Mở Bài
Chính Hữu là nhà thơ quân đội. ông sống và viết xuyên suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc nên những sáng tác của ông tập trung chủ yếu vào đề tài người lính và chiến tranh. Thơ ông mang đậm chất liệu của hiện thực cuộc sống.
Giới thiệu tác phẩm :Bài thơ "Đồng chí"được sáng tác vào đầu xuân năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đã viết rất chân thực, cảm động về tình đồng đội, đồng chí cao quý của các anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp và trở thành một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về đề tài này.
Giới thiệu đoạn trích: Đoạn thơ “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/.. ./Đầu súng trăng treo" thể hiện rất rõ nội dung đó.
Thân bài:
3 câu cuối – bức tranh trước giờ chiến đấu
Hình ảnh những người lính được miêu tả trên khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt
+ Thời gian: đêm tối, lạnh lẽo, cô quạnh
+ Không gian: "Rừng hoang sương muối" Gợi không gian mênh mông, hoang sơ, lạnh lẽo và vắng vẻ
Các anh cùng nắm chắc tay súng “chờ giặc tới" Gợi lên tư thế chủ động, đầy tự tin, sẵn sàng chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của Tổ Quốc và tự do của dân tộc.
Các anh đoàn kết và cùng chung mục đích bởi họ có tình đồng đội "đứng cạnh bên nhau".
Tình đồng đội, tình đồng chí của các anh thật cao đẹp, đã giúp họ tự tin, bình tĩnh, chủ động đối diện với kẻ thù và vượt qua tất cả.
"Đầu súng trăng treo"là một hình ảnh đặc sắc gợi lên một hình ảnh rất thực mà Chính Hữu đã nhận ra trong suốt những đêm phục kích chờ giặc. Đó cũng là một hình ảnh giàu chất biểu tượng:
+Súng là biểu tượng cho chiến tranh, sự khốc liệt, cũng là biểu tượng cho lý tưởng và nhiệm vụ của người lính.
+Trăng hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp mơ mộng, lãng mạn
=> Kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, tác giả đã vẽ nên một bức tranh mộc mạc, giản dị, đơn sơ về người lính. Trong không gian mênh mông, bát ngát của rừng khuya, vầng trăng bất ngờ xuất hiện, chơi vơi trên đầu ngọn súng. Người lính cũng là người nghệ sĩ đầy chất thơ, bình dị mà đẹp đẽ. Hai hình ảnh súng và trăng kết hợp tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính. Đó là vẻ đẹp mang cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất hiện thực và dạt dào cảm hứng lãng mạn.
c) Nghệ thuật
Bút pháp tả thực và nghệ thuật liệt kê đã vẽ nên bức tranh vô cùng chân thực về đời cuộc đời người lính trong thời kỳ chiến đấu chống Pháp.
-Thể thơ tự do, linh hoạt trong việc giãi bày, miêu tả.
Tạo dựng được hình ảnh có sức gợi, sức biểu tượng cao (nắm tay, đầu súng trăng treo).
Kết Bài
Đoạn thơ đã giúp ta hiểu và trân trọng tình đồng đội, đồng chí – đó là sự đồng cam cộng khổ, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, sẵn sàng động viên, tiếp sức cho nhau và cùng nhau chiến đấu vì lý tưởng chung.