a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
+ Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm đẹp và ước mơ tuổi trẻ
+ Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 khi tác giả là du học sinh Liên Xô
Chủ đề bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía
b. Thân bài:
Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
– Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa
+ Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” – bếp lửa thật ấm cúng
+ Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” diễn tả sự kiên nhẫn của người bà nhóm lửa thật dịu dàng, ấm áp
+ Biện pháp điệp từ (điệp từ “bếp lửa”) gợi lên hình ảnh sống động lung linh, mờ ảo của bếp lửa nhưng hết sức thân thuộc gần gũi với người cháu
→ Hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng kí ức của cháu về bà hồi tuổi thơ
– Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, khó khăn thiếu thốn tình cảm cha, mẹ
+ “Đói mòn đói mỏi” thấy ám ảnh bởi cuộc sống khó khăn, nạn đói và quá khứ đau thương của cả dân tộc
+ Ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt cháu để khi nghĩ lại “sống mũi còn cay”Ngợi cuộc sống vất vả, thiếu thốn
+ Dòng hồi tưởng, kỉ niệm gắn với âm thanh tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần trong bài khi để gợi lên không gian mênh mông, bao la, buồn vắng đến lạnh lùng
+ Tâm trạng của cháu cũng mãnh liệt và tha thiết hơn bởi sự đùm bọc, che chở của bà trong cuộc sống hàng ngày
– Tuổi thơ khó khăn gian khổ nhưng cháu được mà yêu thương,che chở
+ ”bà dạy”, bà chăm” Gợi lên tấm lòng nhân hậu sâu đậm, tình yêu thương vô bờ bến và sự chăm sóc chu đáo của bà đối với cháu
+ Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh gian khó, hiểm nguy nhưng bà vẫn vững vàng vượt qua. Bà là người mẹ Việt Nam anh hùng có tấm lòng cao cả và phẩm chất cao quý là tấm gương sáng
→ Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của người cháu là sự kết hợp với đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô bờ bến đối với bà
Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng bếp lửa mang ý nghĩa chân thực vào cuộc sống
– Bài thơ chứa đựng triết lý và có ý nghĩa thầm kín và những điều thân thiết của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, tình yêu thương và lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, quê hương của những người con xa quê
c. Kết bài:
Đoạn thơ thể hiện tình cảm bà cháu rất thiêng liêng, sâu đậm. Từ đó, cho ta những bài học thật ý nghĩa: kỉ niệm tuổi thơ luôn tỏa sáng và nâng đỡ con người trên mọi hành trình của cuộc sống và tình cảm gia đình là cơ sở, là cội nguồn cho tình yêu quê hương, đất nước.