1. Mở bài
– Giới thiệu về bài thơ Ánh trăng
– Hai khổ thơ đầu của bài thơ là hình ảnh của vầng trăng khi xưa .
2. Thân bài:
– Hình ảnh vầng trăng là hình ảnh chủ đề, TT của bài thơ .
– Hai khổ đầu bài thơ là hình ảnh của ánh trăng gắn bó với tuổi thơ của con người và cùng nhau trải qua những năm tháng khó khăn, vất vả và thiếu thốn trong thời chiến đấu
– Khổ thơ thứ nhất của bài thơ là một câu chuyện kể về tuổi thơ từ lúc còn nhỏ tới khi trở thành người chiến sĩ cụ Hồ .
– Điệp từ “ hồi ” : Sự hồi tưởng, suy ngẫm về quá khứ, từ lúc tuổi thơ đến khi thành người lính hành quân cùng đồng đội, ánh trăng luôn theo sát bên .
– Khi còn ở chiến khu, trong rừng “ vầng trăng thành tri kỷ ” : Trăng là người bạn hiền, tri kỷ đi đâu trăng cũng theo
=> Tình cảm con người với ánh trăng thật tự nhiên, gắn bó chân thành, mộc mạc và giản dị
– Hình ảnh “ trần trụi … cây xanh ” : cảm xúc thân mật, gần gũi, thân quen với vầng trăng, tự nhiên như từng hơi thở, không có khoảng cách .
– Vầng trăng gần gũi như thế, tưởng chừng như không hề quên được hình ảnh của vầng trăng ấy “ ngỡ không … tình nghĩa ” .
– Vầng trăng đã được nhân hóa bằng nhân vật trữ tình, là một con người thực chứng nhân những năm tháng từ tuổi ấu thơ cho tới khi chiến đấu .
=> Ánh trăng không chỉ là một người bạn hiền tri kỷ mà còn là chứng nhân tượng trưng cho quá khứ, cho những năm tháng kháng chiến không thể nào quên.
=> Tác giả muốn nhắc nhớ mỗi người chúng ta không được quên đi quá khứ, phải sống đúng đạo lý “ uống nước nhớ nguồn ” .
– Nghệ thuật : Thể thơ năm chữ, không viết hoa đầu dòng làm lời thơ như câu truyện kể. Các biện pháp nhân hóa, so sánh được sử dụng thuần thục ,
3. Kết bài
– Khẳng định lại đạo lý mà Nguyễn Duy muốn gửi gắm .