1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Giới thiệu nhân vật Ông họa sĩ
2. Thân bài
Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm văn học của Nguyễn Thành Long, hình ảnh những con người lao động bình thường đã được tác giả khắc hoạ thành công. Những con người thầm lặng đang cống hiến cho công cuộc sống và dựng xây đất nước. Lặng lẽ Sa Pa, tác giả cho thấy nhân vật ông hoạ sĩ - một người am hiểu nghệ thuật và từng trải.
* Ông hoạ sĩ là người đã thể hiện được vai trò quan trọng và khắc hoạ các nhân vật khác trong tác phẩm
- Người kể chuyện đã nhận thấy được cái nhìn và suy nghĩ của ông để quan sát miêu tả cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa. Tâm hồn trong sáng và đôi mắt nhạy cảm của người nghệ sĩ say mê về nghệ thuật đã khiến con người và cảnh sắc Sapa hiện lên vẻ đẹp huyền ảo và đầy chất thơ.
- Nhân vật chính là anh thanh niên đã được khắc họa qua cái nhìn và suy nghĩ của người hoạ sĩ già, nhân vật này đã được khắc họa rõ nét và ấn tượng hơn
* Ông hoạ sĩ của Nguyễn Thành Long là người nghệ sĩ giàu chất đam mê nghệ thuật và khát khao sáng tạo cháy bỏng.
- Ông đã vượt qua chặn đường gập ghềnh lên Sapa để tìm cảm hứng sáng tác, và tìm nhân vật phù hợp với đối tượng nghệ thuật của ông
- Khi gặp được nhân vật, niềm khao khát sáng tạo của nghề nghiệp trong ông đã bừng dậy khiến ông bối rối xúc động vì ông “đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước...ôi! một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác...”.
- Cảm giác say mê muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký hoạ của ông
* Là người từng trải, ông hoạ sĩ có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người.
- Ngồi đối diện với anh thanh niên, đôi mắt của ông nhìn ngắm kỹ và đã cảm nhận rất sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn anh “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ...”
- Ông hoạ sĩ hình như hiểu rõ về anh thanh niên, “sức mạnh nghệ thuật và sự bất lực của nó”. Ông cảm nhận được vẻ đẹp đầy ý nghĩa về cuộc sống của anh thanh niên và cũng hiểu rõ được ngôn ngữ của hội họa không chỉ khả năng để diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của anh, đặc biệt là những suy nghĩ của anh về công việc và cuộc sống.
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề
- Gợi mở vấn đề