Dàn ý cảm nhận tình bà cháu trong bài thơ Bếp Lửa ngắn gọn mẫu số 1
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Bằng Việt và tác phẩm Bếp lửa
- Dẫn dắt về tình cảm bà cháu thiêng liêng & cảm động
II. Thân bài:
1. Hình ảnh bếp lửa nơi xứ người gợi lên nỗi nhớ bà, nhớ quê hương
- Dòng hồi tưởng về bà, về tuổi thơ được khơi gợi từ hình ảnh thân thương- bếp lửa
+ Hình ảnh người bà vô cùng nhân hậu với tấm lòng của tác giả chợt ùa về trong tiềm thức khi nhìn thấy bếp lửa
+ Bếp lửa được nhóm lên trong lòng người xa xứ và đã thức tỉnh dậy nỗi niềm nhớ thương về người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó, vất vả sớm hôm
- Bếp lửa gợi lại nhiều kỉ niệm đẹp ấm áp, êm đềm của tuổi thơ khi bên cạnh bà
+ Tuổi thơ của cháu là chuỗi ngày dài thiếu thốn nhưng bên cạnh cháu có bà, cuộc sống của cháu luôn trở nên hạnh phúc và tràn ngập tình yêu thương
+Hình ảnh bếp lửa, là hồi ức về người bà đã gợi lên hình ảnh hai bà cháu cùng gắn bó và chia sẻ tình cảm nồng ấm bên nhau suốt 8 năm trời.
- Bà luôn ân cần và đảm nhiệm vai trò thay cha, mẹ chăm sóc cháu, bà dành tình cảm, tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần cho cháu của bà
+ Bà trở thành chỗ dựa vững chắc cho cháu, bà dành hết tình cảm của mình để lấp đầy những thiếu thốn về vật chất, tinh thần với đứa cháu
+ Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, bà bình tĩnh, vững lòng, để làm chỗ dựa và tạo niềm tin cho con cháu
2. Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình tượng bếp lửa
- Từ những hoài niệm về bà, người cháu suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời bà
+ Hình ảnh của bà luôn gắn chặt với hình ảnh bếp lửa một hình ảnh thật ấm áp, thân quen trong cuộc sống hàng ngày
+ Trong lòng bà luôn có một “ngọn lửa” “ủ sẵn”, Gợi lên ngọn lửa của niềm tin, hy vọng, ý chí, kiên cường và khát vọng sống
+ Ngọn lửa đó đã thắp sáng lên niềm tin yêu, hy vọng và nghị lực sống tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp cho đứa cháu
- Hình ảnh người bà chịu thương, chịu khó và tần tảo sớm khuya, là người đã thắp lửa, giữ ngọn lửa ấm để truyền tới thế hệ trẻ mai sau
+ Mặc dù cuộc đời bà trải qua “nắng mưa” lận đận, vất vả nhưng bà luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và dành những điều tốt đẹp cho con cháu
+ Động từ “nhóm” được lặp lại nhiều lần khẳng định bà chính là người đã khơi dậy những giá trị tốt đẹp của cuộc sống trong cuộc đời mỗi con người. Bà đã truyền ngọn lửa, hơi ấm tình người, là nguồn động lực khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương ruột thịt và sự cảm thông cùng chia sẻ cho nhau
- Khổ thơ cuối là lời tự bạch của người cháu khi trưởng thành, xa quê
+ Dù xa quê hương, xa bà nhưng người cháu vẫn luôn nhớ về bà với niềm yêu thương, sự biết ơn vô hạn của bà dành cho cháu
3. Nghệ thuật:
- Mạch cảm xúc xen với lời kể, cùng hình ảnh thơ lan tỏa hiện lên rõ nét đã để lại dấu ấn sâu đậm về người bà
- Điệp từ “một ngọn lửa” nhấn mạnh vào tình yêu thương cũng như tấm lòng nhân hậu của bà dành cho cháu
III. Kết bài: Khẳng định phẩm chất đáng quý của bà và tình bà cháu thiêng liêng, cao đẹp
Lập dàn ý tình bà cháu trong bài thơ Bếp Lửa mẫu số 2
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỷ niệm và mơ ước của tuổi trẻ.
Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1913 khi tác giả còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô.
Chủ đề: Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía.
2. Thân bài
a. Những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu:
* Dòng hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp: Bếp lửa.
- Bếp lửa “chờn vờn sương sớm”.
- Bếp lửa “ấp iu”
- Điệp từ “một bếp lửa” với từ láy “chờn vờn, ấp iu” Đã gợi lên hình ảnh sống động, lung linh, huyền ảo của bếp lửa gần gũi cũng như thân thuộc hàng ngày trong mỗi gia đình người Việt Nam.
* Từ đó, bài thơ gợi lại những kỷ niệm tuổi ấu thơ bên người bà:
- Tuổi thơ nhiều thiếu thốn tình cảm của cha, mẹ, gian khổ, nhọc nhằn
+ “Đói mòn đói mỏi”
+ “Bố đi đánh xe...”
+ “Mẹ cùng cha công tác bận không về...”
- Tuổi thơ của cháu luôn được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà dành cho cháu
+ “Bà hay kể chuyện...”
+ “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe”.
+ “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
+ “Bà dặn cháu đinh ninh...”
⇒ Bà là sự kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy để dạy cháu khôn lớn và trưởng thành
- Kỷ niệm tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa và bà gợi một hình ảnh thật ấm áp, thân quen trong cuộc sống hàng ngày
- Bếp lửa và tình bà cháu thật ấm áp và gần gũi gợi lên nỗi nhớ khắc khoải như tiếng chim tu hú.
- Trong dòng hồi tưởng về quá khứ, dù xa quê hương, xa bà cháu luôn nhớ về bà với nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng
b. Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa:
* Suy ngẫm về cuộc đời bà:
- Bà tần tảo, giàu đức hi sinh:
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm......................tuổi thơ
- Điệp từ nhóm + từ “nhóm” được diễn tả nhiều lần gợi những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà dành cho cháu
+ Bà là người nhóm lửa cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng, và là tấm gương tỏa sáng trong lòng cháu
+ Bà nhóm bếp lửa mỗi buổi sớm mai là nhóm lên niềm tin, yêu thương, niềm vui và niềm hy vọng trong lòng người cháu.
- Từ “Bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát mang một vẻ đẹp ấm cúng để sưởi ấm trong lòng
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
- Điệp ngữ + chuyển đổi hình ảnh liên tưởng tự nhiên từ bếp lửa bà nhen ngọn lửa để truyền sức sống, lòng yêu thương, niềm tin hy vọng cho cháu
- Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và là người truyền lửa, ngọn lửa của sự sống, niềm tin yêu, hy vọng cho các thế hệ mai sau
* Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa Bếp lửa ấm cúng, kỳ lạ và thiêng liêng:
- Bếp lửa cụ thể bà nhen mỗi sớm.
- Bếp lửa đã trở thành biểu tượng của tình yêu thương, tạo lên sức sống và niềm tin. Ngọn lửa đó tỏa sáng mãnh liệt để nâng bước ta đi trên con đường tới tương lai.
- Bếp lửa là hình ảnh hình ảnh thân quen của quê hương, của đất nước trong lòng người đi xa. Một truyền thống đạo lý tốt đẹp hướng con người ta trở về với cội nguồn
3. Kết bài
- Tác giả đã rất thành công trong việc sáng tạo một hình tượng vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa.