Dàn ý cảm nhận khổ cuối bài thơ Bếp Lửa ngắn gọn mẫu số 1
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
- Giới thiệu nội dung 3 khổ thơ cuối bài thơ
2. Thân bài
* Khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ
- Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên du học ở Liên Xô.
- Đoạn thơ nằm ở khổ 5, 6 và 7 của bài thơ,
* Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ
- Khổ 5: Suy ngẫm về cuộc đời bà
+ Hình ảnh bếp lửa là sự kết tinh trong hình ảnh của ngọn lửa để thắp sáng tương lai
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa”
->Bà chính là người thắp lửa, giữ lửa, truyền cho sức sống mãnh liệt cho người cháu cũng như các bạn trẻ trong thế hệ tương lai.
- Khổ 6: Sự tần tảo, vất vả sớm khuya và đức tính hy sinh của bà
+ “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: sự chua xót, thương cho cuộc đời những ngày tháng sớm hôm vất vả của bà với người cháu
+ Cuộc đời bà thật vất vả, phải chịu khó khăn thiếu thốn và lo âu thoát mãi không ra khỏi
+ Điệp từ nhóm được nhắc lại nhiều lần cùng câu thơ cảm thán
-> Người cháu cảm nhận và thấu hiểu được tình cảm thiêng liêng cao cả của bà
-> Hình ảnh bếp lửa được thắp sáng trở thành biểu tượng của tình yêu thương
- Khổ 7: Nỗi nhớ khôn nguôi về bà
+ Khi đi xa, người cháu vẫn khắc khoải mong nhớ về hình ảnh bếp lửa cũng như tình cảm của người bà
+ Tình thương yêu, niềm tin và nỗi nhớ da diết luôn mãnh liệt trong lòng người cháu với bà
- Nghệ thuật:
+ Sáng tạo ra hình ảnh thực mang tính biểu tượng: bếp lửa
+ Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự
3. Kết bài
- Tổng kết lại nội dung 3 khổ cuối
Dàn ý số 2
Phân tích khổ cuối bài thơ bếp lửa
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Bằng Việt
• Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
• Thơ Bằng Việt có giọng điệu tâm tình, trầm lắng, cảm xúc tinh tế, do đó tạo được sức lôi cuốn với bạn đọc.
- Giới thiệu tác phẩm: Bếp lửa
- Giới thiệu khái quát về hai khổ cuối
B. Thân bài
1. Khổ thơ "Lận đận... bếp lửa!"
* Những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về cuộc đời của bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Những vần thơ sâu sắc chan chứa bao nhiêu ân tình, tình cảm sâu nặng và nỗi nhớ da diết của cháu đối với bà. Bà luôn dậy sớm để nhóm bếp lửa và giữ ngọn lửa
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
2. Khổ thơ "Giờ cháu... lên chưa?"
Cháu đã trưởng thành và lớn khôn, trong một cuộc sống mới thật vui thật đẹp. Nhưng cháu vẫn không thể quên mỗi sớm hôm thức dậy bên bếp lửa đơn sơ ấm áp của bà để rồi mỗi ngày đều tự hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?". Gợi sự nhớ nhung, khắc khoải : Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được tấm lòng của bà và bếp lửa. Bếp lửa chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cháu đã được nuôi dưỡng và trưởng thành từ đó.
C. Kết bài
• Khẳng định giá trị của tác phẩm
• Tình cảm của em dành cho tác phẩm