Dàn ý cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân

Phân tích đoạn trích Cảnh ngày Xuân để làm rõ nhận định Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp...

Dàn ý cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân chi tiết mẫu 1

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân

Giới thiệu về bức tranh thiên nhiên trong “Cảnh ngày xuân”: Đoạn trích” Cảnh ngày xuân” là một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, đẹp đẽ và có hồn nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

2. Thân bài

– Vẻ đẹp bình yên của ngày xuân trong trẻo đến lạ thường trong buổi sáng bình minh:

+ Cánh én đưa thoi gợi lên cảnh ngày xuân thật trong trẻo, ấm áp bởi ánh sáng hồng rực rỡ của mùa xuân 

+ Cỏ non xanh gợi lên không gian khoáng đạt kéo dài tận chân trời

+ Hoa lê trắng tinh khiết gợi lên sự trong trẻo, thanh khiết giữa nền xanh của lá

→ Cảnh xuân như thật nhẹ nhàng, nhưng lại căng tràn sức sống gợi cảm, thiên nhiên của ngày xuân khoáng đạt, tinh khôi.

– Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân khi chiều về:

+ Ánh mặt trời dần buông xuống, không gian như bị thu hẹp như mang chút buồn nhè nhẹ

+ Dòng nước uốn quanh, chảy chậm gợi lên tâm trạng như nuối tiếc, lưu luyến 

+ Phong cảnh” thanh thanh” gợi lên ánh sáng nhạt màu đã gần về đêm

→ Thiên nhiên với cảnh vật tĩnh lặng, buồn vắng cùng nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng,nuối tiếc của lòng người

3. Kết bài

Tác giả đã sử dụng những ngôn ngữ và hình ảnh quen thuộc để miêu tả cảnh ngày xuân thật sống động, kết hợp với nhiều tính từ, từ láy và các danh từ để tả cảnh vật theo trình tự thời gian. Cho người đọc thấy được bức tranh xuân hiện ra đẹp đẽ và có nhiều xúc cảm.

Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong Cảnh Ngày Xuân mẫu số 2

I. MỞ BÀI.

Nguồn cảm hứng sáng tác từ thiên nhiên là vô cùng tận. trong tác phẩm truyện kiều của nhà văn nguyễn du hình ảnh bức tranh thiên nhiên như là một tâm hồn, một nhân vật của tác phẩm và đoạn trích cảnh ngày xuân đã miêu tả rõ ràng và chân thực nhất về hình tượng ấy 

II. THÂN BÀI

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Đây là đoạn trích ở phần đầu của tác phẩm, họ đang sống những ngày tháng êm đềm. Nhân tiết Thanh minh  chị em Thúy Kiều đi trẩy hội.

Đoạn trích gồm mười tám câu, bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh đẹp ngày xuân, tám câu tiếp theo tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh, sáu câu cuối tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.

2. Cảm nhận

 Hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa gợi nên không gian mùa xuân khỏe khoắn và mạnh mẽ

“Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” gợi lên cảnh ngày xuân tươi đẹp đã trôi qua và bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

“Cỏ non xanh tận chân trời” gợi lên bức tranh thiên nhiên tươi mát bởi màu xanh non của thảm cỏ trải rộng bao la 

Trên nền xanh tươi, trong trẻo đã xuất hiện một vài bông hoa lê trắng tinh khôi. Ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội họa phương Đông để gợi lên vẻ sinh động, hài hoà.

→ Nguyễn Du cho người đọc thấy được cảnh ở hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Với sắc trắng của hoa lê hòa hợp cùng màu xanh non của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của ông.

Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ và du xuân trong tiết Thanh minh. 

Tác giả đã sử dụng những ngôn từ và kết hợp nhiều từ ghép, động từ, danh từ, tính từ để gợi lên không khí rộn ràng, nhộn nhịp của lễ hội của ngày xuân như yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. 

Những câu thơ tiếp theo ở đây tác giả sử dụng cụm từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết.

Tác giả đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh thiên nhiên để diễn tả những tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến và dự cảm về những sự việc sắp xảy ra của người thiếu nữ

III. KẾT LUẬN

Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 

Lập dàn ý cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài Cảnh ngày Xuân bài mẫu số 3

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”

– Giới thiệu sơ lược về trích đoạn “Cảnh ngày xuân”

2. Thân bài

a. Khung cảnh mùa xuân thông qua bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích

– Khung cảnh ngày xuân được làm nổi bật qua hình ảnh “con én đưa thoi”

+ Gợi cảnh đẹp quen thuộc của mùa xuân trong trẻo và ấm áp

+ Gợi thời gian trôi nhanh cùng những bước đi 

– Bức tranh mùa xuân giàu chất tạo hình được tác giả thông qua:

+ Màu sắc xanh tươi của cỏ non đến “tận chân trời” gợi lên một không gian rộng lớn, khoáng đạt, trong trẻo

+ Sắc trắng của một vài bông hoa lê tác giả đã sử dụng bút pháp chấm phá gợi lên sự trong trẻo, tinh khôi

b. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh

– lễ hội ở mốc thời gian “tiết tháng ba” là ngày tảo mộ, tưởng nhớ những người trong gia đình đã mất, thắp hương và dọn dẹp sạch sẽ

– Tác giả sử dụng nhiều ngôn từ, để miêu tả cảnh lễ hội hiện lên với sự đông vui, tưng bừng, náo nhiệt, rộn ràng, náo nức

+ Các danh từ “yến anh”, “chị em”, “tài tử”, “giai nhân” gợi lên ngày hội đông vui, náo nhiệt

+ Các động từ “sắm sửa”, “dập dìu” gợi lên không khí của ngày hội nhộn nhịp, náo nhiệt

+ Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên tâm trạng háo hức

+ Hình ảnh so sánh “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi sự đông đúc,nhộn nhịp

c. Cảnh hai chị em Thúy Kiều trở về sau lễ hội

– Dòng thời gian và nhịp thơ chững lại, và khoan thai khi miêu tả:

+ Mặt trời ngả bóng xuống

+ Con người thơ thẩn bước chân ra về 

+ Dòng nước cũng chảy chậm lại 

– Tác giả đã sử dụng hàng loạt từ láy như “tà tà”, “thanh thanh”, “nho nhỏ”, nao nao”

+ gợi lên sự vắng lặng của thời gian, không gian và cảnh vật, con người cũng trở lên vắng vẻ 

+ Đồng thời tác giả cũng sử dụng bút pháp “tả cảnh ngụ tình”.

→ Gợi lên sự tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của lòng người và cảnh vật tĩnh lặng, buồn vắng 

3. Kết bài

Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

Dàn ý về thiên nhiên trong Cảnh Ngày Xuân mẫu 4 

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều:

+ Nguyễn Du (1766 1820), không chỉ là một đại thi hào mà ông còn là tác giả lớn của nền văn học Việt Nam.

+Truyện Kiều là tác phẩm thơ nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du.

+ Đoạn trích này tả cảnh ngày xuân là một trong những đoạn trích miêu tả cảnh thiên nhiên trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.

II. Thân bài

1. Khung cảnh mùa xuân

- Không gian trong trẻo, và tràn đầy sức sống cho những “ con én đưa thoi ”

+ Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi.gợi lên thời gian của mùa xuân trôi mau 

+ Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian thoáng đãng và tràn đầy sức sống

+ Cành lê trắng: gợi sự một mùa xuân tinh khiết, trong trẻo.

→  thuật bút pháp, từ ngữ gợi hình để miêu tả cảnh ngày xuân hiện lên thật tinh khôi và tràn đầy sức sống.

2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

- Lễ tảo mộ: ngày tựu trung mọi người đến  thắp hương và viếng phần mộ của người thân

dọn dẹp, sửa sang, sạch sẽ 

- Hội đạp thanh.

- Trong 4 câu thơ đầu tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả:

+ Gần xa, nô nức (tính từ) gợi tả người đi xem hội có tâm trạng náo nức.

+ Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ) gợi tả sự đông vui náo nhiệt của ngày hội 

+ Sắm sửa, dập dìu (động từ): gợi tả không khí náo nhiệt, rộn ràng, nhộn nhịp.

→ cảnh lễ hội không khí nhộn nhịp, rộn ràng, náo nức, cùng với những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ cảnh ngày xuân

3. Cảnh chị em Thúy Kiều ra về

- Bóng ngả về tây: gợi lên sự vắng lặng của thời gian, không gian đã chuyển chiều tối.

- Cảnh vật và người cũng trở nên vắng vẻ

- Từ láy: thanh thanh, nao nao, thơ thẩn.

Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc và dự cảm một điều không may sắp xảy ra.

III. Kết bài

- Nội dung: miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng của nhân vật

Xem nhiều