Tiết 18 Bài 13
PHẢN ỨNG HÓA HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1) Kiến thức: Học sinh biết.
- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
- Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra…
2) Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm.
3) Thái độ: HS yêu thích hứng thú học tập
4. Những phẩm chất năng lực cần hướng tới:
a) Năng lực:
- Năng lực quan sát, năng lực tự học, năng lực tự sáng tạo, năng lực quản lý, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực suy luận.
b) Phẩm chất.
- Tự tin, tự lập, tự chủ
- Tính tư duy khoa học chính xác
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Dạy học nêu vấn đề
- Học tập nghiên cứu theo nhóm
- Kỹ thuật khăn phủ bàn, công não.
- Sử dụng các ví dụ và bài tập để giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thảo luận thông qua phiếu học tập.
C. THIẾT BỊ- TÀI LIỆU:
1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 2.5 SGK/ 48.
2. Học sinh:
- Học bài cũ, làm bài tập SGK/ 47.
- Đọc trước bài mới.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: (1’):
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Trong số những hiện tượng dưới đây, xác định hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học:
Hiện tượng Hiện tượng vật lí Hiện tượng hóa học
Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. x
Vành xe đạp bằng sắt để lâu trong không khí bị phủ một lớp gỉ. x
Để rượu nhạt (có tỉ lệ nhỏ chất rượu êtylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua. x
Hòa tan axit axêtic vào nước được dung dịch axit axêtic loãng, dùng làm giấm ăn. x
3. Bài mới:
Qua kiểm tra bài cũ cô thấy các em nắm rất chắc kiến thức về hiện tượng vật lí và hóa học. Trong 2 hiện tượng hóa học trên chúng ta thấy: Sắt, Rượu đã bị biến đổi thành chất khác. Quá trình biến đổi đó gọi là gì, có gì thay đổi, khi nào sảy ra, dựa vào đâu mà biết được. Để giải mã những điều này cô giúp các con tìm hiểu nội dung bài học 13: Phản ứng hóa học
*Hoạt động 1:(18’) Tìm hiểu thế nào là phản ứng hóa học.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Thí nghiệm (3’): Hãy tiến hành các thí nghiệm sau, quan sát và nhận xét hiện tượng.
Thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Nhận xét
TN1: Cho 3ml dd Natrisunfat vào ống nghiệm chứa 3ml dd Bariclorua.
TN2: Cho 3ml dd Natrihiđroxit vào ống nghiệm chứa 3ml dd Đồng(II) clorua. .
- GV nhận xét chuẩn kiến thức
- TN1: Dd Natrisunfat và dd Bariclorua bị biến đổi thành chất rắn màu trắng.
- TN2: dd Natrihiđroxit và dd Đồng(II) sunfat bị biến đổi thành chất rắn màu xanh.
- Quá trình biến đổi trên được gọi là phản ứng hóa học.
? Phản ứng hóa học là gì
- HS trình bày GV chuẩn kiến thức ghi bảng
GV: - Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng là chất phản ứng hay chất tham gia
- Chất mới sinh ra là sản phẩm hay chất tạo thành.
- GV hướng dẫn HS ghi phương trình chữ
- GV hướng dẫn HS cách đọc phương trình chữ của PƯHH:
- Dấu “ “ đọc là tạo thành (hay sinh ra)
- Dấu “ +” phía trước dấu “” đọc là tác dụng với (hay phản ứng với, hóa hợp với).
- Dấu “ +” phía sau dấu “” đọc là: và.
VD Natrisunfat + Bariclorua Barisunfat + Natriclorua
Đọc là: Natrisunfat tác dụng với Bariclorua tạo ra Barisunfat và Natriclorua
- GV gọi HS đọc phương trình
Natrihiđroxit +Đồng(II)sunfat Đồng(II)hiđroxit+Natrisunfat
- HS làm việc cặp đôi (2 phút)
Bài tập 1: Đánh dấu X vào ô ứng với hiện tượng hoá học hay hiện tượng vật lí. Viết phương trình chữ của phản ứng hoá học?
Các quá trình
Hiện tượng Phương trình chữ của phản ứng hoá học
Hóa học Vật lí
a/ Muối ăn hòa tan vào nước thành dung dịch muối ăn
b/ Đốt bột sắt trong oxi tạo ra oxit sắt từ
c/ Điện phân nước ta thu được khí hiđro và khí oxi
- GV gọi HS trình bày nhận xét chuẩn kiến thức.
- GV: Cho lớp xem video về quá trình quang hợp.
Bài tập 2: Hãy viết phương trình chữ của phản ứng hoá học diễn ra trong quá trình quang hợp ở cây xanh?
- HS lên viết vào bảng
- Yêu cầu HS đọc phương trình hóa học
- GV nhận xét chuẩn kiến thức liên hệ thực tế giáo dục bảo vệ môi trường. HS lấy dụng cụ hóa chất làm việc theo nhóm (3’)
HS tiến hành thí nghiệm quan sát, nhận xét hoàn thành phiếu
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nghe tiếp nhận thông tin
- HS trình bày
- HS nghe tiếp nhận thông tin ghi bài
- HS nghe tiếp nhận thông tin
- HS đọc phương trình
- HS làm việc cặp đôi hoàn thành phiếu bài tập
Đại diện nhóm trình bày
- HS quan sát video
- HS làm bài tập vào phiếu đại diện một HS lên bảng trình bày
- HS tiếp nhận thông tin I- Định nghĩa.
Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.
* Phương trình chữ của phản ứng hoá học:
Tên các chất tham gia
Tên các chất tạo thành
VD:
Natrisunfat + Bariclorua Barisunfat +Natriclorua
Bài tập 1:
Các quá trình
Hiện tượng Phương trình chữ của phản ứng hoá học
Hóa học Vật lí
a/ Muối ăn hòa tan vào nước thành dung dịch muối ăn x
b/ Đốt bột sắt trong oxi tạo ra oxit sắt từ X Sắt + Oxi Oxit sắt từ
c/ Điện phân nước ta thu được khí hiđro và khí oxi X Nước Khí Hidro + Khí oxi
Bài tập 2:
Khí cacbonic + nước AS
Diệp lục
Đường + Khí oxi
*Hoạt động 2:(15’) Tìm hiểu diễn biến phản ứng hóa học.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Số lượng 11 hs/ nhóm – Thời gian 5 phút
Theo kỹ thuật khăn trải bàn
Quan sát diễn biến của phản ứng giữa H2 với O2 hoàn thành nội dung bảng sau
Trước phản ứng. Trong quá trình phản ứng. Sau phản ứng
Số phân tử
Liên kết giữa các nguyên tử
Số nguyên tử H, số nguyên tử O.
- GV chuẩn kiến thức
- GV cho HS xem sơ đồ hình thành liên kết phân tử H2O.?
- Bản chất của phản ứng hoá học là gì?
- GV chuẩn kiến thức ghi bảng.
GV: Hãy quan sát mô hình phản ứng giữa kẽm và axit clohiđric và nhận xét về đặc điểm liên kết của nguyên tử kim loại trước và sau phản ứng?
GV chốt: Lưu ý. Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.
Bài tập 3: Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí Hiđrô H2 và khí Clo Cl2 tạo ra Axítclohiđríc HCl
Hãy cho biết.
- Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nào bị tách rời?
- Phân tử nào được tạo ra?
Bài tập 4:
Khẳng định nào đúng? Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và sản phẩm phải chứa cùng:
A. Số nguyên tử trong mỗi chất.
B. Số nguyên tố tạo ra chất.
C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
D. Số phân tử của mỗi chất.
Bài tập 5: Khi để ngọn lửa đến gần là cồn (rượu etylic) đã bắt cháy?
Biết rằng cồn cháy được là có sự tham gia của khí oxi, tao ra hơi nước và khí cacbonic. Viết phương trình chữ của phản ứng trên
- GV chuẩn kiến thức
- HS nghe nhận lệnh
- HS thảo luận hóm
- Đại diện nhóm HS trình bày
- HS quan sát sơ đồ đưa ra chất phản ứng và chất sản phẩm về: Số lượng nguyên tử mỗi loại
- HS trình bày: Số lượng nguyên tử mỗi loại của chất phản ứng và sản phẩm không đổi
- HS trình bày trước phản ứng Zn ở trạng thái đơn chất không liên kết với nguyên tử khác. sau phản ứng Zn liên kết với clo tạo ra hợp chất.
- HS quan sat
Đại diện HS trình bày
- HS trình bày:
- HS trình bày
- HS trình bày
II. Diễn biến phản ứng hóa học:
Bản chất của phản ứng hoá học: “Trong phản ứng hoá học liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, làm Phân tử này biến đổi thành phân tử khác, nên chất này biến thành chất khác
Bài tập 3:
- Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử hiđrô và clo bị tách rời.
- Phân tử axít clohiđric được tạo ra.
Bài tập 4:
Đáp án C
Bài tập 5:
Phương trình chữ của phản ứng:
Rượu etylic + Khí oxi Nước+Khí cacbonic
4. Củng cố: (5’)
GV chốt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy tổng hợp nội dung giờ học (HS đọc to trước lớp)
5. Hướng dẫn tự học ở nhà: (1’)
Học bài. Làm bài tập 1, 2, 3, 4/ SGK – 50. Đọc nội dung phần “ Đọc thêm”
Chuẩn bị bài mới: “Phản ứng hóa học”
Mục III, IV:Khi nào phản ứng hóa học xảy ra. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
Viết trước phương trình chữ cho phản ứng hóa học của bài tập 5 và 6 / SGK- 51.
PHIẾU KHĂN PHỦ BÀN
Trước phản ứng. Trong quá trình phản ứng. Sau phản ứng
Số phân tử
Liên kết giữa các nguyên tử
Số nguyên tử H, số nguyên tử O.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1: Đánh dấu X vào ô ứng với hiện tượng hoá học hay hiện tượng vật lí. Viết phương trình chữ của phản ứng hoá học?
Các quá trình
Hiện tượng Phương trình chữ của phản ứng hoá học
Hóa học Vật lí
a/ Muối ăn hòa tan vào nước thành dung dịch muối ăn
b/ Đốt bột sắt trong oxi tạo ra oxit sắt từ
c/ Điện phân nước ta thu được khí hiđro và khí oxi
Bài tập 3: Quan sát hình dưới trên bảng: sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí Hiđrô H2 và khí Clo Cl2 tạo ra Axítclohiđríc HCl
Hãy cho biết.
- Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nào bị tách rời?
- Phân tử nào được tạo ra?
...........................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 4: Khẳng định nào đúng? Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và sản phẩm phải chứa cùng:
A. Số nguyên tử trong mỗi chất.
B. Số nguyên tố tạo ra chất.
C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
D. Số phân tử của mỗi chất.
Bài tập 5: Khi để ngọn lửa đến gần là cồn (rượu etylic) đã bắt cháy?
Biết rằng cồn cháy được là có sự tham gia của khí oxi, tao ra hơi nước và khí cacbonic. Viết phương trình chữ của phản ứng trên.
...........................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................