Giáo án bài Rôbinxon ngoài đảo hoang môn Ngữ Văn lớp 9

Giáo án theo phương pháp mới bài Rôbinxon ngoài đảo hoang môn Ngữ Văn lớp 9

                                                                            

TIẾT 146               Văn bản:                                              

RÔ-BIN XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

(Trích : Rô-bin-xơn Cru-xô)

                                    - Đe-ni-ơn  Đi-phô -

   A. Mục tiêu cần đạt:

    1. Kiến thức: Giúp học sinh

    - Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống ở đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự họa của nhân vật.

     -  Nắm được hình thức tự truyện của văn bản, cách kể chuyện hóm hỉnh, cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ…

     2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng

- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện - Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nhất là tả chân dung nhân vật.

- Tích hợp kiến thức về văn bản, tiếng việt: thể loại, ngôi kể, giải nghĩa từ,...

3. Thái độ:  Giáo dục học sinh

- Luôn lạc quan khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

- Có ý chí, nghị lực vượt qua hoàn cảnh để đạt được thành công trong cuộc sống.

    4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp HS hình thành và phát triển

- Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.

- Năng lực hợp tác

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ

  B. Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Tìm đọc tiểu thuyết Rô -bin- xơn  Cru xô, tài liệu tham khảo...

                     Thiết kế bài giảng

2. Học sinh: Đọc, tóm tắt văn bản

                     Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

     * Thiết bị dạy học : Máy chiếu projecter, camera vật thể, phiếu bài tập…

   C. Tiến trình dạy học :

      1. Ổn định tổ chức

      2. Kiểm tra bài cũ

       Nêu cảm nhận của em về ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của lê Minh Khuê?

       Vì sao truyện viết về các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ mà tác giả lại đặt nhan đề là “Những ngôi sao xa xôi”?

       3. Bài mới:

*  Giới thiệu bài: Trong những giờ học trước các con đã được làm quen với Ra-bin-đnat- Ta Go, một nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ qua bài thơ “ Mây và Sóng”. Hôm nay chúng ta cùng đến với nước Anh – một đất nước nằm ở miền ôn đới, xứ sở của sương mù, nơi có dòng sông Thêm thơ mộng để gặp gỡ với Đe-ni-ơn

Đi- phô qua văn bản “ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”.

* Tiến trình bài dạy:

 

 

 

 

 

Hoạt động của GV

 của HS

Nội dung bài dạy

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm:

 Nêu những hiểu biết của em về tác giả Đe-ni-ơn Đi-phô?

Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung

 GV chốt, bổ sung:

- Đi-phô đã từng trải qua nhiều nghề, và đã đặt chân lên nhiều nước ở châu Âu, châu Phi.

- Ông đã tham gia tích cực các hoạt động chính trị, dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu.

- Ông đã viết hàng trăm tác phẩm châm biếm phê phán những điều sai trái trong xã hội và đưa ra nhiều dự án cải cách tiến bộ.

Nêu xuất xứ của văn bản “ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”?

- GV chốt: Văn bản được trích từ chương X của tác phẩm “ Rô-bin-xơn Cru-xô”  có nhan đề đầy đủ là “Cuộc đời và những chuyến phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô”sáng tác năm 1719. Tác phẩm gồm 18 chương. Đây là tác phẩm đầu tay nhưng cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của Đe-ni-ơn Đi-phô.

Tác  phẩm  “Rô - bin-xơn  Cru xô được viết theo thể loại nào ?

- Là tiểu thuyết phiêu lưu, viết dưới hình thức tự truyện. Rô-bin-xơn tự kể chuyện mình. Tên văn bản do nhà biên soạn đặt.

Em đã được tìm hiểu thể loại tiểu thuyết khi học tác phẩm nào? Em hiểu gì về thể loại tiểu thuyết?

 

Em đã được học tác phẩm nào cũng được viết dưới hình thức tự truyện?

GV giới thiệu:

“Rô-bin-xơn Cru-xô” được sáng tác dựa trên một câu chuyện có thật về một chàng thủy thủ người Anh tên là Xen-kiếc bị đắm tàu trôi dạt vào một hoang đảo chưa từng in dấu chân người thuộc biển Chi-lê Nam Mĩ. Bốn năm sau anh mới được một chiếc tàu thám hiểm phát hiện, cứu thoát trong tình trạng hoang dã, quần áo tả tơi

 - Sau đây cô giới thiệu với các con phần tóm tắt tác phẩm.

- Gv gọi HS đọc tóm tắt tác phẩm

- Mặc dù ra đời cách đây đã gần 300 năm nhưng Rô-bin-xơn Cru-xô vẫn được bạn đọc trên khắp hành tinh yêu thích không chỉ bởi cốt truyện li kì, hấp dẫn mà còn bởi văn phong vừa trong sáng vừa dí dỏm.

- GV hướng dẫn đọc: Cần đọc to, rõ ràng, giọng trầm lắng pha chút hóm hỉnh, hài hước.

GV đọc mẫu, gọi HS đọc- nhận xét

- Hướng dẫn HS giải thích từ khó:

Cô đã yêu cầu các con đọc kĩ chú thích trước khi soạn bài. Ngoài ra các con cần chú ý một số từ ngữ khác:

+ Đạn ghém: Đạn súng săn, nổ to và có sức sát thương lớn.

+ Ma rốc: Một đất nước nằm ở Bắc phi.

 

Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt của văn bản?

 

Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?

-  Câu chuyện trở nên chân thực, tự nhiên, hấp dẫn, dễ dàng bày tỏ cảm xúc suy nghĩ của nhân vật.

- Hạn chế: Nhân vật chỉ miêu tả được những gì mình biết, nhìn thấy. Với góc nhìn đó nhà văn đã tập trung miêu tả bộ dạng khôi hài của nhân vật gây hấp dẫn cho người đọc.

Văn bản có thể chia ra làm mấy phần nêu nội dung của từng phần?

+ Rô-bin-xơn tự cảm nhận về chân dung mình

+ Trang phục của Rô-bin-xơn

+ Trang bị của Rô-bin-xơn

+ Diện mạo của Rô-bin-xơn

 

 

Trình bày độc lập

 

 

Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

Trình bày độc lập

 

Lắng nghe

 

 

 

 

Trình bày độc lập

 

 

 

 

 

 

 

Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

Đọc

 

 

 

 

Đọc

Nghe

 nhận xét

 

 

 

Nghe

 

 

 

Trình bày độc lập

 

 

Suy nghĩ trả lời

 

 

 

 

 

 

4 phần

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: SGK/128

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm:

- Xuất xứ : Trích tiểu thuyết “Rô - bin-xơn  Cru xô” - 1719.

 

 

 

 

- Thể loại: : tiểu thuyết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc-chú thích:  

SGK/129

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngôi kể:

        Ngôi thứ nhất

-  Phương thức biểu đạt:

 Tự sự, miêu tả, biểu cảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bố cục: 4 phần

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản:

Nhân vật tôi (Rô-bin-xơn) đã tự cảm nhận về chân dung bản thân mình ntn? Sự cảm nhận ấy thể hiện điều gì?

GV: Đang sống ở hoang đảo mà R. vẫn hình dung mình đang đi dạo khắp miền Y-oóc sai quê hương và gặp gỡ đồng bào mình. Thái độ của họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc chứng tỏ hình dáng, bộ dạng của anh phải kì quái hay tức cười lắm.

- Với giọng kể dí dỏm, hài hước, lời kể của R. thật tự nhiên đã tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý, tò mò của người đọc về chân dung của anh.

Vậy bức chân dung của R. như thế nào, các con cùng làm bài tập sau:

 

  • Thảo luận nhóm (4HS- TG: 4 phút)

Điền nội dung thích hợp vào bảng sau:

Chân dung

Rô-bin-xơn

Trang phục

Trang bị

Diện mạo

Các chi tiết miêu tả

 

 

 

Nhận xét       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thảo luận

 

 

 

Đại diện nhóm trình bày

II. Tìm hiểu chi tiết:

1. Bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn:

 

 

 

GV đưa đáp án

 

 

Trang phục

Trang bị

Diện mạo

Các chi tiết miêu tả

  • Mũ: To tướng cao lêu đêu, với mảnh da phủ xuống sau

gáy để che nắng, chắn mưa.

  • - Áo: Vạt áo dài lưng chừng hai bắp đùi.
  • Quần: Loe, thõng xuống đến giữa bắp chân…

Ủng: bao quanh bắp chân, buộc dây hai bên. 

- Thắt lưng: rộng bản, thắt lại bằng hai sợi dây thay cho khoá, hai bên có quai đeo

- Đai da: hẹp, quàng qua vai

- Dụng cụ: Cưa nhỏ, rìu con, túi thuốc súng, túi đạn ghém, gùi sau lưng, súng bên vai, chiếc dù lớn trên đầu.

 

 

- Nước da không đến nỗi đen cháy.

- Cặp ria dài to kiểu Hồi giáo, có thể dùng treo mũ, chiều dài và hình thù kì quái khiến mọi người phải khiếp sợ

Nhận xét

  • kì lạ, độc đáo, phù hợp với hoàn cảnh khắc nghiệt.

 lỉnh kỉnh, cồng kềnh, tiện dụng để bảo vệ mình, chống chọi với thiên nhiên, thú dữ

 Kì dị, khác thường.

 

=> Độc đáo, là kết quả của sự lao động sáng tạo

 

 

GV chốt kiến thức theo nội dung của bài tập theo các nội dung: Trang phục, Trang bị, Diện mạo

 

Tại sao khi miêu tả diện mạo tác giả lại chỉ chú trọng miêu tả màu da và cặp ria?

- Có lẽ màu da và cặp ria là hai nét nổi bật nhất thể hiện sự thay đổi quá nhiều của R. Hơn 10 năm sống trên đảo hoang từ một chàng trai da trắng lịch sự hào hoa nay đã trở thành chàng trai da màu kì dị, khác thường vì cuộc sống quá khắc nghiệt.

 

Thông thường, trong bức hoạ chân dung, gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhất, được hoạ sĩ quan tâm trước hết, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác. Vậy trong đoạn trích này, tại sao phần miêu tả diện mạo lại được đưa xuống sau và cũng chỉ miêu tả rất ít ?

à Diện mạo của Rô-bin-xơn được miêu tả sau trang phục và trang bị. Diện mạo ấy chỉ hiện lên qua làn da và bộ ria mép của chàng. Do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất,  Rô-bin-xơn chỉ có thể miêu tả những gì chàng nhìn thấy được. Đó cũng là dụng ý của tác giả thu hút sự chú ý của mọi người làm nổi bật cách ăn mặc kì khôi và những đồ nghề lỉnh kỉnh mang theo người của Rô-bin-xơn.

Con có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và cách kể chuyện trong đoạn truyện này?

 

-  Gv đưa hình ảnh bức tranh  mô phỏng chân dung của Roobin xơn.

 

- Qua đây con hình dung thấy bức chân dung tự họa của R. hin lên như thế nào?

 

 GV chốt bình: Với cách kể chuyện kết hợp với miêu tả vừa chân thực vừa pha chút hài hước, giọng khôi hài dí dỏm, Đe-ni-ơn Đi-phô đã giúp ta hình dung được bức chân dung tự họa của R. rất khác biệt, kì khôi khôi chẳng khác gì hình thù của một vị chúa đảo. Hơn 10 năm sống trên đảo hoang để thích ứng với hoàn cảnh R. đã không ngừng lao động sáng tạo cho mình những bộ trang phục thật độc đáo cùng những trang bị lỉnh kỉnh nhưng lại rất cần thiết cho cuộc sống. Đó là kết quả của sự lao động sáng tạo, kiên trì bền bỉ để hòa hợp với thiên nhiên và cuộc sống nơi hoang dã.

Miêu tả tỉ mỉ, giọng kể hài hước

 

 

 

 

 

Do việc lựa chọn ngôi kể, tập trung làm nổi bật trang phục của nhân vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét

* Trang phục:

- Mũ: to, cao lêu đêu - Ao: dài đến bắp đùi.

- Quần: Loe, thõng đến giữa bắp chân,..

- Ủng: bao quanh bắp chân

à kì lạ, độc đáo, phù hợp hoàn cảnh

* Trang bị:

- Thắt lưng, đai, túi, dù, gùi…

- Cưa, rìu, thuốc súng, đạn ghém

à lỉnh kỉnh, cồng kềnh, tiện dụng

*  Diện mạo:

- Da : nó không đến nỗi đen cháy..

- Râu: dài, ria tỉa kiểu Hồi giáo

à kì dị, khác thường.

 

 

 

 

 

 

NT: giọng kể hóm hỉnh hài hước, cách miêu tả tỉ mỉ, chi tiết

 

 

 

==> Bức chân dung kì lạ, khôi hài

 

 

 

 

 

 

 

Qua bức chân dung tự họa, em hình dung như thế nào về cuộc sống khó khăn của R. trên đảo hoang?

- Cô đơn, tách biệt với xã hội

Đối mặt với nhiều khó khăn: Đói, rét, nắng, mưa, gió bão, thú dữ, bệnh tật…( cô đơn, tách biệt với xã hội, khí hậu khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, thiếu thốn mọi thứ, không có lương thực, thực phẩm, thú dữ đe dọa,..)

GV bổ sung ( Đưa hình ảnh…)

- Sống trên đảo hoang, thời tiết thất thường R. phải chống chọi với khí hậu khắc nghiệt.

- Chàng đã phải lao động cật lực tạo dựng một túp lều bằng cây cối để che mưa nắng và tránh thú dữ.

- Từ mấy hạt lúa mạch còn sót lại trong những thứ vớt vát được từ con tầu bị đắm, chàng đã trồng lúa mạch tạo được nguồn lương thực.

- Với khẩu súng săn, mấy viên đạn ghém chàng đã bẫy được 1 cặp dê và thuần phục nó, phát triển thành cả một đàn dê đông đúc. Sử dụng sản phẩm nuôi trồng phục vụ cuộc sống của mình.

- Hơn 10 năm sống trên đảo hoang RÔ luôn chủ động vượt lên chống chọi với khó khăn để tồn tại.

 

Qua đoạn trích, em thấy R. hiện lên là người thế nào? Vì sao em lại khẳng định như vậy?

GV: Cuộc sống của R. khó khăn như vậy nhưng khi khắc họa chân dung của mình, chàng không lần nào thốt ra lời than phiền đau khổ. Qua bức chân dung tự họa, ta cảm nhận được R. là con người có dáng vẻ bề ngoài khác biệt, kì khôi nhưng đằng sau bức chân dung ấy là những vẻ đẹp phẩm chất thật đáng quý.. một con người rất lạc quan, có nghị lực sống phi thường, cần cù lao động, thông minh sáng tạo. Chàng đã vượt lên trên hoàn cảnh ngặt nghèo để sống kiêu hãnh, trị vì vương quốc của mình.

 

GV giới thiệu đoạn truyện để thấy rõ tinh thần lạc quan của R:

“ Các bạn thử nghĩ, một mình trên một hòn đảo hoang vắng mà bữa sáng có sữa tươi, bữa ăn thường ngày có bánh mì, bánh bột gạo tẻ, thịt dê, trứng rùa, bơ và pho mát; tráng miệng thì có các thứ hoa quả, nhất là nho tươi, nho khô, thiết tưởng cũng thịnh soạn không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố lớn”.

  •     GV liên hệ đến những tấm gương lạc quan, với nghị lực phi thường đẫ vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh:
  • Mai An Tiêm…
  • Nguyên Ngọc Kí…
  •  Nicvujic….

Từ vẻ đẹp của R. và những tấm gương đó,  em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?

    Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn hoạn nạn nhưng điều quan trọng nhất là trước những khó khăn đó chúng ta không được buông xuôi, chán nản, tuyệt vọng, lùi bước mà phải luôn lạc quan, yêu cuộc sống, có nghị lực vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh bằng tài năng và lòng quyết tâm.

Hãy khái quát nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật?

- Nghệ thuật:

+ Giọng kể nhẹ nhàng, hài hước dí dỏm

+ Kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Nội dung: Qua những đặc sắc nghệ thuật đó tác giả giúp ta cảm nhận được cuộc sống khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình trên đảo hoang suốt mười mấy năm.

GV giới thiệu, chiếu clip về Ro bin xơn…

 

IV. Luyện tập

1. Bài tập 1:

      Có ý kiến cho rằng “R. ngoài đảo hoang là bài ca yêu cuộc sống”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

2. Bài tập 2:

- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Rô bin xơn ngoài đảo hoang”

GV chốt bài…

Trình bày cảm nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cảm nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên hệ

 

 

Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trình bày

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết văn cảm thụ

 

2.  Vẻ đẹp của Rô-bin-xơn:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lạc quan, yêu cuộc sống

- Có nghị lực phi thường

- Thông minh sáng tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện.

- Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.

2. Nội dung:

Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.

.* Ghi nhớ: SGK/130

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tóm tắt tác phẩm

Rô-bin-xơn là một thanh niên cường tráng, dũng cảm ưa mạo hiểm, khao khát đi tới những miền đất lạ, thích vượt trùng dương. Chàng đi xuống tàu tại thương cảng Hơn, theo bạn đi Luân Đôn. Tàu bị đắm tại Yác-mao. Chẳng nhụt chí trước tai họa, chẳng mềm lòng trước lời kêu khóc của mẹ cha, Rô-bin-xơn làm quen với một thuyền trưởng tàu buôn đi sang Ghi-nê. Chuyến đầu tốt đẹp, chuyến thứ hai gặp cướp biển, bị bắt làm nô lộ ở Xa-lê. Hai năm sau trốn thoát, lưu lạc sang Bra-xin lập đồn điền. Có một tí vốn, 4 năm sau lại cùng bạn xuống tàu buồn đi Ghi-nê. Tầu gặp bão, bị đắm. Hầu hết đều chết, chỉ còn Rô-bin-xơn may mắn sống sót. Tàu đắm dạt vào một nơi gần đảo hoang. Chàng tìm cách lên đảo, làm lán trại, chuyên chở mọi thứ còn lại trên tàu đắm, từ khẩu súng, viên đạn đến lương thực lên đảo. Chàng săn bắn, kiếm ăn, trồng trọt, nuôi dê, làm đủ nghề như đan lát, nặn gốm v.v... để duy trì cuộc sống đơn độc trên đảo hoang.

Đến năm thứ 25, Rô-bin-xơn do tình cờ cứu được một tù binh da đen bị thổ dân đưa lên đảo toan hành hình. Chàng đặt tên cho nạn nhân là Thứ Sáu. Sau đó, chàng lại cứu được 2 tù binh, một người Tây Ban Nha và một da đen chính là người cha của Thứ Sáu, khi bọn thổ dân sắp hành hình. Hoang đảo đã có 4 người, cuộc sống đỡ cô đơn.

Một hôm có một chiếc tàu ghé đến đậu ở cái vịnh nhỏ gần đảo hoang. Bọn thủy thủ nổi loạn trói thuyền trưởng thuyền phó giải lên bờ định cho chết trên đảo. Chàng cứu giúp vị thuyền trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về Tổ quốc có Thứ Sáu cùng đi. Tính ra đã 28 năm, hai tháng, 19 ngày Rô-bin-xơn đã sống trên hoang đảo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU BÀI TẬP

THẢO LUẬN NHÓM

THỜI GIAN: 4 PHÚT

Điền nội dung thích hợp vào bảng sau:

 

Chân dung

Rô-bin-xơn

Trang phục

Trang bị

Diện mạo

 

 

 

 

Các chi tiết

miêu tả

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nhận xét

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU BÀI TẬP

THẢO LUẬN NHÓM

THỜI GIAN: 4 PHÚT

Điền nội dung thích hợp vào bảng sau:

 

Chân dung

Rô-bin-xơn

Trang phục

Trang bị

Diện mạo

Các chi tiết miêu tả

  • Mũ: To tướng cao lêu đêu, với mảnh da phủ xuống sau

gáy, để che nắng, chắn mưa.

  • - Áo: Vạt áo dài lưng chừng hai bắp đùi.
  • Quần: Loe, thõng xuống đến giữa bắp chân…
  • Ung: bao quanh bắp chân, buộc dây hai bên

bên. 

- Thắt lưng: rộng bản, thắt lại bằng hai sợi dây thay cho khoá, hai bên có quai đeo

- Đai da: hẹp, quàng qua vai

- Dụng cụ;cưa nhỏ, rìu con, túi thuốc súng, túi đạn ghém, gùi sau lưng, sung bên vai, chiếc dù lớn trên đầu.

 

 

- Nước da không đến nỗi đen cháy.

- Cặp ria dài to kiểu Hồi giáo, có thể dùng treo mũ, chiều dài và hình thù kì quái khiến mọi người phải khiếp sợ

Nhận xét

  • kì lạ, độc đáo, phù hợp với hoàn cảnh khắc nghiệt.

 kỉnh kỉnh, cồng kềnh, tiện dụng để bảo vệ mình, chống chọi với thiên nhiên, thú dữ

 Kì dị, khác thường.

 

=> Độc đáo, là kết quả của sự lao động sáng tạo

 

 

 

Xem nhiều