Tiết 30: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS trình bàyđược:
- PTHH cho biết tỉ lệ số mol giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng.
- Các bước tính theo PTHH.
2. Kó năng:
- Tính được số mol giữa các chất theo PTHH cụ thể
- Tính được thể tích chất khí tham gia phản ứng hoặc chất sản phẩm.
3. Thái độ:
- Kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn, cẩn thận trong khi làm bài tập.
4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
2. Kỹ thuật dạy học
- Kó thuật đặt câu hỏi, kó thuật khăn trải bàn.
3. Hình thức dạy học
- Dạy học trên lớp.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bảng phụ ghi đề bài tập.
2. Học sinh:
- Xem lại công thức chuyển đổi giữa m, V và lượng chất. Viết, cân bằng phương trình hoá học.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra miệng (3’)
Gọi HS làm bài tập 2/71 SGK
III. Chuẩn Bị: Bảng phụ, phiếu học tập.
IV. Tiến Trình giảng dạy
1. Bài cũ: (8’)
2. Hoạt động dạy học: (34’)
GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
Làm thế nào để tính được thể tích của chất tham gia hay chất sản phẩm theo phương trình hoá học? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em trả lời câu hỏi này
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Tính thể tích khí tham gia và tạo thành (33’)
a. Mục tiêu:
Từ PTHH HS trình bàycách tính được khối lượng chất tham gia hoặc sản phẩm.
b. Phương thức dạy học: - Vấn đáp tìm tòi - Làm việc nhóm - Kết hợp làm việc cá nhân
c. Sản phẩm dự kiến: HS trình bày được kiến thức, làm được bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 4,8g cacbon trong oxi sinh ra khí cacboníc. Tính thể tích của khí cacbonic sinh ra ở đktc
-Gọi 1 HS viết PTHH
? Gọi 1 HS đọc đề bài
? Đề bài cho chúng ta biết những yếu tố nào?
?Yêu cầu chúng ta làm gì ?
?Em hãy nêu công thức tính thể tích chấ khí ở đktc ?
? Làm thế nào tính được số mol của CO2
? Em hãy nêu công thức tính số mol của khí oxi
Áp dụng kó thuật khăn trải bàn.
- Chọn kết quả của 1 nhóm để gọi nhóm khác nhận xét, bổ sun.
- GV chốt kiến thức.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn cacbon trong khí oxi thu được 4,48 lít khí CO2 ở đktc. Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc.
? Gọi 1HS đọc đề bài
? Gọi 1Hs viết PTHH xảy ra
? Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
? Cho ta biết những gì?
?Ta sẽ tìm được gì từ dữ kiện trên?
? Em hãy nêu cách giải bài toán?
Giáo viên chốt kiến thức. Yêu cầu HS làm ra phiếu BT.
Thu phiếu bài tập, soi bài làm của 1 HS lên máy soi vật thể. Gọi HS khác nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức.
? Qua 2 ví dụ trên em hãy thảo luận tìm ra các bước giải bài toán tìm thể tích của chất khí tham gia và sản phẩm ?
GV: chốt lại và gọi 1 HSđọc phần ghi nhớ
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, luyện tập tính được thể tích khí tham gia hoặc sản phẩm.
Phương thức dạy học: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Sản phẩm đạt được: Bài làm của học sinh, kó năng tính toán hóa học.
Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực tính toán.Nước được sinh ra do phản ứng giữa oxi và hidro theo PTHH:
2H2 +O2 2H2O
Nếu có 9,6 gam oxi tham gia phản ứng hãy tính thể tích H2 cần sử dụng và khối lượng nước sinh ra.
- Gọi HS phân tích đề và nêu hướng làm bài. - - Yêu cầu lớp hoạt động cá nhân làm bài.
- Thu vở của 1 số HS chấm lấy điểm đánh giá thường xuyên.
- Gọi 1 HS lên bảng và chốt kiến thức trên bài làm của HS đó.
- Lên bảng chữa bài.
- Lắng nghe, ghi bài.
Giải:
a/ Số mol của oxi là:
2H2 +O2 2H2O 2mol 1mol 2mol
xmol<--0,3mol<--ymol
x= y=0,6 (mol)
Thể tích hidro:
0,3 x 22,4 = 6,72 lít
Khối lượng nước:
0,3 x 18 = 5,4 gam
Hoạt động 5. Tìm tòi và mở rộng
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức tìm tòi các kiến thức trong cuộc sống về Oxit
b. Phương thức dạy học:
Tự học ở nhà, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến:
Thuyết trình sản phẩm, bài làm của học sinh.
d. Năng lực hướng tới:
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực vận dụng kiến thức Hoá học vào cuộc sống.
Một nhà máy nhận được đơn hàng 10 tấn canxi oxit, hỏi nhà máy đó cần sử dụng bao nhiêu tấn đá vôi để hoàn thành đơn hàng này, biết trong đá vôi tạp chất chiếm 10% và hiệu suất phản ứng là 80%
+ Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác.
+ Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
2. Về năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:
- Hóa chất: P đỏ.
- Dụng cụ: Chậu nước pha màu đỏ, diêm, đèn cồn, que đóm. Ống đong có chia vạch, thìa đốt hóa chất.
2. Học sinh
- Làm bài tập : 2,3,4,6 SGK/94
- Ôn lại bài tính chất của oxi.
- Đọc bài 28: không khí – sự cháy.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Tiến trình dạy học (35’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung: Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề về thành phần không khí, nguyên tắc dập tắt một đám cháy.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu chủ đề mới,
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
GV: Các em có bao giờ thắc mắc không khí có thành phần như thế nào hay dựa vào nguyên tắc nào để dập tắt đám cháy. Để trả lời được các câu hỏi đó chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Thành phần của không khí
a. Mục tiêu: HS nêu được thành phần của không khí
b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c. Sản phẩm: Tìm hiểu về thành phần của không khí.
d. Tổ chức thực hiện: - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
- Trong không khí có những chất khí nào?
Theo em khí nào chiếm nhiều nhất? Các khí này có thành phần như thế nào? Chúng ta cùng làm thí nghiệm xác định thành phần không khí.
- Giới thiệu dụng cụ và hóa chất để tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát ống đong, theo em ống đong có bao nhiêu vạch?
- Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất (số 0), đậy nút kín không khí trong ống đong lúc này chiếm bao nhiêu phần?
-Biểu diễn thí nghiệm.
+Khi P cháy mực nước trong ống đong thay đổi như thế nào ?
+ Chất khí nào trong ống đong đã tác dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5) ?
- Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong em có thể rút ra tỉ lệ về thể tích của khí oxi được không ?
- Bằng thực nghiệm người ta xác định được khí O2 chiếm 21% thành phần của không khí. Vậy chất khí còn lại trong ống đong chiếm mấy phần?
- Phần lớn khí còn lại trong ống đong không duy trì sự sống, sự cháy, không làm đục nước vôi trong. Đó là khí N2 chiếm khoảng 78% thành phần của không khí.
- Qua thí nghiệm vừa nghiên cứu, ta thấy không khí có thành phần như thế nào ?
-Ngoài 2 chất khí là O2 và N2, trong không khí còn chứa những chất gì khác ?
-Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi mục 2.a SGK/ 96.
Các khí còn lại chiếm khoảng 1% thành phần của không khí.
Em có kết luận gì về thành phần của không khí?
- GV chốt kiến thức. - Trong không khí có những chất khí : O2, N2, …
Hoạt động 2.2: Làm thế nào bảo vệ không khí trong lành, tránh bị ô nhiễm
a.Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp bảo vệ không khí trong lành
b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c. Sản phẩm: Các biện pháp bảo vệ sự trong lành của không khí.
d. Tổ chức thực hiện: - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
-Yêu cầu HS đôc SGK/ 96
-Theo em nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí nêu tác hại ?
-Chúng ta phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm ? - Đọc SGK/ 96 nêu được 1 số biện pháp chính như:
+ Trồng rừng.
+ Xử lí rác thải của nhà máy, … 3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
-xử lí rác thải ở nhà máy, xí nghiệp, lò đốt…
-bảo vệ rừng.
-Luật pháp về môi trường…
Hoạt động 2.3: Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt đám cháy
a.Mục tiêu: HS nêu được điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt đám cháy
b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c. Sản phẩm: Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.
d. Tổ chức thực hiện: - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
S, P, Fe muốn cháy được cần phải có điều kiện nào ?
à Vậy điều kiện phát sinh sự cháy là gì ?
- Theo em muốn dập tắt sự cháy ta phải làm gì ?
- Ta phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách nào ?
-Em hãy tìm 1 số biện pháp để cách li chất cháy với oxi ?
- S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt nóng và có đủ oxi.
- Muốn dập tắt sự cháy ta phải:
+ Hạ thấp nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy với khí O2.
- Phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách phun nước.
- Để cách li chất cháy với oxi ta có thể:
+ Dùng bao dày đã tẩm nước.
+ Dùng cát, đất.
+ Phun khí CO2.
- Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với oxi, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn.
-Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy. III.Điều kiện để có sự cháy và dập tắt sự cháy
1. Các điều kiện phát sinh sự cháy:
-Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
-Phải có đủ oxi cho sự cháy.
2. Các biện pháp để dập tắt sự cháy:
-Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
-Cách li chất cháy với oxi.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học, vận dụng các kiền thức giải quyết các vấn đề đặt ra.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, tính toán, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
1. Biết trong không khí oxi chiếm 21%; khi hít vào cơ thể giữ được 1/3 lượng oxi của không khí. vậy thể tích oxi cần cho 1 người trong 1 ngày là bao nhiêu
2. Làm thế nào để dập tắt các đám cháy do xăng dầu gây nên?
1. Thời gian gần đây ở nước ta xảy ra rất nhiều vụ cháy (hoả hoạn) lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và cả sinh mạng con người như vụ cháy chung cư Carina – thành phố Hồ Chí Minh, cháy chợ Quang – thành phố Hà Nội... Theo em, để phòng cháy trong gia đình ta cần chú ý những vấn đề gì ?
2. Để dập tắt các đám cháy người ta thường dùng nước, vận dụng kiến thức đã được học trong chương trình Hoá học 8 hãy giải thích cách làm trên? Cách làm này có thể sử dụng trong mọi trường hợp chữa cháy không? Nếu không, hãy chỉ ra 1 ví dụ và cho biết cách dập tắt đám cháy trong trường hợp đó?
c) Không khí có thành phần như thế nào? Hãy nêu hiện tượng em gặp trong thực tế đời sống để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khí cacbonic
Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức làm tốt các bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Xung quanh các nhà ga không khí có mùi xăng dầu rõ ràng, vì sao xăng dầu hầu như không phản ứng với oxi không khí?
2. Giải thích vì sao hỗn hợp (CH4, O2), (C4H10(thành phần chính của khí ga), O2) là hỗn hợp nổ. Trình bày biện pháp phòng tránh nổ khí ga?
3. Cho hình vẽ:
a. Hình vẽ này mô tả thí nghiệm nào? Cho biết hóa chất chứa trong chậu A và thìa đốt hóa chất B? Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích? Qua thí nghiệm này rút ra được kết luận gì?
b. Để tiến hành thành công thí nghiệm này cần phải chú ý điều kiện gì? Có thể thay hóa chất trong phễu B bằng bột lưu huỳnh được không? Vì sao?
Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học trong chương IV về oxi, không khí. một số khái niệm mới là sự oxi hóa, oxit, sự cháy, phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy.
2. Về năng lực
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị đề bài tập 3,4,5,6,7 SGK/ 100, 101.
2. Học sinh
- Ôn lại nội dung các bài học trong chương IV.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu bài.
c. Sản phẩm: Học sinh định hướng nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe.
GV: Trong những tiết học trước các em đã được tìm hiểu về tính chất của oxi, điều chế oxi, phản ứng hoá hợp bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức trên.
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Kiến thức cần nhớ
a. Mục tiêu: HS nêu được các kiến thức về oxi, không khí
b. Nội dung: Trực quan, cả lớp, làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, trả lời câu hỏi ôn tập của giáo viên.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
*Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trên màn chiếu:
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm theo kỹ thuật khăn trả bàn (8 phút)
- Hãy trình bày những tính chất cơ bản về:
+ Tính chất vật lý.
+ Tính chất hóa học.
+ Ứng dụng.
+ Điều chế và thu khí oxi.
- Thế nào là sự oxi hóa và chất oxi hóa ?
- Thế nào là oxit ? Hãy phân loại oxit và cho ví dụ?
- Hãy cho ví dụ về phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy ?
- Không khí có thành phần về thể tích như thế nào ?
- Hết thời gian cho các nhóm treo khăn trải bàn của nhóm. Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác phát biểu bổ sung.
- Tổng kết lại các câu trả lời của HS.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi bài. I. Kiến thức cần nhớ.
1. Oxi
- Tính chất vật lí: Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
- Tính chất hóa học:
+ Tác dụng với kim loại:
2Cu + O2 2 CuO
+ Tác dụng với phi kim:
S + O2 SO2
+ Tác dụng với hợp chất:
CH4 + 2O2
CO2 + 2H2O
2. Các khái niệm
- Điều chế oxi..
- Thu khí oxi.
- Sự oxi hoá.
- Phản ứng hoá hợp.
- Phản ứng phân huỷ.
- Khái niệm và phân loại oxit.
- Thành phần không khí.
Hoạt động 2.2: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS làm được các bài tập liên quan đến oxi, không khí
a. Mục tiêu: HS nêu được các kiến thức về oxi, không khí
b. Nội dung: Trực quan, cả lớp, làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, trả lời câu hỏi ôn tập, làm các bài tập của giáo viên.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
-Yêu cầu HS trao đổi nhóm làm các bài tập 3,4,5,6,7 SGK/ 100, 101
-GV nhắc HS chú ý: oxit axit thường là oxit của phi kim nhưng 1 số kim loại có hóa trị cao cũng tạo ra oxit axit như Mn2O7, …
-Bài tập: Nếu đốt cháy 2,5g P trong 1 bình kín có dung tích 1,4 lít chứa đầy không khí (đktc). Theo em P có cháy hết không ?
-Hướng dẫn HS:
Lập tỉ lệ:
số mol đề bài số mol phản ứng
à Tìm chất dư ?
-Hướng dẫn HS làm bài tập 8 SGK/ 101
+Tìm thể tích khí oxi trong 20 lọ ?
+Tìm khối lượng KMnO4 theo phương trình phản ứng ?
+Tìm khối lượng KMnO4 hao hụt 10% ?
+Khối lượng KMnO4 cần = khối lượng KMnO4 phản ứng + khối lượng KMnO4 hao hụt.
HS làm việc theo nhóm.
- HS đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
Hoạt động 3: Luyện tập
a.Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập
b. Nội dung: Làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện: Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
- HS làm bài tập sau:Để chuẩn bị cho buổi thí nghiệm thực hành của lớp cần thu 20 lọ khí oxi, mỗi lọ có dung tích 100ml.
a.Tính khối lượng của kalipenmanganat phải dùng, giả sử khí oxi thu được ở (ĐKTC ) và hao hụt 10%.
b.Nếu dùng kaliclorat có thêm lượng nhỏ manganđioxit thì lượng kaliclorat cần dùng là bao nhiêu? Viết phương trình phản ứng và chỉ rõ điều kiện phản ứng.
Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức về giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung:
Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
a. Nêu hiện tượng và giải thích: Lấy photpho vào thìa sắt, đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình chứa khí oxi. Phản ứng kết thúc, cho một ít nước và mẩu quỳ tím vào lọ thủy tinh rồi lắc nhẹ.
b. Cho hình vẽ sau:
- Đây là sơ đồ điều chế khí gì? Cho biết A có thể là những chất nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra?
- Tại sao người ta phải cho một ít bông ở đầu ống nghiệm? Tại sao trước khi tắt đèn cồn phải rút ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm thu khí?
1. Về kiến thức:
Học sinh biết được:
- Tính chất vật lí của hiđro: trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước (hiđro là khí nhẹ nhất).
- Tính chất hoá học của hiđro tác dụng với oxi, viết được phương trình minh họa.
- Vận dụng kiến thức giải một số bài tập có liên quan .
- Tầm quan trọng của hidro trong đời sống
- Hidro có tính khử, hidro không những tác dụng với O2 đơn chất mà còn tác dụng với O2 ở dạng hợp chất.
- Biết H2 Có nhiều ứng dụng dựa vào sự nhẹ, tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt
- Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh … rút ra nhận xét về tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđro. về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro.
- Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khữ của hiđro.
- Tính được thể tích của hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
- Phân biệt phản ứng thế. Nhận biết phản ứng thế trong các phương trình hoá học cụ thể.
2. Về năng lực
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Hoá chất: Zn, dung dịch HCl, O2, CuO…
- Thiết bị: Tivi (máy chiếu).
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống thuỷ tinh, lam kính, đèn cồn…
2. Học sinh
Nghiên cứu trước nội dung bài học, bảng nhóm, ôn lại định nghóa về axit.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tính chất vật lí của hidro
a. Mục tiêu:
HS trình bày được:
- Tính chất vật lí của hidro.
b. Nội dung: Dạy học dự án, làm việc nghiên cứu tài liệu - Làm việc nhóm - Kết hợp làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Sản phẩm hoạt động dự án của HS về tính chất vật lí của hidro
d. Tổ chức thực hiện: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA
GV chiếu sile về dạy học dự án “Tính chất vật lí của oxi”
Gọi HS đọc lại ND dự án đã giao nhiệm vụ cho HS từ giờ học trước.
- GV thu sản phẩm dự án của các nhóm.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chốt kiến thức.
- HS: đọc bài.
Mỗi nhóm được nhận 1 lọ khí oxi, nghiên cứu, tìm hiểu: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tỉ khối với không khí, tính tan trong nước.
- Nhóm trưởng nộp sản phẩm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả dự án (dùng bảng phụ, thuyết trình, trình chiếu powerpoint…)
- HS: Lắng nghe và ghi bài. I. Tính chất vật lí của hidro
-H2 là chất khí, không màu.
-Khí H2 nhẹ hơn không khí.
- Tính chất hóa học của hidro
- Viết được phươn trình phản ứng minh hoạ.
b. Nội dung: Dạy học dự án, làm việc ở ba góc với thiết bị, hoá chất thí nghiệm, quan sát video, nghiên cứu tài liệu - Làm việc nhóm - Kết hợp làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: HS làm được thí nghiệm xác định tính chất hoá học của hidro. Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
- GV thông báo: Để tìm hiểu tính chất hoá học của HIDRO chúng ta sẽ học theo phương pháp góc. Trong lớp học cô đã bố trí ba gọc
1. Góc làm thí nghiệm (có dụng cụ, hoá chất để làm thí nghiệm (có 2 bộ dụng cụ điệu chế oxi, hidro đã có sẵn hoá chất, khoá bình kíp, kẹp ống dẫn khí giữ không cho khí thoát ra,
2. Góc quan sát: Máy tính, máy chiếu phát video về tính chất hoá học của hidro.
3. Góc đọc tài liệu: Có SGK và các tài liệu về tính chất hoá học của oxi.
Mỗi HS được lựa chọn góc xuất phát. Thời gian hoạt động tại mỗi góc là 5 phút để tìm hiểu kiến thức theo học liệu tại mỗi góc. Hết thời gian học sinh di chuyển sang góc tiếp theo theo chiều kim đồng hồ. Khi di chuyển hết 3 góc cùng nghiên cứu về một nội dung theo các hình thức khác nhau, nhóm ngồi cố định tại góc số cuối cùng báo cáo kết quả dưới sự điều hành của giáo viên.
- GV ra hiệu lệnh cho HS lựa chọn góc, khéo léo định hướng và điều chỉnh góc (nếu cần) để số HS 3 góc tương đương nhau.
- Tại mỗi góc, yêu cầu các thành viên đọc nội quy, bầu nhóm trưởng, thư kí.
- GV đặt câu hỏi: Yêu cầu HS kiểm tra học liệu tại mỗi góc (theo danh mục đính kèm tại các góc, thiết bị, dụng cụ, hoá chất, phiếu học tập…)
- GV đặt câu hỏi: Các nhóm đã sẵn sàng chưa?
Khi nhận được tín hiệu HS các góc đã sẵn sàng, GV ra tín hiệu “Thời gian lượt làm việc thứ nhất bắt đầu”
- Hết 5 phút GV ra tín hiệu di chuyển.
- Hết 5 phút tiếp theo GV ra tín hiệu di chuyển.
Trong quá trình HS hoạt động học tại các góc GV quan sát, hỗ trợ nếu cần thiết.
- Tại góc làm thí nghiệm: Quy định an toàn khi làm thí nghiệm đốt H2 trong O2, thử độ tinh khiết, miệng ON hướng về cửa sổ không có người. Lưu ý HS quan sát thí nghiệm đốt cháy H2 trong không khí cần chú ý:
? Màu của ngọn lửa H2, mức độ cháy khi đốt H2 như thế nào
? Khi đốt cháy H2 trong oxi cần chú ý:
+ Thành lọ chứa khí oxi sau phản ứng có hiện tượng gì ?
+ So sánh ngọn lửa H2 cháy trong không khí và trong oxi ?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động góc về “Tính chất hoá học của hidro”
- Gọi HS lên bảng ghi tính chất và viết PTHH minh hoạ.
- GV chốt kiến thức.
Nhận xét về việc học tập của HS.
*GV làm thí nghiệm nổ.
+Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và
O2 → Có hiện tượng gì xảy ra?
Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu ta trộn: với
+Tại sao khi đốt cháy hỗn hợp khí H2 và khí O2 lại gây ra tiếng nổ ?
+Làm cách nào để H2 không lẫm với O2 hay H2 được tinh khiết ?
GV giới thiệu cách thử độ tinh khiết của khí H2.
-Em có nhận xét gì về thành phần cấu tạo của các chất trong phản ứng trên ?
→ Khí H2 đã chiếm nguyên tố O2 trong hợp chất CuO, người ta nói: H2 có tính khử.
-Ngoài ra H2 dễ dàng tác dụng với nhiều oxit kim loại khác như: Fe2O3 , HgO , PbO, … các phản ứng trên đều toả nhiệt.
→Em có thể rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của H2 ?
- GV chốt kiến thức
Kiểm tra học liệu tại mỗi góc (theo danh mục đính kèm tại các góc, thiết bị, dụng cụ, hoá chất, phiếu học tập…)
- HS hoạt động góc.
1. Góc làm thí nghiệm (có dụng cụ, hoá chất để làm thí nghiệm hidro phản ứng của hidro với đồng (II) oxit)
2. Góc quan sát: Máy tính, máy chiếu phát video về tính chất hoá học của hidro (phản ứng của hidro với đồng (II) oxit)
3. Góc đọc tài liệu: Có SGK và các tài liệu về tính chất hoá học của oxi.
2. Tác dụng với CuO.
Phương trình hóa học
CuO +H2 Cu+H2O
(đen) (đỏ)
Nhận xét: Khí H2 đã chiếm nguyên tố O2 trong hợp chất CuO.
Kết luận: Khí H2 có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, H2 không những kết với oxi ở dạng đơn chất mà còn kết hợp với oxi ở dạng hợp chất.
-Yêu cầu HS quan sát hình 5.3 SGK/ 108 à Hãy nêu những ứng dụng của H2 mà em biết ?
- Dựa vào cơ sở khoa học nào mà em biết được những ứng dụng đó ? -HS quan sát hình à trả lời câu hỏi của GV.
+ Dựa vào tính chất nhẹ à H2 được nạp vào khí cầu.
+ Điều chế kim loại do tính khử của H2. … III. Ứng dụng :
- Bơm kinh khí cầu
- Sản xuất nhiên liệu.
- Hàn cắt kim loại.
- Sản xuất amoniac, phân đạm....
Hoạt động 2.3: Điều chế hidro, phản ứng thế.
a. Mục tiêu:
HS trình bàycách điều chế hidro. Hiểu và lấy ví dụ về phản ứng thế.
+ Phương pháp điều chế, thu khí hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
+ Phản ứng thế là gì và lấy ví dụ minh họa.
- Quan sát và tổng hợp kiến thức qua thao tác thí nghiệm biểu diễn của GV.
- Lắp ráp thiết bị điều chế khí hidro và cách thu khí hidro
- Sử dụng các thiết bị như: đèn cồn, kẹp ống nghiệm và ống nghiệm.
b. Nội dung: - Hoạt động nhóm, làm thí nghiệm - Đàm thoại - Vấn đáp - Thảo luận nhóm - Kết hợp làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm: HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu.
d. Tổ chức thực hiện: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết.
*Điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:
-Giới thiệu: Nguyên liệu thường được dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm là axit HCl và kim loại Zn.Vậy chúng ta điều chế H2 bằng cách nào ?
-Biểu diễn thí nghiệm:
+Giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm.
+Hãy quan sát hiện tượng xảy ra khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl. Nêu nhận xét ?
+Khí thoát ra là khí gì ?
Hãy nêu hiện tượng xảy ra khi đưa que đóm còn tàn than hồng vào đầu ống dẫn khí ?
+Yêu cầu HS quan sát màu sắc ngọn lửa của khí thoát ra khi đốt trên đầu ống dẫn khí, rút ra nhận xét ?
+Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống nghiệm đem cô cạn.
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét ?
Chất rắn màu trắng là muối kẽm Clorua có công thức là: ZnCl2. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ?
-Yêu cầu HS chạm tay vào đáy ống nghiệm vừa tiến hành thí nghiệm. Nhận xét ?
-Để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm người ta có thể thay dung dịch axit HCl bằng H2SO4 loãng và thay Zn bằng Fe, Al, …
-Hãy nhắc lại tính chất vật lý của hiđrô ?
Dựa vào tính chất vậy lý của hiđrô, theo em ta có thể thu H2 theo mấy cách ?
-Khi thu O2 bằng cách đẩy không khí người ta phải chú ý điều gì ? Vì sao ?
Vậy khi thu H2 bằng cách đẩy không khí ta phải thu như thế nào ?
-Nghe và ghi nhớ nguyên liệu để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm.
-Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV nêu nhận xét.
+Khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl dung dịch sôi lên và có khí thoát ra, viên kẽm tan dần.
+Khí thoát ra không làm cho que đóm bùng cháy, khí đó không phải là khí oxi.
+Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt đó là khí H2.
+Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống
nghiệm đem cô cạn thu được chất rắn màu trắng.
-Phương trình hóa học:
Zn +2HCl→ZnCl2 +H2
-Ống nghiệm vừa tiến hành thí nghiệm nóng lên rất nhiều chứng tỏ phản ứng xảy ra là phản ứng toả nhiệt.
-Khí H2 ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí nên ta có thể thu H2 theo 2 cách:
+Đẩy nước.
+Đẩy không khí.
-Khi thu O2 bằng cách đẩy không khí người ta phải chú ý để miệng bình hướng lên trên, vì O2 nặng hơn không khí.
Vậy khi thu H2 bằng cách đẩy không khí ta phải hướng miệng ống nghiệm I. ĐIỀU CHẾ H2
1. Trong phòng thí nghiệm:
-Khí H2 được điều chế bằng cách: cho axit (HCl, H2SO4(l)) tác dụng với kim loại (Zn, Al, Fe, …)
-Phương trình hóa học:
Zn + 2HCl →ZnCl2+H2
-Nhận biết khí H2 bằng que đóm đang cháy.
-Thu khí H2 bằng cách:
+Đẩy nước.
+Đẩy không khí.
-Yêu cầu HS quan sát phản ứng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
(đ.chất) (h.chất) (h.chất) (đ.chất)
Nhận xét: phân loại các chất tham gia và sản phẩm tạo thành trong phản ứng ?
+Nguyên tử Zn đã thay thấy nguyên tử nào trong axit HCl để tạo thành muối ZnCl2 ?
-Dùng phấn màu để biểu diễn:
Phản ứng này được gọi là phản ứng thế.
-Yêu cầu HS nhận xét phản ứng:
2Al+3H2SO4→
Al2(SO4)3+3H2
(đ.chất) (h.chất) (h.chất) (đ.chất)
Yêu cầu HS rút ra định nghóa phản ứng thế ?
-HS quan sát phương trình phản ứng và nhận xét:
+Zn và H2 là đơn chất.
+ZnCl2 và HCl là hợp chất.
+HS so sánh chất tham gia và sản phẩm để trả lời: nguyên tử Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl.
-Nhận xét:
Nguyên tử Al đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất H2SO4.
Kết luận: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất. II. PHẢN ỨNG THẾ.
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 +H2
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, tính toán, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Bài 1.
Viết phương trình phản ứng của hiđro với các chất sau: CuO,O2, Fe2O3, Na2O, PbO. Các pt phản ứng
a.CuO+H2 Cu+H2O
b. 2H2 +O2 2H2O
c. Fe2O3+3H2
2Fe +3H2O
d. Na2O + H2 → không xảy ra.
e. PbO + H2
Pb +H2O.
Bài 2. Cho 5.6 g sắt vào trong dung dịch axit clohiđric dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc).
a. Xác định giá trị của V.
b. Nếu cho lượng hiđro trên tác dụng với 6.72 lít khí O2 ở đktc thì lượng nước thu được sau phản ứng là bao nhiêu? PTPƯ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
a.Theo phương trình ta có nH2 = nFe = 0.1(mol)
- Vậy thể tích H2 thu được là:
VH2 = 0.1x22.4 =2.24 lít.
b. Số mol oxi là
6.72 :22.4 = 0.3 (mol)
PTPƯ :
2H2 + O2 2H2O
Do số mol oxi lớn hơn số mol hiđro nên oxi dư sau phản ứng.
- Theo PT :
nH2 = nH2O = 0.1mol
mH2O = 18 (g)
Bài 3: Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế? Hãy giải thích sự lựa chọn đó?
a. 2Mg + O2 2MgO
b.KMnO4
K2MnO4+MnO2
c. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
d.Mg(OH)2 MgO+H2O
e. Fe2O3+H2 Fe + H2O
g. Cu + AgNO3 → Ag + Cu(NO3)2 Trao đổi nhóm :
Phản ứng thế là: c ; e ; g vì các nguyên tử của đơn chất (Fe , H2 , Cu) đã thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất (CuCl2 ; Fe2O3 ; AgNO3).
4/ Các phản ứng hóa học sau đây phản ứng nào thuộc phản ứng thế ?
A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
B. 2H2 + O2 2H2O
C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
D. 2 HgO → 2 Hg + O2
Đáp án : C
Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục tiêu:
HS trình bàylàm các bài tập liên quan đến oxi, giải thích được một số hiện tượng thực tiễn liên quan..
b. Nội dung:
Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Tại sao hidro bơm vào bóng, bóng có thể bay lên?
2.Tại sao hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗn hợp nổ? Tiếng nổ lớn nhất khi nào? Khi điều chế hidro, người ta thử độ tinh khiết của khí hidro sinh ra như thế nào?
3. Tại sao hỗn hợp hidro, oxi là hỗn hợp nổ (tại sao khi điều chế hidro, khi hidro