ở đó tư tưởng trọng nam khinh nữ là chủ yếu. Vỡi Vũ Nương, nàng là là nạn nhân của chế độ nam quyền, mà ở đó tư tưởng trọng nam khinh nữ là chủ yếu. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương cũng được ” mua” về bằng tiền của Trương Sinh. Không những thế, Trương Sinh còn có tính cahs gia truỏng, hay ghe, vũ phu. Điều này càng làm số phận của Vũ Nương trở nên bi đát.Lời nói của đứa trẻ ngây thơ như đổ thêm dầu vào lửa làm thổi bùng ngọn lửa ghen tuông trong con người vốn đa nghi đó, chàng “đinh ninh là vợ hư“. Cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.
– Nạn nhân của xã hội coi trọng đồng tiền: Cuộc hôn nhân của Vũ Nương cũng được ” mua” về bằng tiền của Trương Sinh.
3, Đánh giá chung :
Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Dàn ý 5
Mở bài: giới thiệu nhân vật Vũ Nương
Thân bài: vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương
1. Vẻ đẹp của Vũ Nương trong cuộc sống thường ngày:
Cô luôn biết giữ mình
Sống đúng đạo làm vợ làm con
Không để chồng phải bận tâm về mình
2. Vẻ đẹp của Vũ Nương khi tiễn chồng đi lính
Vũ Nương cảm thông cho công việc của chồng
Vũ Nương không màn vinh hoa phú quý mà chỉ mong chồng bình yên trở về
Nàng thương chồng và buồn tủi
3. Vẻ đẹp của Vũ Nương khi xa chồng:
Yêu thương và nhớ chồng tha thiết
Có tấm lòng thủy chung với chồng
4. Vẻ đẹp của Vũ Nương đối với mẹ chồng:
Nàng vừa chăm sóc mẹ chồng vừa chăm sóc con
Nàng lo thuốc thang khi mẹ bị ốm
Nàng tổ chức ma chay đầy đủ khi mẹ mất
5. Khi Vũ Nương bị chồng vu oan:
Nàng luôn phân trần, giải thích
Cầu xin chồng tin mình
Nói về tình nghĩa vợ chồng
Nhảy xuống sông để rửa oan cho mình
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương
Dàn ý 6
I. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ (những nét cơ bản về tiểu sử, con người, các sáng tác tiêu biểu,…)
– Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
– Giới thiệu những nét khái quát về nhân vật Vũ Nương.
II. Thân bài:
Nội dung:
Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Vũ nương.
* Vũ Nương là một người vợ thủy chung, hết lòng yêu thương chồng.
* Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo, hết lòng yêu thương, phụng dưỡng mẹ chồng.
* Vũ Nương là một người mẹ giàu tình yêu thương con:
Bi kịch cuộc đời nhân vật Vũ Nương.
Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Vũ nương.
* Vũ Nương là một người vợ thủy chung, hết lòng yêu thương chồng.
– Nguyễn Dữ đã giới thiệu Vũ Nương là một người phụ nữ vừa đẹp người, vừa đẹp nết, “tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” và vì vậy, Trương Sinh đã xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về”
– Trong cuộc sống ngày thường của hai vợ chồng, Vũ Nương luôn khéo léo ứng xử, nhường nhịn và giữ gìn khuôn phép để cuộc sống gia đình được ấm êm, hạnh phúc bởi nàng biết chồng mình là người “có tính đa nghi”, “đối với vợ phòng ngừa quá mức”
– Khi tiễn chồng đi lính nàng dặn dò chồng tất mực thiết tha, tình nghĩa
– Khi sống xa chồng: Nỗi nhớ chồng như chiếm trọn hết mọi khoảng không gian, thời gian và tâm trí nàng, nỗi nhớ ấy cứ lặp đi lặp lại không nguôi không dứt và nàng luôn mơ về một tương lai được sống cạnh chồng
– Khi bị chồng nghi oan: hết lời phân trần nhưng không có kết quả, nàng lựa chọn cái chết để minh oan cho sự trinh bạch, trong trắng của mình.
– Khi sống dưới thủy cung:
+ Luôn một lòng hướng về chồng, về con, về quê hương và khao khát một ngày được trở về đoàn tụ.
+ Luôn khao khát được trả lại sự trong sạch cho bản thân.
+ Dù nhớ thương chồng con, khao khát được đoàn tụ nhưng nàng vẫn quyết giữ lời hứa sống chết bên Linh Phi.
* Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo, hết lòng yêu thương, phụng dưỡng mẹ chồng.
– Thay chồng chăm sóc mẹ già khi đau ốm.
– Khi mẹ chồng mất, nàng lo liệu ma chay chu đáo như đối với cha mẹ mình.
– Tấm lòng của chàng đối với mẹ chồng được khắc họa rõ nét qua lời nói của mẹ chồng trước khi mất “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
* Vũ Nương là một người mẹ giàu tình yêu thương con:
– Thiếu vắng chồng nhưng nàng đã một mình sinh con và nuôi dạy con khôn lớn.
– Nàng hết lòng yêu thương con, không muốn con thiếu thốn tình cảm nên tối nào nàng cũng chỉ lên cái bóng của mình trên vách nhà mà nói “Kìa, cha Đản lại đến thăm Đản kia kìa.”
Bi kịch cuộc đời nhân vật Vũ Nương.
Tuy mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời của Vũ Nương lại phải gánh chịu nhiều bi thương. Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
– Nàng là nạn nhân của chế độ nam quyền. Cuộc hôn nhân không bình đẳng về giai cấp: “vốn con kẻ khó” – “nhà giàu”. Hôn nhân không có tình yêu và sự tự do.
– Nàng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa: Chiến tranh khiến cho vợ chồng xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm. Chiến tranh là ngòi nổ cho thói ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh.
– Bi kịch gia đình tan vỡ, phải tìm đến cái chết: Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng. Bế tắc, nàng tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức
⇒ Cái chết tô điểm thêm tính chất bi kịch của thân phận Vũ Nương.
II. Kết bài
– Truyền kì mạn lục trở thành áng thiên cổ kì bút trong nền văn học trung đại Việt Nam khi góp tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.