Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Tác giả: Phạm Tiến Duật
• Quê ở Thanh Ba, Phú Thọ, từng tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, đại học Sư phạm Hà Nội;
• Năm 1964, ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn
• Ông là gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước; giọng thơ rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc.
• Phạm Tiến Duật có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
• “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 được, in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”.
• Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thân bài: Cảm nhận về bài thơ về tiểu đội xe không kính
• Hình ảnh những chiếc xe không kính:
• “Trần trụi ” hình ảnh chân thực về những chiếc xe vận chuyển đạn dược, lương thực chạy dọc đường Trường Sơn, đã bị mưa bom, bão đạn nên vỡ hết kính
• Động từ “giật”, “rung” với sự lặp lại hai từ “bom” như đã khắc họa rõ nét về chiến tranh khốc liệt mà các chiến sĩ phải vượt qua
• => Những chiến sĩ đã phải ngày đêm vất vả trên chiếc xe không kính do chiến tranh tàn khốc
• Hình tượng người lính lái xe
• Hiên ngang, ung dung, kiên cường trước bom rơi,đạn lạc hiểm nguy
• “ung dung”: gợi sự bình tĩnh, tư thế tự do, hiên ngang, bất khuất không sợ chết
• -> Hình ảnh như nhấn mạnh hơn về vẻ đẹp của người lính cụ Hồ
• Chính là những phẩm chất tốt đẹp của những người lính dũng cảm, không ngại khó, ngại khổ, không chùn chân trước bom rơi, đạn lạc của kẻ thù -> họ đã làm chủ của những chiếc xe không kính
• “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” -> ánh nhìn lạc quan, của những người lính đầy quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thiếu thốn về vật chất.
• Những chiếc xe không kính mà người lính lái xe vẫn luôn lạc quan vượt qua nhiều khó khăn để đi tiếp
• Khó khăn, gian khổ, khốc liệt của những người lính trong chiến tranh tăng lên “xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”,... => Mặc dù có nhiều nguy hiểm khi lái những chiếc xe không kính, nhưng người lính cụ Hồ cũng không nề hà gì
• Người lính quen dần với gian khổ: “bụi phun tóc trắng như người già”, “mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”=> Hình ảnh nắng, mưa, bão, táp đã thành thói quen của các anh trong hành trình chiến đấu của họ -> dù khó, dù khổ, dẫu có gian nan vất vả cũng không ngừng tiến về phía trước.
• Giọng nói mạnh mẽ, ngang tàng “...ừ thì có bụi” -> Gợi sự cứng cỏi, mạnh mẽ đối mặt với khó khăn
• => Những khó khăn trong trận chiến không thể làm nhụt chí chiến đấu của người lính, nhưng càng khiến họ thêm phần bản lĩnh, rắn rỏi hơn bao giờ hết.
• Tinh thần đồng đội hồn nhiên, tươi vui, sôi nổi, hóm hỉnh với tình đồng chí thân thiết
• Tình đồng chí thân thiết đã gắn kết họ lại với nhau, thắp lên niềm tin, hy vọng, chiến thắng, luôn làm các anh mạnh mẽ đứng lên tiến về phía trước
• “ đã về đây họp thành tiểu đội”, “bắt tay qua cửa kính giữa trời” => sự gắn kết, của các đồng đội cùng nhau chiến đấu.
• Điệp từ “lại đi” Lời thơ tạo nhịp điệu của câu thơ, như cổ vũ tinh thần của tình đồng đội cùng đoàn xe sẽ tiếp tục đi
• Ý chí chiến đấu của họ thật mạnh mẽ, đầy quyết tâm tiến về miền Nam, thống nhất đất nước
• Ý chí chiến đấu sắt đá, kiên cường của người lính
• Điệp từ “không có” Gợi sự gia tăng tàn ác khốc liệt của chiến tranh
• Hình ảnh “có một trái tim” => Các anh quyết tâm tất cả vì miền nam, chỉ cần trái tim yêu nước này còn đập thì đoàn xe cứ thế nối đuôi nhau chạy
• Nghệ thuật đặc sắc
• Chất liệu, hình ảnh thơ hiện thực sinh động.
• Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính ngôn ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
• Nghệ thuật tu từ “điệp từ” nhấn mạnh ý chí chiến đấu của những người lính
• Nhịp thơ linh hoạt, mạnh mẽ
Kết bài: Tổng kết, mở rộng vấn đề
• Nét đẹp, duyên dáng, giàu sức gợi trong thơ của Phạm Tiến Duật
• Gợi nên bài học cho đoàn viên, thanh niên hiện nay về tình thần yêu nước, dũng cảm, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc; dù sống trong gian khổ vẫn luôn lạc quan, yêu đời.