Dàn ý cảm nhận 4 câu đầu bài Cảnh Ngày Xuân

lập dàn ý cảm nhận 4 câu đầu bài Cảnh Ngày Xuân. Bài văn cảm nhận 4 câu đầu bài thơ Cảnh Ngày Xuân giàu cảm xúc hay nhất

Dàn ý cảm nhận 4 câu đầu bài thơ Cảnh Ngày Xuân chi tiết mẫu số 1

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích 

+ Nguyễn Du (1766 – 1820), là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.

+ Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.

+ Đoạn trích là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh mùa xuân đẹp với khung cảnh lễ hội rộn ràng và tưng bừng.

- Giới thiệu bốn câu thơ đầu:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa.

II. Thân bài

1. Khái quát về đoạn trích Cảnh ngày xuân

- Đoạn thơ Cảnh ngày xuân tác giả cho người đọc thấy được một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và tràn đầy sức sống  với một không khí lễ hội rộn ràng và nhộn nhịp - Cảnh mùa xuân được Nguyễn Du tả theo trình tự không gian và thời gian.

+ Không gian khoáng đạt: gợi lên cảnh ngày xuân mới mẻ, trong trẻo, tinh khôi và giàu sức sống.

+ Chim én đưa thoi gợi lên cảnh đẹp mùa xuân thật ấm áp và trong trẻo

• Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên bức tranh thiên nhiên tươi mát, một không gian khoáng đạt.

• Cành lê trắng: gợi sự mới mẻ, thanh khiết, trong trẻo, tươi tắn  và tràn đầy sức sống

• Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi, gợi thời gian của mùa xuân trôi qua nay đã đến thời điểm của tiết Thanh minh

⇒ Gợi ra không gian, thời gian: cảnh đẹp của sắc xuân vừa mới mẻ, tươi vui và thiên nhiên ấm áp, nhộn nhịp của ngày xuân

3. Liên hệ thơ cổ của Trung Quốc

- Hình ảnh hoa lê được miêu tả trong thơ cổ Trung Quốc:

Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa.

(Cỏ thơm tiếp nối trời xanh

Hoa lê một vài đóa nở)

- Hai câu thơ này tác giả thiên về tả cảnh và cảnh tĩnh để miêu tả về cảnh sắc xuân có nhiều màu sắc và tràn đầy sức sống hơn.

- Nguyễn Du đã dùng thủ pháp đảo ngữ khiến cho hình ảnh hoa lê trắng thêm sinh động, lung linh hơn.

⇒ Màu sắc thiên nhiên trong sáng, thanh khiết và hài hòa gợi nét đặc trưng của mùa xuân.

⇒ Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra không gian khoáng đạt, nhẹ nhàng và thanh khiết tràn đầy sức sống.

III. Kết bài

Bốn câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp xinh hài hòa và vô cùng thanh thiết với nghệ thuật ngôn ngữ gợi sức gợi tả đem đến cảnh ngày xuân vô cùng đẹp.

Lập dàn ý cảm nhận 4 câu đầu bài Cảnh Ngày Xuân ngắn gọn bài số 2

1. Mở bài 

Giới thiệu sơ qua về Tác giả và tác phẩm

Nguyễn du một đại thi hào của dân tộc.

Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc yêu nước, có niềm đam mê với văn chương và nghệ thuật

Ông là một nhà văn lớn thời lê mạc với sự nghiệp sáng tác đồ sợ được viết bằng chữ nôm và chữ hán.

Giới thiệu về tác phẩm

Truyện kiều là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà văn

Đây là một tác phẩm gồm có 3254 câu thơ kể về câu chuyện của nàng thúy kiều một người hồng nhan và có rất nhiều biến cố trong cuộc sống. Bài thơ cảnh ngày xuân được viết để tả sắc tài của hai chị em thúy kiều với khung cảnh tươi vui và nhộn nhịp

 2. Thân bài 

Bốn câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, căng tràn nhựa sống và không khí lễ hội nhộn nhịp, rộn ràng với đủ các thanh âm gần xa.

- Cảnh ngày xuân được tác giả tả theo trình tự không gian và thời gian.

- Ở đây tác giả tả cả không gian trên cao và không gian dưới mặt đất 

+ Chim én bay lượn trên nền trời xuân : gợi không gian khoáng đạt và trong trẻo

+ Cỏ non xanh tận chân trời : gợi lên một màu xanh bao la, bất tận và tràn đầy sức sống   

+ Cành lê trắng: gợi sự mới mẻ, tinh khôi

+ “Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi”:  Thời gian trôi qua nhanh đã vào Tiết thanh minh tháng Ba.

- Câu thơ được tác giả thiên về tả cảnh, cảnh tĩnh miêu tả cảnh đẹp của ngày xuân với nhiều màu sắc sinh động 

=>  Bút pháp miêu tả, gợi hình, gợi cảm với bốn câu thơ tả cảnh ngày xuân tác giả kết hợp hài hòa giữa âm thanh và màu sắc tạo nên bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống, mới mẻ, nhẹ nhàng, tinh khiết. Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn, con người rộn ràng, nhộn nhịp  góp phần vào bức tranh ngày xuân tươi đẹp hơn

3. Kết bài

- Đoạn thơ được tác giả miêu tả thiên nhiên mùa xuân, trong trẻo, hài hòa, tinh khiết.

- Nguyễn Du dùng những hình ảnh, màu sắc của thiên nhiên, một sự sáng tạo trong tả cảnh

- Ông rất xứng đáng là một đại thi hào của dân tộc.

Xem nhiều