Dàn ý hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và tiểu đội xe không kính

Dàn ý cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

Dàn ý hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng Chí và Tiểu Đội Xe Không Kính mẫu số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu vẻ đẹp của những người chiến sĩ trong bài thơ.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh chiến đấu:

+ Chiến tranh tàn phá, Khốc liệt, bom rơi, bão đạn.

+ Vũ khí, trang thiết bị thiếu thốn, thô sơ, hỏng hóc

+ Xe không có kính, không đèn, không mui, thùng xe xước.

+Thời tiết mưa, gió 

- Vẻ đẹp của những người chiến sĩ:

+ Những chiến sĩ vẫn lãng mạn, lạc quan, yêu đời.

+ Tinh nghịch,hóm hỉnh, hiên ngang, ung dung bất chấp những khó khăn gian khổ.

+ Cùng chung lý tưởng yêu đồng bào, yêu quê hương, đất nước

+ Họp nhau lại thành đồng đội đoàn kết, chia sẻ những khó khăn với nhau như anh em ruột thịt 

- Niềm tin yêu đất nước và trái tim nhiệt huyết của những người lính hướng tới vì miền nam thân yêu và giải phóng đất nước 

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng.

- Tài năng khắc họa, miêu tả của Phạm Tiến Duật.

Dàn ý cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng Chí và Tiểu Đội Xe Không Kính mẫu số 2

I. Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về Bài thơ tiểu đội xe không kính và tác giả Phạm Tiến Duật.

- Giới thiệu hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ.

II. Thân bài: Cảm nghĩ về những người chiến sĩ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1. Tư thế của những người chiến sĩ:

“Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”

- Tư thế rất ung dung, lạc quan, yêu đời

- Khi người lính lái xe trên một chiếc xe tàn, xe không kính mà các anh vẫn dũng cảm, ung dung, lạc quan  và vui tươi

- Các chiến sĩ nhìn trời, nhìn đất một cách rất hồn nhiên, vô tư và thản nhiên

=> Thể hiện sự ung dung, lạc quan của những chiến sĩ tập trung lái xe trên đường hành quân mặc kệ thời tiết và bom rơi

Tinh thần của những người lính lái xe không chùn bước

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

- những khó khăn do thời tiết như gió cay mắt, bụi phun,.. Chỉ cần có trái tim yêu nước các chiến sĩ không nản lòng vẫn tiếp tục lái xe.

- Thể hiện giọng điệu của những người lính lái xe rất ngang tàng, bất chấp mọi khó khăn

=> Tinh thần của những người lính bất chấp khó khăn, hiểm nguy, vì tinh thần yêu nước họ vẫn vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.

2. Tình đồng đội của các chiến sĩ:

“Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”

- Các chiến sĩ rất hồn nhiên, vô tư bắt tay qua cửa kính.

- Những cái bắt tay không chỉ là chào hỏi mà còn truyền cho nhau những hơi ấm của tình đồng đội thể hiện sự lạc quan và cổ vũ tinh thần cho nhau.

- Tình đồng chí, đồng đội luôn đoàn kết, gắn bó keo sơn như anh em ruột thịt

=> Cho dù có khó khăn gian khổ và thiếu thốn  họ vẫn nỗ lực vượt qua để đem lại độc lập tự do cho dân tộc.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ và giá trị của tác phẩm.

Dàn ý cảm nhận hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng Chí mẫu số 3

Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích.

Thân bài

Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài Đồng Chí của Chính Hữu

Hình tượng những người lính nông dân thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp với đẹp chất phác, bình dị nhưng vô cùng cao quý.

- Họ đều xuất thân từ những người nông dân nghèo khó “nước mặn đồng chua”,"đất cày lên sỏi đá”, Họ chỉ biết cầm cuốc chưa có kinh nghiệm ra chiến trường “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.

- Những người lính đều chung mục đích và lý tưởng, họ từ bỏ cuốc, cày tham gia vào trận chiến, cầm súng chiến đấu với tinh thần yêu nước 

- Bài thơ “Đồng chí “ được tác giả Chính Hữu vẽ nên một bức chân dung đẹp của những người lính một cách chân thật trong gian lao, khó nhọc 

Hình ảnh “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với "chân không giày", cùng những khi “miệng cười buốt giá”, "sốt run người”, ”vầng trán ướt mồ hôi” Những khó khăn của những người lính ở nơi hoang sơ rừng thiên nước độc,  như thử thách lòng yêu nước của các anh

Tình đồng chí của họ luôn gắn kết sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ và cũng không kém phần lãng mạn

- “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”.Gợi sự nhớ quê hương, nhớ nhà da diết ở nơi chiến trường xa xôi mà họ vẫn luôn canh cánh trong lòng

- “súng bên súng, đầu sát bên đầu” Tình đồng đội luôn sát cánh bên nhau, họ đứng cạnh nhau canh gác giữa rừng 

“đầu súng trăng treo” Hình ảnh thật đẹp và lãng mạn 

=> Chính Hữu đã xây dựng nên hình ảnh người lính nông dân thật mộc mạc và giản dị với ý chí kiên cường và tình đồng đội keo sơn trên chiến trường gian nguy, trải qua khắc nghiệt của thời tiết, và bom rơi của kẻ thù để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc

Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Hình tượng những người lính tri thức

- Hình ảnh của những người lính lái xe, họ là những người trẻ, năng động, nhiệt huyết lòng yêu nước trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

- Họ là những chiến sĩ lái xe Trường Sơn, có tâm hồn yêu nước, được giác ngộ lý tưởng cống hiến cho cách mạng cao cả. Họ cùng xuất thân từ những người có trí thức, có học vấn. Vì lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ với tâm hồn yêu nước cuồng nhiệt, họ quyết định lên đường 

- Những người lính lái xe bất chấp mọi khó khăn, thiếu thốn của những chiếc xe không kính. Cho dù bom đạn tàn phá, thời tiết khắc nghiệt trên đường trường sơn.  Họ vẫn ngang tàn, hiên ngang, ung dung ngồi trên những chiếc xe không kính tiến về phía trước

- “Ung dung buồng lái ta ngồi”, “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Gợi sự lãng mạn của người lính các anh bằng một cái nhìn. Họ là những thanh niên trẻ trung vui tính, bay bổng “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”.

=> Tác giả Phạm Tiến Duật đã sử dụng những từ ngữ vui tươi, đầy trẻ trung, mang đậm sự ung dung, pha chút ngang tàn của những người lính lái xe trẻ tuổi đầy nhiệt huyết

Điểm giống nhau và khác nhau giữa hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

Giống nhau

- Những người lính ra đi cùng chung mục đích và lý tưởng cho nền độc lập của đất nước.

- Có tinh thần lạc quan, kiên cường, ung dung vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

- Dũng cảm, mạnh mẽ không sợ hãi, mặc dù cái chết lúc nào cũng ở trước mặt.

- Tình cảm đồng chí, tình đồng đội gắn bó thật sâu sắc, bền chặt.

Khác nhau

- Người lính trong bài “Đồng Chí” của Chính Hữu mang vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, khó  khăn, Họ là những người nông dân nghèo khó trong thời kháng chiến chống Pháp.

- Người lính trong bài “Bài thơ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật mang vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàn, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Họ là những người trí thức và học vấn, được giác ngộ về tinh thần yêu nước và lên đường chinh chiến với lý tưởng cao cả vì miền nam thân yêu

Kết bài

- Nêu cảm nhận về hình ảnh người lính trong cả hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 

- Liên hệ về trách nhiệm của thế hệ trẻ sau này trong công cuộc giữ gìn đất nước.

Xem nhiều