Dàn ý vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

Dàn ý vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí. Bài văn cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài Đồng Chí

Dàn ý vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

I. Mở bài:

Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hình ảnh người lính trong chiến đấu luôn là một đề tài bất tận của thơ ca kháng chiến, mỗi một thời kỳ người lính lại toát lên những vẻ đẹp khác nhau. Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí cao đẹp.

II. Thân bài:

* Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực.

Họ là những người lính cùng chung mục đích và chung lý tưởng chiến đấu. Họ xuất thân từ người nông dân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc và giản dị

* Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

Họ luôn thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau và nguyện vọng của nhau. Cùng chia sẻ những gian lao, vất vả và khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật, những cái rét buốt da thấu thịt, chăn không đủ đắp

Gợi sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng chung một mục đích, cùng chung lý tưởng,  cùng nhau chiến đấu để chống lại quân thù.  Tạo nên bức tranh đẹp về hình ảnh người lính chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp.

Tình cảm của các anh thật đoàn kết, gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính qua câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

Các anh thật lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi lên hình ảnh vô cùng phong phú.

III. Kết bài:

Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.

Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm.

Xem nhiều