Dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc Lược Ngà ngắn gọn mẫu số 1
I) Mở bài :
- Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn về tình cha con sâu nặng.
- Với nhân vật chính là bé Thu – một cô bé đã phải lớn lên trong một gia đình vắng bóng người cha.
II) Thân bài:
+ Luận điểm 1 : bé thu trong những ngày đầu gặp cha
_ Luận cứ 1: lúc mới gặp cha
- Xa lạ, giật mình, đôi mắt tròn nhìn ngơ ngác , rất lạ lùng.
- Mặt tái đi, hoảng sợ, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”.
=> Sự lạ lẫm, hồn nhiên ngây thơ , ngạc nhiên đầy sợ hãi.
_ Luận cứ 2 : những ngày ông Sáu ở nhà
- Ông Sáu càng muốn gần gũi để vỗ về thì lại càng đẩy ra.
- Không chịu gọi ông Sáu là ba, mà chỉ xem như người lạ.
- Không chịu gọi ba vào ăn cơm , mặc cho má giận nó chỉ nói trống không
- Nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trống không
- Được ông Sáu gắp trứng vào bát nhưng lại hất tung ra , ông sáu không kìm được bực tức liền đánh nhưng không khóc rồi chạy sang nhà ngoại.
=> Thể hiện sự bướng bỉnh mạnh mẽ, rất cá tính
+ Luận điểm 2 : khi bé thu đã nhận ra cha mình
- Nhận ra tình cảm cha con, sự vất vả của cha, lòng vô cùng ân hận.
- Không còn bướng bỉnh, cáu kỉnh và lạnh lùng.
- Hôn khắp người ông, tình cảm yêu thương và nỗi nhớ bao năm xa cách ôm chặt không cho cha đi.
=> Lòng thương yêu cha vô bờ bến , biết sự hối hận về những việc mình đã làm.
III) Kết bài :
- Bé Thu tuy có nhiều tính cách khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn là một cô bé rất yêu thương cha.
- Bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu sâu sắc, tác giả đã đem đến người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động.
Lập dàn ý về nhân vật bé Thu chi tiết mẫu số 2
a) Mở bài
+ Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản phim nổi tiếng.
+ Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" (1966) được tác giả viết khi đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, nội dung kể về câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh.
+ Bé Thu là nhân vật chính trong tác phẩm với những nét tính cách vô cùng đáng yêu, cá tính, là biểu tượng cho tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.
b) Thân bài
* Khái quát về tác phẩm
- Tình huống truyện:
+ Cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách: hai cha con chỉ biết nhau qua tấm hình, trong lúc người cha ở chiến trường về mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba nhưng không được, đến lúc người cha gần đi thì người con nhận ra và biểu lộ tình cảm
+ Trở lại đơn vị, người cha dồn tất cả tình cảm yêu thương và nỗi nhớ của ông vào việc làm cây lược ngà tặng con, chiếc lược chưa kịp trao cho con thì ông đã hy sinh trong một trận càn lớn của Mỹ - Ngụy.
- Cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ lúc bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh của người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Tám năm xa cách đã trở thành bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà
* Bé Thu trong ngày đầu gặp cha
- Khi mới gặp, ông Sáu đưa tay ra đón Thu:
+ Thu hoảng sợ, đã giật mình, đôi mắt tròn nhìn có vẻ ngơ ngác, lạ lùng, mặt tái đi
+ Khi thấy ba em thấy lạ bỏ chạy vụt vào trong nhà và cầu cứu má
-> Bé hồn nhiên, ngây thơ cảm thấy lạ lẫm pha chút sợ hãi.
=> Thu không chấp nhận đấy là sự thật vì người ba mà thu được xem trong ảnh không giống như ông Sáu ở ngoài đời
* Bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà
- Khi ba muốn gần gũi thân thiết và vỗ về thì bé Thu né tránh, xem ông Sáu như người xa lạ
- Thu sợ hãi quyết không chịu gọi ông là ba, nói trống không, như không quen biết, bất chấp sự trách móc của mẹ.
- Lúc Thu phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình, con bé tự xoay sở cũng không chịu nhờ ông Sáu. Thậm chí Thu còn coi ông như người xa lạ "người ta".
- Khi ông Sáu gắp cho Thu miếng trứng cá, nó tránh liền hất ra, làm đổ cả bát cơm.
- Ông Sáu bực tức không kìm nén được nỗi đau khổ nên đánh nó, Thu lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.
=> Phản ứng của bé Thu rất quyết liệt, thể hiện sự bướng bỉnh, rất ngang ngạnh và cũng rất cá tính.
* Bé Thu khi nhận ra cha
- Khi Thu bỏ sang nhà bà ngoại, bé được ngoại giải thích, và kể cho bé vì sao ba lại có vết thẹo dài đó. Cuộc sống của ba vất vả, gian khổ và chính vì chiến tranh đã khiến cho ba có một vết thương như thế.
-> Cô bé đã vô cùng buồn bã và áy náy vô cùng, nằm trằn trọc mãi không ngủ được, “nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn…”.
- Bé Thu đã thay đổi thái độ hoàn toàn trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người trong gia đình
+ Không còn thái độ bướng bỉnh và lạnh lùng hay nhíu mày cau có như trước
+ "vẻ mặt nó sám lại buồn rầu... nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa".
+ Khi bé thấy cái nhìn buồn bã và trìu mến của ba, đôi mắt nó bỗng trở thấy xôn xao.
-> Đó chính là cái xôn xao của sự đồng cảm cha, con. Nó đã nhận ra được sự tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba.
- Khi ông Sáu cất lời từ biệt:
+ Con bé bỗng cất lên tiếng gọi ba cảm thấy xé lòng - tiếng gọi ba bị kìm nén trong suốt tám năm, tiếng gọi chất chứa bao nhiêu tình cảm yêu thương và nỗi nhớ thắm thiết.
+ "Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”
+ Nó "ôm chặt lấy cổ ba", "nói trong tiếng khóc" Thật cảm động và lưu luyến không muốn rời xa ba.
+ Nó khóc nức nở như không muốn rời xa, ôm chặt rồi hôn ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả lên vết thẹo của ba.
-> Tiếng khóc của bao năm xa cách cũng vừa là tiếng khóc của sự ân hận, và là tiếng khóc của tình yêu thương, nỗi nhớ nhung
=> Dường như mọi khoảng cách lúc này giữa hai cha con đã bị xóa bỏ. Cô bé không giấu giếm tình cảm yêu thương và nỗi nhớ của mình dành cho ba, nó lo sợ ba sẽ đi mất, tìm mọi cách để giữ ba ở lại.
=> Tình cảm yêu thương đầy sức mãnh liệt Thu dành cho ba đã khiến cho mọi người xung quanh đều cảm thấy xúc động.
* Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Tạo dựng tình huống truyện đầy bất ngờ và hết sức éo le
- Lựa chọn thời gian ngắn ngủi ba ngày để tạo độ nén về thời gian, độ căng của cảm xúc;
- Miêu tả tâm trạng nhân vật qua từng cử chỉ, hành động và lời nói để thể hiện sự quan sát tỉ mỉ cũng như hiểu tâm lý về trẻ thơ của nhà văn.
- Nghệ thuật liệt kê được sử dụng hiệu quả.
c) Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của truyện, của hình ảnh nhân vật.
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu.