Dàn ý cảm nhận bức tranh giao mùa trong bài sang thu ngắn gọn mẫu số 1
1. Mở Bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Dẫn dắt 2 khổ thơ và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hai khổ đầu là bức tranh thu lúc giao mùa và những cảm xúc của nhà thơ trong thời khắc ấy.
2. Thân Bài Không phải là cây ngô đồng, báu trời "xanh ngắt mấy tầng cao",không phải những đóa cúc vàng ruộm hay những rặng liễu “đìu hiu đứng chịu tang",
a) Bức tranh thiên nhiên mùa thu
* Khổ 1 – Những tín hiệu báo mùa thu sang:
"hương ổi" là làn hương đặc biệt tượng trưng cho mùa thu miền Bắc, gợi những mùa ổi chín rộ. Đó là mùa thu của nhà thơ Hữu Thỉnh bước đến trong nhân gian
Động từ "phả"có nghĩa là hương ổi đang tỏa vào và trộn lẫn dường như đang ở độ đậm nhất, mùi thơm nồng quyến rũ và sánh quyện vào hương gió mùa thu, lan tỏa khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát.
"Sương" được tác giả nhân hóa thành "chùng chình qua ngõ" -những hạt sương nhỏ li ti rơi giăng mắc thành một làn sương nhẹ nhàng trôi, như đang "cố ý"chậm lại, thong thả, nhẹ nhàng, chầm chậm bước sang thu.
=> Khung cảnh thật lãng mạn, yên bình, chỉ có hương thơm, một chút gió lạnh và màn sương giăng mắc lỗi mà gần như không có âm thanh. Một không gian thơ mộng đậm chất thu của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
* Khổ 2 – Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:
Sang khổ 2, bức tranh thu dưới ngòi bút của Hữu Thỉnh chuyển sang những hình ảnh mở ra một không gian rộng, lớn. Dòng sông mùa thu vốn êm đềm, tĩnh lặng, được nhân hóa như một con người đang “dềnh dàng"-nhẩn nha, cố ý chậm lại để cảm nhận hương vị của mùa thu.
Không chỉ có dòng sông thu êm đềm mà còn có những cánh chim "bắt đầu vội vã"bay về phương Nam tránh rét. Những chú chim như có sự báo trước của cái se lạnh của mùa thu để tìm chỗ trú ẩn
Nhưng "những đám mây mùa hạ" thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu". Chữ "vắt" vẫn là ấn tượng nhất sự thật tinh tế, gợi cảm, khiến đám mây vốn mềm, mại, nhẹ nhàng như chiếc khăn voan của người thiếu nữ vắt lên bầu trời, làm nhịp cầu nối giữa mùa hạ và mùa thu.
=>Khoảnh khắc giao mùa hiện lên thật đẹp, lãng mạn, tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình.
b) Cảm xúc của nhà thơ
Ban đầu là sự ngỡ ngàng, bối rối: "bỗng", "hình như “ làm nhà thơ đã giật mình như thời gian trôi qua rất nhanh
"hình như “ trước sự hiện diện của mùa thu đến rất nhanh, không dám chắc chắn, vẫn còn hoài nghi. Đó cũng còn là cái ngỡ ngàng trước cái ngưỡng thu sang của đời người
Nhà thơ dùng tất cả các giác quan của mình để cảm nhận trọn vẹn nhất khí thu, vị thu trong khoảnh khắc giao mùa, từ khứu giác (hương ổi),xúc giác (gió se),thị giác (sương, dòng sông, cánh chim, đám mây).
=>Qua bài thơ ta đã cảm nhận được sự tinh tế, nét đẹp trong hồn thơ Hữu Thỉnh cũng như tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống của ông!
c) Nghệ thuật
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, lại độc đáo, mới lạ.
Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng.
Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ: nhân hóa, tương phản.
3. Kết Bài
-Với hai khổ thơ trên nói riêng và cả bài “Sang thu"nói chung, Hữu Thỉnh đã góp cho thơ thu Việt Nam một áng thơ thật đẹp. Đoạn thơ nói riêng và cả bài thơ nói chung đã cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế và ngòi bút tài hoa, sâu sắc của nhà thơ.
Dàn ý cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong bài thơ Sang thu mẫu số 2
I. Mở bài
– Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được ra đời năm 1978 sau khi đất nước ta giải phóng được 2 năm
– Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế về những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa
II. Thân bài
1. Giới thiệu vài nét về bài thơ “Sang thu”
– Bài thơ rút trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” (1991). Toàn bài gồm ba khổ thơ, diễn tả những biến chuyển rõ rệt nhẹ nhàng, chậm chạp của đất trời và những nghĩ suy của lòng người qua những cảm nhận tinh tế, từ những giác quan và những hình ảnh đẹp giàu sức gợi cảm.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa
– Bức tranh thiên nhiên của quê hương chuyển sang thu mang vẻ đẹp chân thực, bình dị, đơn sơ nhưng lại quen thuộc, dường như nó bừng lên khác lạ qua các tín hiệu chuyển mùa từ mơ hồ đến rõ nét trở nên kết đọng hơn, Từ hương ổi chín đến làn sương ngoài ngõ, ngọn gió se lạnh, xa nữa là dòng sông, cánh chim, áng mây… Từ những hình ảnh quen thuộc đã làm cho thiên nhiên sang thu của làng quê Bắc Bộ thật đẹp và giàu sức gợi cảm
– Bức tranh thiên nhiên lúc thu chớm về được cảm nhận: Bằng nhiều giác quan (khứu giác, xúc giác, cảm giác…) lý trí của tác giả tạo nên hương vị, đường nét, hình khối, và những chuyển biến tinh tế theo thời gian.
– Bằng sức sáng tạo của nhà thơ và nhiều hình ảnh thơ mới lạ đã gợi tả được những nét đặc trưng của khoảnh khắc chớm thu (gió heo may, sương khói…, hình ảnh đám mây gợi nhiều liên tưởng).
– Bằng những biện pháp nghệ thuật ngôn từ chính xác, tài hoa (các từ láy, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm) khiến cho bức tranh thu về thêm sinh động và tràn đầy sức sống
→ Bức tranh mùa thu đẹp hơn bởi nhà thơ có cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước những cảnh sắc thiên nhiên quê hương trong dòng chảy chầm chậm của thời gian.
– Bày tỏ cảm xúc, thái độ trước bức tranh thiên nhiên, đánh giá đoạn thơ và bài thơ
– Có thể so sánh với các sáng tác khác cùng đề tài để khẳng định ấn tượng, cảm xúc trước sự độc đáo của bài thơ trước một đề tài đã rất quen thuộc.
III. Kết bài
– Hình ảnh bài thơ tinh tế mang đậm vẻ “sang thu”, giàu sức biểu cảm lung linh, đa nghĩa, gợi chiều sâu suy nghĩ.
– Ngôn ngữ trong sáng giàu sắc thái biểu cảm. Cùng với các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, sử dụng từ láy đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ và sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, qua đó đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.