Dàn ý cảm nhận khổ 4 5 6 bài thơ Bếp Lửa ngắn gọn
Mở Bài: – Giới thiệu về tác giả Bằng Việt và bài thơ ” Bếp lửa”
Thân Bài: – Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
– Dẫn dắt và khái quát các khổ thơ trước để dẫn ra khổ thơ cần phân tích
– Cảm nhận khổ thơ : Khổ 5, khổ 6 : Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa
* Suy ngẫm về cuộc đời bà
– Bếp lửa luôn gắn bó những kỉ niệm đẹp, với hình ảnh người bà
+ Bếp lửa sự kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa, ngọn lửa mang tình yêu thương, sự hy sinh cao cả luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” Gợi sự tình yêu thương ấm áp và tình thương bao la mà bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều lương thiện tốt đẹp đối với đứa cháu
→ Hình ảnh yêu thương của bà trong lòng cháu là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin và sức mạnh tới thế hệ mai sau
– Sự tần tảo, đức tính hy sinh của bà được tác giả thể hiện: “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: sự chiêm nghiệm của cháu về cuộc đời vất vả sớm khuya của bà không biết đến bao giờ
+ Cuộc đời bà đầy khó khăn, lận đận, gian truân, vất vả đã trải qua bao nhiêu ngày nắng mưa, bão bùng tưởng như không bao giờ dứt
+ Điệp từ “nhóm” lặp lại bốn lần: người bà có tấm lòng cao cả đã nhóm lên, khơi dậy tình yêu thương,niềm tin, hy vọng và giá trị tốt đẹp trong lòng người cháu
– Hình ảnh bếp lửa là kết tinh thành ngọn lửa chất chứa đầy niềm tin yêu và hy vọng của bà
+ “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa” : người cháu như phát hiện ra điều kỳ diệu giữa cuộc sống đời thường và thấm nhuần được tình yêu thương và đức tính hi sinh cao cả của bà
Kết Bài : – Khẳng định giá trị của bài thơ
– Khẳng định tình cảm bà cháu cao đẹp trong cuộc sống.