Dàn ý khổ 3 bài thơ Bếp Lửa ngắn gọn bài mẫu 1
I. Mở bài
• Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm đẹp và ước mơ tuổi trẻ.
• Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 khi tác giả là du học sinh Liên Xô.
• Giới thiệu đoạn trích: Ba khổ thơ cuối nói lên những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa và nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà của người cháu xa quê.
II. Thân bài
1. Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa
- Hình ảnh bếp lửa với những kỉ niệm, luôn gắn với hình ảnh người bà.
• Hình ảnh bếp lửa là sự kết tinh trong hình ảnh của ngọn lửa: ngọn lửa của tình yêu thương, sự hy sinh cao cả luôn ủ sẵn trong lòng bà để thắp sáng lên niềm tin, hy vọng, ý chí.
“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
• Điệp ngữ “một ngọn lửa” gợi lên tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều tốt đẹp và lương thiện đối với cháu.
=> Hình ảnh người bà trong lòng cháu là người thắp ngọn lửa, giữ lửa và truyền sức mạnh, truyền niềm tin và sức sống tới thế hệ con cháu
- Sự tần tảo, vất vả và sự hy sinh của bà thể hiện: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: sự hồi tưởng của cháu về cuộc đời bà.
• Cuộc đời của bà đầy những khó khăn, vất vả, lận đận sớm hôm trải qua bao nhiêu nắng mưa để chăm sóc cháu
• Điệp từ “nhóm” lặp lại nhiều lần gợi lên ngọn lửa trong bà đã nhóm lên, khơi dậy những yêu thương, niềm tin ký ức và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu
- Bếp lửa đã kết tinh thành hình ảnh ngọn lửa chất chứa bao nhiêu niềm tin và hy vọng của bà dành cho cháu. Bếp lửa đã cho người cháu như phát hiện ra điều kỳ diệu xảy ra trong cuộc sống đời thường “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa”: cháu thấm nhuần được tình yêu thương bao la và đức hi sinh của bà.
2. Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
- Dù xa quê hương, cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ bến của bà.
- “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: Gợi lên niềm tin dai dẳng và nỗi nhớ khôn nguôi luôn thường trực trong lòng người cháu;
=> Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo hình ảnh Bếp lửa, một hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu.
- Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa sâu sắc thầm kín về những điều thân thiết của tuổi thơ của mỗi người đều có sức tỏa sáng, tình yêu thương và lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, quê hương.
III. Kết bài
• Ba khổ cuối bài thơ “Bếp lửa” mang một ý nghĩa triết lý sâu sắc: về hình ảnh người bà như một hình ảnh truyền thống làm bước đệm vững chắc nâng bước con người trong hành trình dài rộng của tương lai, cuộc đời.
• Tình cảm gia đình là cơ sở vững chắc để làm nền tảng cho tình yêu quê hương đất nước.
Dàn ý khổ 3 bài thơ Bếp Lửa chi tiết mẫu số 2
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
+ Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ của ông rất mượt mà và trong trẻo, khai thác được nhiều kỉ niệm đẹp và ước mơ tuổi trẻ.
+ Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 khi tác giả là du học sinh Liên Xô.
+ 3 khổ thơ cuối gợi lên những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa và nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà của người cháu xa quê.
2. Thân bài
Tuổi thơ của cháu hàng ngày gắn liền với hình ảnh bếp lửa, với bà cùng những năm tháng khó khăn, vất vả
a. Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa
* Suy ngẫm về cuộc đời bà
- Hình ảnh bếp lửa là những kỉ niệm đẹp của cháu luôn gắn với hình ảnh người bà
+ Hình ảnh bếp lửa là sự kết tinh của hình ảnh ngọn lửa: ngọn lửa cháy mãnh liệt của tình yêu thương, sự hy sinh cao cả luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí, nghị lực
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” được nhấn mạnh thể hiện sự tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu, người bà đã nhen nhóm những điều tốt đẹp, cho cháu niềm tin yêu vào cuộc sống
→ Hình ảnh người bà trong lòng cháu như là một người luôn thắp sáng ngọn lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, hy vọng và sức sống mãnh liệt trong lòng cháu
- Sự tần tảo sớm khuya và đức tính hy sinh của bà được tác giả thể hiện: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: sự chiêm nghiệm của cháu về cuộc đời bà
+ Cuộc đời bà đầy những khó khăn, gian truân, vất vả, lận đận sớm khuya trải qua bao nhiêu ngày nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt
+ Điệp từ “nhóm” lặp lại nhiều lần: gợi lên người bà đã nhóm lên ngọn lửa và khơi dậy những yêu thương, ký ức tuổi thơ và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu
- Hình ảnh bếp lửa là sự kết tinh thành ngọn lửa chất chứa nhiều niềm tin, hy vọng của bà dành trọn cho cháu
+ “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa”: người cháu như phát hiện ra điều kỳ diệu giữa cuộc sống đời thường và thấm nhuần được tình yêu thương cao cả và đức tính hi sinh của bà.
b. Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
- Khi cháu xa quê hương, nhưng cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ bến của bà dành trọn cho cháu
- Câu cuối “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” : gợi niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ người bà luôn thường trực trong lòng người cháu
=> Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng: bếp lửa.
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu;
- Bài thơ chứa đựng triết lý và ý nghĩa thầm kín và những điều thân thiết của ký ức tuổi thơ trong lòng người cháu luôn tỏa sáng, nâng đỡ người cháu trong hành trình cuộc đời, tình yêu thương và lòng biết ơn của cháu với bà
3. Kết bài:
- Ba khổ cuối bài thơ Bếp lửa mang một ý nghĩa sâu sắc về hình ảnh người bà chịu thương, chịu khó vất vả sớm khuya. Một hình ảnh truyền thống, là bước đệm vững chắc nâng bước người cháu trong hành trình dài rộng của tương lai
- Tình cảm của bà dành cho cháu là cơ sở vững chắc để làm nền tảng cho tình yêu quê hương đất nước.