A. Giới thiệu chung:
- Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
- Tập thơ “Ánh trăng” của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ : Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.
-Hai khổ thơ cuối bài thơ cho ta thấy sự thức tỉnh của con người và nhắc nhở đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
B. Phân tích:
Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
- Từ “mặt” là tư thế đối mặt giữa mặt trăng với mặt người được dùng phép nhân hóa để chỉ hai vầng trăng
- Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận được sự hồn nhiên tươi mát, sự thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Gợi những niềm thương nỗi nhớ, của tác giả đã lãng quên và lạnh nhạt với người bạn tri kỷ đang được lương tri thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê “rưng rưng “của nỗi ăn năn, hối hận về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút tiếc nuối, áy náy, xót xa và đau lòng, tất cả đã trở nên cái “rưng rưng”,làm thức tỉnh trong sâu thẳm trái tim người lính.
- Và trong phút giây “ngửa mặt lên nhìn mặt” là biểu tượng đẹp đẽ của một thời quá khứ, như nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, với bao nhiêu kỷ niệm đẹp chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về thời ấu thơ trong sáng, về chiến tranh máu lửa, về cái hùng hậu hiện lên rõ cảm nhận đang trào dâng “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng, những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỷ niệm thời chiến tranh
-> Cùng với biện pháp tu từ và so sánh, nhịp điệu dồn dập điệp ngữ và liệt kê được khắc họa rõ hơn ký ức thời gian gắn bó với thiên nhiên, với vầng trăng tri kỷ lớn lao sâu đậm nghĩa tình. Chính ánh sáng dịu hiền, đôn hậu của trăng đã chiếu rõ những kỉ niệm thân thương và đánh thức bao ân tình vốn tưởng chừng lãng quên trong tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc, giản dị nhưng chân thành như vầng trăng hiền hòa, “có cái gì rưng rưng”, ngôn ngữ hàm súc và giàu tính biểu cảm như đánh động tình cảm nơi người đọc.
- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” Gợi lên ánh trăng vẫn như xưa nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
- Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc”là sự trách móc, nhắc nhở trong im lặng mang ý nghĩa nghiêm khắc Chính “ánh trăng im phăng phắc” như làm thức tỉnh con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân vật, là sự nhớ về quá khứ, trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là những lời ăn năn, hối hận, day dứt, trong lòng người.
C. Kết luận
- Nội dung:
• Hai khổ cuối bài thơ cho ta thấy sự thức tỉnh của con người.
• Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình.
• Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo lí uống nước nhớ nguồn.
- Nghệ thuật:
• Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo.
• Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.
• Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.
• Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.