Dàn ý cảm nhận 8 câu thơ giữa bài Cảnh Ngày Xuân mẫu số 1
Mở bài
- Giới thiệu 8 câu thơ giữa bài cảnh ngày xuân năm trong đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều.
- 8 câu giữa bài cảnh ngày xuân nằm ở phía sau đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều.
- Nội dung chính miêu tả cảnh đẹp ngày xuân và cảnh đi chơi của chị em Thúy Kiều.
Thân bài dàn ý cảm nhận 8 câu giữa cảnh ngày xuân
Khung cảnh mùa xuân đầy sức sống, sự tươi mới
- Tiết thanh minh, là mùa của lễ hội cảnh vật cây cối đâm chồi nảy lộc và con người cũng trở lên nhộn nhịp, tươi vui và náo nhiệt
- Cỏ non xanh gợi sự sinh sôi nảy nở, đâm chồi nảy lộc
- Cành lê trắng gợi sự tinh khiết của không gian ngày xuân.
=> Bức tranh của ngày xuân hiện lên đầy sức sống, với sự khoáng đạt, trong lành và tinh khiết.
Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh đầy âm thanh ồn ào, náo nhiệt
- Lễ tảo mộ: Sửa sang phần mộ và thắp hương cho người đã khuất, gợi lên đạo lý uống nước nhớ nguồn
- Hội đạp thanh: lễ hội xuân có nhiều trò chơi dân gian, người đi chơi hội đông vui, tấp nập
=> không khí của lễ hội sôi động, nhộn nhịp đầy sắc xuân, làm cho cảnh ngày xuân làng quê Việt Nam thêm náo nhiệt hơn
- Cảm nhận 8 câu thơ bài giữa ngày xuân với những từ ngữ mang tính gợi tả:
• Gần xa, nô nức: gợi tâm trạng háo hức, vui vẻ và nhộn nhịp
• Tài tử, giai nhân, yến anh ( tính từ): gợi lên sự náo nhiệt, đông vui và tấp nập
• Sắm sửa, dập dìu: gợi cảnh ngày xuân không khí nhộn nhịp đầy sôi động
=> Không khí cảnh ngày xuân với tiết thanh minh và lễ hội đầu năm vui tươi, nhộn nhịp nhưng cũng trang nghiêm, thành kính.
=> Đoạn thơ tác giả miêu tả du xuân của chị em Thúy Kiều, nhưng đồng thời giới thiệu cho người đọc thấy được nét đẹp văn hóa truyền thống dân gian.
=> Sự giao thoa giữa nét đẹp văn hóa của ngày xuân và lễ hội truyền thống dân gian nơi làng quê.
Cảnh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đi về trong tâm trạng bồi hồi, xao xuyến
- Cảnh vật và không gian bắt đầu trở nên yên tĩnh, quạnh hiu, sắp kết thúc một ngày lễ hội “ Bóng ngả về tây”
- Khung cảnh và con người trước khi sắp kết thúc lễ hội với tâm trạng, bâng khuâng, tiếc nuối “ thơ thẩn dan tay ra về”
=> Gợi lên sự luyến tiếc, bâng khuâng,buồn thương
=> Bức tranh cảnh ngày xuân về chiều đã bị tâm trạng của cảnh vật và con người chi phối, như dự cảm về một biến cố lớn sắp sửa xảy ra.
Đặc sắc nghệ thuật trong 8 câu thơ giữa đoạn trích cảnh ngày xuân
- Nghệ thuật bút pháp tả cảnh ngụ tình
- Nghệ thuật bút pháp chấm phá, dùng nhiều ngôn từ và cụm từ láy sắp xếp hợp lý gợi nhiều hình ảnh, giàu tính nhịp điệu trong từng câu thơ
- Diễn tả tâm trạng của cảnh vật và con người vô cùng tinh tế
Kết Bài
- 8 câu thơ đã cho ta thấy được đầy đủ tâm trạng của chị em thúy kiều và hình ảnh cảnh thiên nhiên như tâm trạng của chính con người
- Phải là một người tài giỏi, nhà văn Nguyễn Du mới viết lên một vài thơ hay đến vậy
Lập dàn ý cảm nhận 8 câu giữa bài Cảnh Ngày Xuân bài mẫu số 2
1. Mở bài
Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút tài hoa của mình với nghệ thuật phối sắc tài tình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả thể hiện tâm hồn con người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo hồn nhiên, với vẻ đẹp thiên nhiên qua trích đoạn cảnh ngày xuân
2. Thân bài
Mùa xuân là mùa có nhiều lễ hội diễn ra nhiều nhất, tác giả Nguyễn Du đã cho ra đời trích đoạn “Cảnh ngày xuân” đó là khung cảnh lễ hội tiết thanh minh, tám câu thơ tiếp theo tả cảnh Lễ hội đạp thanh tưng bừng, náo nhiệt
Bốn câu thơ đầu gợi một không gian thoáng đãng, ấm áp của mùa xuân, một màu trắng tinh khôi để lại dấu ấn trong lòng người đọc
Tác giả đã miêu tả về lễ nghi phong tục tập quán với lễ tảo mộ là truyền thống văn hóa tâm linh tri ân với người đã mất hướng về cội nguồn, tổ tiên. Và ”hội đạp thanh” là lễ hội du xuân có nhiều trò chơi dân gian vui chơi trên đồng cỏ xanh với những nam thanh nữ tú
Ở bốn câu thơ tiếp theo, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm như từ láy "nô nức”, ”dập dìu” ”sắm sửa” và từ ghép,“tài tử”, ”giai nhân”, “bộ hành”, “ngựa xe”, "gần xa”, ”yến anh” và kết hợp với nghệ thuật bút pháp ẩn dụ, so sánh để khắc họa thật sinh động cảnh đông vui, tấp nập, tưng bừng, náo nhiệt của không khí lễ hội "Dập dìu tài tử giai nhân” cuộc gặp gỡ, hẹn hò trong lễ hội, trong đó có cả chị em Thúy Kiều cũng sắm sửa và hòa nhập vào lễ hội
Ngựa xe như nước áo quần như nêm” Nghệ thuật so sánh thật giản dị
=>Gợi tả không khí náo nức của lễ hội, từng đoàn người tấp nập qua lại nhộn nhịp đi chơi xuân với bộ áo quần đẹp, màu sắc lộng lẫy
Họ như từng “đàn chim én, chim hoàng anh ríu rít bay về hội tụ” gợi sự không gian lễ hội tưng bừng, sống động
Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của nhà thơ, lễ và hội trong tiết thanh minh là một sự giao hòa độc đáo, của vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.
"Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”
=> gợi lên nét buồn tưởng nhớ những người thân đã khuất
3. Kết bài
- 8 câu thơ đã bộc lộ lên một cảnh tượng thật buồn của chị em thúy kiều và qua đó cũng giúp ta cảm nhận sâu sắc được câu chuyện xảy ra với hai chị em