Dàn ý cảm nhận khổ 3 4 bài thơ Ánh Trăng ngắn gọn mẫu số 1
I. Mở bài
• Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy, bài thơ Ánh trăng.
• Khái quát về nội dung chính của bốn khổ thơ cuối.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
• Đôi nét về hoàn cảnh sáng tác.
2. Phân tích bốn khổ thơ cuối
a. Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại
• Trong cuộc sống hiện tại nhà thơ đã hoàn toàn thay đổi: “Vầng trăng đi qua ngõ/như người dưng qua đường”.
• Tác giả đã lý giải về sự thay đổi của mình“Từ hồi về thành phố/quen ánh điện, cửa gương”
=> Vầng trăng đã bị lãng quên dù trăng đi qua ngõ mà nhà thơ vẫn dửng dưng vì không cần đến nó nữa, quên đi quá khứ
b. Khi gặp lại vầng trăng
• “Thình lình đèn điện tắt/phòng buyn đinh tối om/vội bật tung cửa sổ”: tình huống bất ngờ, vội vàng
• Tác giả sử dụng với 3 động từ: “vội, bật, tung” được đặt liền nhau nhằm diễn tả hành động khẩn trương hối hả khó chịu vì mất điện của tác giả để tìm nguồn ánh sáng.
• Từ “đột ngột” có vầng trăng to tròn, bỗng nhiên xuất hiện soi sáng vằng vặc giữa trời chiếu vào căn phòng tối om.
c. Cảm xúc suy nghĩ của tác giả
• Cử chỉ: Ngửa mặt lên nhìn trời
• Thái độ: có cái gì dưng dưng
=> Một tư thế tập trung mặt đối mặt nhìn trực tiếp ánh trăng với thái độ dửng dưng tâm trạng đầy xúc động, cảm xúc dâng trào, cảm động trong lòng tác giả khi gặp lại vầng trăng.
• Vầng trăng đã gợi nhớ cho tác giả nhớ về quá khứ. Đó là những kỉ niệm đẹp của những năm tháng gian lao, vất vả. Hình ảnh của ánh trăng là hình ảnh mang vẻ đẹp thiên nhiên, bình dị và hiền hậu: “như là đồng là bể/như là sông là rừng”.
• “Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ rất đẹp, trăng vẫn còn nguyên vẹn và tràn đầy thủy chung, nhân hậu.
• “ánh trăng im phăng phắc”: Đó là sự trách móc, thái độ im lặng nhắc nhở nhà thơ
• “đủ cho ta giật mình”: Nhà thơ chợt nhận thấy giật mình và nhận ra sự vô tình bạc bẽo về quá khứ, mà quen cách sống hiện tại, cái giật mình của sự ăn năn tự trách mình, tự thấy mình phải thay đổi.
• Tác giả muốn nhắc nhở con người không được quên quá khứ, phản bội lại quá khứ và thiên nhiên. Hãy trân trọng những quá khứ tốt đẹp của tuổi thơ
3. Nghệ thuật
• Bài thơ như một câu chuyện riêng có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
• Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ.
• Nhịp thơ khi thì tự nhiên nhẹ nhàng theo lối kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư.
III. Kết bài
• Khẳng định lại ý nghĩa của khổ thơ.