Tiết 71: Văn bản:
CHIẾC LƯỢC NGÀ
- Nguyễn Quang Sáng -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm đươc những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình và kỹ năng trải nghiệm sáng tạo.
3. Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh:
-Biết yêu mến, kính trọng những người tham gia kháng chiến đã hy sinh hạnh phúc của mình vì hạnh phúc lớn của dân tộc
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn vun đắp những tình cảm gia đình tốt đẹp.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: máy chiếu, phiếu học tập…
2. Học sinh:
- Giáo viên : Thiết kế các hoạt động dạy- học, bảng nhóm, máy chiếu..
- Học sinh : Soạn bài mới theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Thời gian: 1 phút)
Giáo viên giới thiệu bài mới bằng các hình ảnh về vùng đất miền tây Nam bộ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Phát triển năng lực học sinh
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
*Mục tiêu: Học sinh hiểu được:
- Vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng, xuất xứ của văn bản “ Chiếc lược ngà”.
- Cảm nhận hiểu được tình cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu.
*Hình thức : Phát vấn, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình…
*Thời gian: 37 phút.
- GV mời đại diện của Tổ 1 lên trình bày phần sưu tầm tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- ( Gọi đại diện tổ 1 lên trình bày)
- Gv chốt trên máy và bổ sung thêm về tác giả:
- Gv bổ sung thêm về tác phẩm:
- Kịch bản phim nổi tiếng của Nguyễn Quang Sáng “ Cánh đồng hoang”
Để hiểu về nội dung câu chuyện, tiếp sau đây cô mời đại diện của tổ 3 và 4 lên kể lại chuyện “ Chiếc lược ngà”
Gv lưu ý 1 số chú thích ( từ ngữ địa phương trong văn bản)
GV mời đại diện của tổ 4 lên trình bày phần tìm hiểu chung.
* Gv bổ sung về hoàn cảnh sáng tác:
- Nói về hoàn cảnh sáng tác, Nguyễn Quang Sáng đã từng chia sẻ:
Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất từ điểm nhìn là nhân vật Bác Ba- người bạn chiến đấu của ông Sáu.
Theo em, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
- Truyện “ Chiếc lược ngà” có 2 tình huống ( như hs đã trình bày). Em hãy nêu ý nghĩa của mỗi tình huống?
- * Gv dẫn: Và để tìm hiểu câu chuyện về tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp, chúng ta cùng chuyển sang phần II.
* Gv dẫn chuyển: Sau tám năm xa cách, ông Sáu mới được gặp lại con.Vậy cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu diễn ra như thế nào?Chúng ta cùng làm bài tập thảo luận nhóm như sau:
* Thảo luận nhóm:
- Thời gian: 7 phút.
- Hình thức: 4 hs/ nhóm
* Hoạt động 1: Nhóm chuyên sâu ( 3 phút)- Gv phát phiếu bài tập.
- Tổ 1+3: Tìm từ ngữ miêu tả thái độ và hành động của anh Sáu và Bé Thu ở thời điểm: Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách.
- Tổ 2+ 4: Tìm từ ngữ miêu tả thái độ và hành động của anh Sáu và Bé Thu ở thời điểm: Trong ba ngày anh Sáu nghỉ phép.
* Hoạt động 2: Nhóm mảnh ghép ( 4 phút)
- Hình thành nhóm mới.
- Hoàn thành nội dung bảng nhóm.
- Nhận xét về thái độ, hành động của anh Sáu và bé Thu hai thời điểm: Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách và trong ba ngày nghỉ phép.
Nhân vật ông Sáu Nhân vật bé Thu
Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách.
Trong ba ngày nghỉ phép
Nhận xét
- Gv mời đại diện các nhóm trình bày và nhận xét.
- Gv chốt trên máy và khai thác nội dung.
Gv gạch chân các hành động của ông Sáu trên máy
Hành động trên của ông Sáu cho em cảm nhận được gì về tình cảm của ông Sáu giành cho bé Thu?
* Gv dẫn: Tình cảm của ông Sáu giành cho bé Thu thật sâu nặng. Thế còn bé Thu đối với ông như thế nào?
- Gv chiếu bảng và gạch chân hành động cuả bé Thu.
Khi gặp lại ông Sáu ở bến xuồng sau tám năm xa cách, bé Thu giật mình, ngơ ngác nhìn ; mặt tái đi, kêu thét lên “Má, má”..?Theo em vì sao bé Thu lại có phản ứng như vậy?
-Gv dẫn: Vậy những ngày tiếp sau đó, thái độ, tình cảm của bé Thu với ông Sáu có gì thay đồi?
-Hs lưu ý các cử chỉ,hành động, lời nói của bé Thu.
-Con có nhận xét gì về thái độ, hành động, lời nói của bé Thu?
-Theo em, lời nói của Bé Thu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao bé Thu lại nói những lời như vậy?
- Qua thái độ, lời nói, hành động của bé Thu, em thấy Bé Thu là người như thế nào?
* Thảo luận nhóm ( 2hs):
Có ý kiến cho rằng: Hành động không thừa nhận ông Sáu là ba chứng tỏ bé Thu rất yêu ba, em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
Tình cảnh đáng thương của cha con ông Sáu gợi cho em hiểu thêm gì về hậu quả của chiến tranh?
GV chốt tiểu kết:
Qua phần tìm hiểu bài, em hãy trình bày đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của phần đầu truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”?
- Gv dẫn: Chiến tranh đã đi qua, nhưng vết thương của chiến tranh vẫn còn đó Nỗi đau của chiến tranh là có thật: Mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha... ( Gv cho hs xem 1 đoạn clip về hậu quả của chiến tranh và những việc làm nhằm xoa dịu những đau thương của chiến tranh)
- Con có suy nghĩ gì sau khi xem xong đoạn clip?
- Bản thân con đã làm gì để góp phần xoa dịu những đau thương của chiến tranh?
Là một học sinh, đang được hưởng một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, con thấy mình phải làm gì cho xứng đáng với thế hệ cha anh?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả sưu tầm.
- HS lên trình bày
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS trình bày
- HS lắng nghe.
- Trả lời độc lập.
- HS trả lời
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh thảo luận.
- HS lên trình bày.
-HS lắng nghe.
- Trả lời độc lập.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời độc lập.
- HS trả lời độc lập.
- HS trả lời độc lập.
- HS thảo luận nhóm.
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng. Sinh ngày 12/1/1932. Quê: An Giang.
* Đề tài:
+Trước năm 1975:
Ông viết về con người Nam bộ trong các cuộc kháng chiến.
+ Sau năm 1975:
Ông tiếp tục đề tài kháng chiến và cuộc sống sau chiến tranh.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết năm 1966.
- Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn khó khăn với nhiều thử thách khốc liệt.
- Khi đó, tác giả đang hoạt động tại chiến trường Nam Bộ.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
c. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
d.Tình huống truyện: 2 tình huống
e. Bố cục: 4 phần.
II.Tìm hiểu chi tiết:
1. Tình cảm sâu nặng của cha con ông Sáu:
Nhân vật ông Sáu
Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách. -Không thể chờ xuồng cập bến, nhảy thót lên bờ..
- Khom người, đưa tay chờ con..
-Giọng lặp bặp, run run “Ba đây con”..
-Vết thẹo đỏ ửng lên, giật giật.
- Đứng sững, nhìn theo con, mặt sầm lại, hai tay buông thõng xuống như bị gãy…
Trong ba ngày nghỉ phép - Chẳng đi đâu xa, vỗ về con, mong được nghe tiếng “Ba”
- Ngồi im, giả vờ không nghe.
-Quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười
-Gắp trứng cá cho con..
- Đánh con, hét lên: ‘ Sao mày cứng đầu quá vậy?”
Nhận xét à Xúc động khi được gặp lại con .
à Khao khát được nghe tiếng “Ba”.
Nhân vật bé Thu
Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách. - Giật mình, ngơ ngác nhìn..
- Vụt chạy.
- Mặt tái đi, kêu thét lên “Má, má”
Trong ba ngày nghỉ phép - Không chịu gọi : “ Ba”
-Nói trổng lúc mời ăn cơm, chắt nước cơm.
-Hất trứng cá
-Ngồi im, cúi đầu, bỏ sang bà ngoại, khua dây xuồng rổn rảng …
Nhận xét àBất ngờ, sợ hãi.
à Ngang ngạnh, bướng bỉnh, quyết không gọi “Ba”
Năng lực trình bày, hợp tác và sáng tạo.
Năng lực trình bày.
-Năng lực trình bày, nhận xét, đánh giá
- Năng lực trình bày, hợp tác, sáng tạo và cảm thụ thẩm mĩ…
-Năng lực trình bày, hợp tác, sáng tạo và cảm thụ thẩm mĩ…
-Năng lực hợp tác, trình bày.
- Năng lực trình bày.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ ỨNG DỤNG
*Mục tiêu: Học sinh cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân trên các vùng miền Tổ quốc.
*Hình thức : Đọc thơ, giới thiệu tranh.
*Thời gian: 5phút.
- Cho học sinh trình bày những suy nghĩ về tình cảm gia đình.
IV. Luyện tập: - Năng lực cảm thụ
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ ( Thời gian:1 phút)
- Tập đọc diễn cảm văn bản.
- Sưu tầm tài liệu về hậu quả của chiến tranh.
- Tìm những từ ngữ miêu tả hành động, thái độ của ông Sáu và bé Thu khi chia tay để ông Sáu trở về đơn vị. - Đọc phần hướng dẫn học bài ở nhà.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG ( Thời gian: 1 phút)
Giáo viên nhận xét về giờ học và cho học sinh hát bài hát “ Mùa xuân đầu tiên” (Nhạc sĩ Văn Cao).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Điền nội dung thích hợp vào bảng sau:
Cảnh sắc, không khí mùa xuân
Hình ảnh
……………………………………..………………………………
……………………………………..………………………………
……………………………………..……………………………….
……………………………………..………………………………
……………………………………..……………………………..
Nghệ thuật ……………………………………..……………………………..
……………………………………..………………………………