Dàn ý cảm nhận 1 Cảm nhận về vẻ đẹp hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều
1, Mở bài
– Giới thiệu về Truyện Kiều và đoạn trích Chị em Thúy Kiều:
+ Truyện Kiều là kiệt tác văn học của Nguyễn Du, giàu tính hiện thực, nhân đạo và mang nhiều giá trị nghệ thuật to lớn.
+ Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Thuý Kiều, đặc biệt miêu tả tài sắc của Thuý Kiều và Thuý Vân.
2, Thân bài
a, Bốn câu đầu giới thiệu về chị em Thúy Kiều, Thúy Vân
– Ngắn gọn: là hai con gái đầu lòng, Thúy Kiều là chị cả, Thúy Vân là em.
– Tác giả dùng từ “tố nga” để khẳng định đây là hai cô gái đẹp; “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” nói về nhân cách, phẩm hạnh trong sáng, thuần khiết.
⇒Khẳng định: “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.
b, Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân (4 câu tiếp)
– Câu thơ đầu: giới thiệu và khái quát đặc điểm của nhân vật
+ “Trang trọng”: nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân.
– Tác giả so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân với trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết: những hình ảnh đẹp trong thiên nhiên.
⇒Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, lấy chuẩn mực thiên nhiên đo vẻ đẹp con người.
– Từ ngữ “thua”, “nhường” cùng chân dung được miêu tả đầy đặn, đoan trang: tác giả báo trước tính cách số phận của Thúy Vân êm đềm, hoà hợp, suôn sẻ.
c, Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều (12 câu tiếp)
– Câu thơ đầu khái quát tài sắc của Thuý Kiều: “càng sắc sảo, mặn mà”
⇒Vẻ đẹp trưởng thành, tinh anh, thông tuệ, có tài có sắc.
– Tác giả tiếp tục dùng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu.
⇒Tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, thể hiện hết vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của nhân vật.
– Tả tài năng, tâm hồn Thúy Kiều:
+ Tinh thông cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ), đặc biệt ca ngợi tài chơi đàn “ăn đứt hồ cầm một trương”.
+ Tâm hồn đa sầu, đa cảm: “thiên bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác cho thấy tâm hồn nhạy cảm, thương người, thương đời của Kiều.
⇒Thúy Kiều đẹp toàn diện cả sắc, tài, tình, đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”
– Miêu tả Thuý Kiều, tác giả dùng những từ chỉ mức độ: ghen, hờn ⇒thiên nhiên phải ghen tị, hờn giận trước vẻ đẹp và tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều, từ đó báo hiệu một cuộc đời nhiều gian nan, sóng gió.
d, Nhận xét về nghệ thuật:
– Thủ pháp ước lệ tượng trưng: lấy từ chỉ thiên nhiên tả vẻ đẹp con người. Đây là thủ pháp thường thấy trong văn học Trung đại.
– Thủ pháp đòn bẩy: tác giả tả Thúy Vân trước, chỉ dùng bốn câu thơ để tả vẻ đẹp của Thúy Vân, dùng mười hai câu thơ tả cả tài sắc và tâm hồn Thúy Kiều nên càng làm tăng thêm vẻ đẹp toàn diện của Thúy Kiều.
– Sử dụng từ ngữ có tính chất tiên đoán số phận: tiên đoán số phận Thúy Vân êm đềm qua hình ảnh thiên nhiên “thua, nhường”, số phận Thúy Kiều trắc trở qua hình ảnh thiên nhiên “ghen, hờn”.
3, Kết bài
Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
– Đoạn trích miêu tả tài sắc chị em Thuý Kiều cho thấy Nguyễn Du trân trọng, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. Lòng thương cảm bộc lộ ngay từ những dự đoán số phận nhân vật.
– Ngôn ngữ giàu cảm xúc, vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp nghệ thuật ước lệ, so sánh, ẩn dụ.
Dàn ý cảm nhận 2 Cảm nhận về vẻ đẹp hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
– Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc.
– Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là đoạn trích giới thiệu và miêu ả về tài sắc của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.
2. Thân bài phân tích bài thơ Chị em Thúy Kiều
a. 4 câu đầu
– Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều.
– Chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân.
– Hai người con gái đẹp toàn vẹn.
b. 4 câu tiếp
– Vẻ đẹp của Thúy Vân.
– Vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên phải nhường nhịn
c. 16 câu còn lại
– Tài sắc của Thúy Kiều.
– Vẻ đẹp khiến người khác phải ghen tị.
– Kiều là người con gái sắc sảo với đủ các tài lẻ mà nổi bật nhất là tài gảy đàn.
– Dự báo trước về số phận bi thương của Kiều.
3. Kết luận
– Khái quát nội dung đoạn trích và nêu cảm nhận của em về đoạn trích này.
Dàn ý cảm nhận 3 Cảm nhận về vẻ đẹp hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều
1. Mở Bài
– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
– Giới thiệu về đoạn trích: Đoạn trích viết về nhan sắc cùng tài năng của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều đặc biệt là sắc đẹp và tài năng của Kiều.
2. Thân Bài
* Giới thiệu về đoạn trích:
– Vị trí cũnG như giá trị nội dung của nó.
– Viết về cả hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều -> cả hai đều tài sắc vẹn toàn "mười phân vẹn mười".
* Vẻ đẹp ngoại hình của Kiều:
– Nguyễn Du đã đặt Thúy Vân lên đầu, tả nàng trước, mặc dù nàng là em
+ Vẻ đẹp của Thúy Vân: Dịu dàng, ôn nhu, khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn, mắt phượng mày ngài -> vô cùng đoan trang xinh đẹp, thiên nhiên cũng khuất phục trước vẻ đẹp của nàng "thua, nhường".
-> Tả Vân trước tả Kiều để làm nổi bật vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều (nghệ thuật đòn bẩy, so sánh): "càng, lại"
+ Vẻ đẹp của Kiều ở đôi mắt "làn thu thủy": trong veo, êm dịu, đượm buồn như nước hồ mùa thu
+ Vẻ đẹp ở đôi mày "nét xuân sơn": như nét bút vẽ núi mùa xuân trong bức tranh thủy mặc.
-> Nghệ thuật lấy điểm tả diện: chỉ đặc tả đôi mắt, đôi mày nhưng hiện lên một khuôn mặt của một trang giai nhân tuyệt mỹ.
– Nhan sắc của Kiều: đẹp như hoa, yểu điệu như liễu nhưng vẻ đẹp vượt trên vẻ đẹp thông thường -> khiến trời đất "ghen", "hờn", thiên nhiên đố kị.
-> Báo hiệu cuộc đời chông gai của Kiều.
– Sắc đẹp của Kiều ví như sắc đẹp của người con gái khiến cho quân vương say đắm mà mất đi quốc gia.
-> Kiều mang vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt mỹ, thế nhưng vẻ đẹp ấy khiến trời đất ghen tị -> dự báo cuộc đời lênh đênh của nàng sau này.
* Tài năng của Kiều: Nhan sắc của Kiều xinh đẹp là vậy nhưng tài năng của nàng còn tuyệt vời hơn
– Tất cả tài năng của nàng đều được thiên phú, nàng am hiểu cả cầm – kỳ -thi – họa -> người con gái lý tưởng trong xã hội phong kiến "pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm".
– Nàng am hiểu mọi thứ nhưng nổi bật nhất là thi ca, cầm chương nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương" -> sáng tác khúc đàn bạc mệnh (khúc nhạc khiến ai cũng phải thương tâm, đau lòng).
-> Dự báo cuộc đời, vận mệnh bi kịch của nàng như khúc đàn Bạc mệnh.
* Kết luận chung:
– Vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều đã ở mức tuyệt mỹ, khiến cho trời đất cũng phải ghen tị, đố kỵ -> báo hiệu cuộc đời khổ ải sau của nàng.
– Nghệ thuật lấy điểm tả diện, đòn bẩy, ước lệ được Nguyễn Du vận dụng để miêu tả vẻ đẹp tuyệt mỹ của Kiều.
3. Kết Luận
– Khái quát vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều
– Khẳng định ngòi bút miêu tả tài hoa của Nguyễn Du.
Dàn ý cảm nhận 4 Cảm nhận về vẻ đẹp hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều
1. Mở Bài
– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
– Giới thiệu về đoạn trích: Đoạn trích viết về nhan sắc cùng tài năng của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều đặc biệt là sắc đẹp và tài năng của Kiều.
2. Thân Bài
* Giới thiệu về đoạn trích:
– Vị trí cũnG như giá trị nội dung của nó.
– Viết về cả hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều -> cả hai đều tài sắc vẹn toàn "mười phân vẹn mười".
* Vẻ đẹp ngoại hình của Kiều:
– Nguyễn Du đã đặt Thúy Vân lên đầu, tả nàng trước, mặc dù nàng là em
+ Vẻ đẹp của Thúy Vân: Dịu dàng, ôn nhu, khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn, mắt phượng mày ngài -> vô cùng đoan trang xinh đẹp, thiên nhiên cũng khuất phục trước vẻ đẹp của nàng "thua, nhường".
-> Tả Vân trước tả Kiều để làm nổi bật vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều (nghệ thuật đòn bẩy, so sánh): "càng, lại"
+ Vẻ đẹp của Kiều ở đôi mắt "làn thu thủy": trong veo, êm dịu, đượm buồn như nước hồ mùa thu
+ Vẻ đẹp ở đôi mày "nét xuân sơn": như nét bút vẽ núi mùa xuân trong bức tranh thủy mặc.
-> Nghệ thuật lấy điểm tả diện: chỉ đặc tả đôi mắt, đôi mày nhưng hiện lên một khuôn mặt của một trang giai nhân tuyệt mỹ.
– Nhan sắc của Kiều: đẹp như hoa, yểu điệu như liễu nhưng vẻ đẹp vượt trên vẻ đẹp thông thường -> khiến trời đất "ghen", "hờn", thiên nhiên đố kị.
-> Báo hiệu cuộc đời chông gai của Kiều.
– Sắc đẹp của Kiều ví như sắc đẹp của người con gái khiến cho quân vương say đắm mà mất đi quốc gia.
-> Kiều mang vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt mỹ, thế nhưng vẻ đẹp ấy khiến trời đất ghen tị -> dự báo cuộc đời lênh đênh của nàng sau này.
* Tài năng của Kiều: Nhan sắc của Kiều xinh đẹp là vậy nhưng tài năng của nàng còn tuyệt vời hơn
– Tất cả tài năng của nàng đều được thiên phú, nàng am hiểu cả cầm – kỳ -thi – họa -> người con gái lý tưởng trong xã hội phong kiến "pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm".
– Nàng am hiểu mọi thứ nhưng nổi bật nhất là thi ca, cầm chương nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương" -> sáng tác khúc đàn bạc mệnh (khúc nhạc khiến ai cũng phải thương tâm, đau lòng).
-> Dự báo cuộc đời, vận mệnh bi kịch của nàng như khúc đàn Bạc mệnh.
* Kết luận chung:
– Vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều đã ở mức tuyệt mỹ, khiến cho trời đất cũng phải ghen tị, đố kỵ -> báo hiệu cuộc đời khổ ải sau của nàng.
– Nghệ thuật lấy điểm tả diện, đòn bẩy, ước lệ được Nguyễn Du vận dụng để miêu tả vẻ đẹp tuyệt mỹ của Kiều.
3. Kết Luận
– Khái quát vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều
– Khẳng định ngòi bút miêu tả tài hoa của Nguyễn Du.
Dàn ý cảm nhận 5 Cảm nhận về vẻ đẹp hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du (đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới)
Truyện Kiều là tác phẩm gây tiếng vang, trở thành kiệt tác văn học Việt Nam
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều không chỉ khắc họa vẻ đẹp của những trang tuyệt thế giai nhân mà còn thể hiện tài năng miêu tả chân dung nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du
2. Thân bài
a. Khái quát vấn đề
Miêu tả nhân vật khắc họa tính cách và số phận của con người là tài năng của Nguyễn Du, đây là thành công lớn của ông
+ Xây dựng thành công nhiều nhân vật để lại dấu ấn như Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Mã Giám Sinh, Sở Khanh
- Miêu tả nhân vật chính diện: sử dụng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật. Miêu tả nhân vật phản diện: bút pháp hiện thực hóa. Đoạn trích chị em Thúy Kiều thể hiện vẻ đẹp toàn bích tới chuẩn mực Á Đông là 2 nàng Vân, Kiều
b. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân
- Ban đầu, Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều từ hình ảnh thiên nhiên: mai, tuyết. Bút pháp ước lệ gợi ấn tượng về vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh tao, và cốt cách trong trắng, tinh khôi như tuyết
- Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân :thanh cao, duyên dáng, trong trắng
+ Câu thơ Vân xem trang trọng khác vời khái quát được vẻ đẹp cao sang, quý phái của nàng.
+ Vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trăng, tuyết, ngọc
+ Chân dung của Thúy Vân dệp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong thái điềm đạm (các chi tiết so sánh, ẩn dụ thú vị trong thơ)
Vẻ đẹp của Vân hơn mọi chuẩn mực của tự nhiên, khiến tự nhiên cúi đầu chịu thua, nhường, ắt hẳn cuộc đời nàng sẽ được an ổn, không sóng gió
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều ( 12 câu thơ tiếp theo)
+ Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp của Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về trí tuệ
+ Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng: thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều
+ Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp khiến tự nhiên phải ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn
+ Cái tài của Thúy Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa
+ Nhấn mạnh tài đàn của nàng, đặc biệt cung đàn bạc mệnh của nàng ( Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân) là tiếng lòng của trái tim đa sầu, đa cảm
Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngãm đầy sóng gió bởi Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
- Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước rồi miêu tả Thúy Kiều, thủ pháp đòn bẩy này làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều ( vẻ đẹp mang số phận): mặn mà, trang trọng, sắc sảo...
- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt ke, tăng tiến, điển tích điển cố... được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích
Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca trung đại ( miêu tả qua những công thức, chuẩn mực có sẵn được quy ước trong nghệ thuật)
3. Kết bài
Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều nhờ bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy và các biện pháp tu từ
Nguyễn Du thể hiện cảm hứng nhân văn qua việc đề cao con người, ca ngợi vẻ đẹp tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh
Dàn ý cảm nhận 6 Cảm nhận về vẻ đẹp hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều
1. Khái quát vấn đề chung
- Miêu tả nhân vật khắc họa tính cách và số phận của con người là tài năng của Nguyễn Du, đây là thành công lớn của ông
+ Xây dựng thành công nhiều nhân vật để lại dấu ấn như Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Mã Giám Sinh, Sở Khanh
- Miêu tả nhân vật chính diện: sử dụng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật. Miêu tả nhân vật phản diện: bút pháp hiện thực hóa. Đoạn trích chị em Thúy Kiều thể hiện vẻ đẹp toàn bích tới chuẩn mực Á Đông là 2 nàng Vân, Kiều
2. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân
- Ban đầu, Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều từ hình ảnh thiên nhiên: mai, tuyết. Bút pháp ước lệ gợi ấn tượng về vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh tao, và cốt cách trong trắng, tinh khôi như tuyết
- Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân :thanh cao, duyên dáng, trong trắng
+ Câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” khái quát được vẻ đẹp cao sang, quý phái của nàng.
+ Vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trăng, tuyết, ngọc
+ Chân dung của Thúy Vân dệp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong thái điềm đạm (các chi tiết so sánh, ẩn dụ thú vị trong thơ)
→ Vẻ đẹp của Vân hơn mọi chuẩn mực của tự nhiên, khiến tự nhiên cúi đầu chịu ‘thua”, “nhường”, ắt hẳn cuộc đời nàng sẽ được an ổn, không sóng gió
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều ( 12 câu thơ tiếp theo)
+ Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp của Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về trí tuệ
+ Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng: thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều
+ Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp khiến tự nhiên phải ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn
+ Cái tài của Thúy Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa
+ Nhấn mạnh tài đàn của nàng, đặc biệt cung đàn bạc mệnh của nàng ( Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân) là tiếng lòng của trái tim đa sầu, đa cảm
→ Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngãm đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
- Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước rồi miêu tả Thúy Kiều, thủ pháp đòn bẩy này làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều ( vẻ đẹp mang số phận): mặn mà, trang trọng, sắc sảo...
- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt ke, tăng tiến, điển tích điển cố... được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích
→ Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca trung đại ( miêu tả qua những công thức, chuẩn mực có sẵn được quy ước trong nghệ thuật)
Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều nhờ bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy và các biện pháp tu từ
Nguyễn Du thể hiện cảm hứng nhân văn qua việc đề cao con người, ca ngợi vẻ đẹp tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh