Giáo án bài Hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ cứu nước qua các tác phẩm thơ hiện đại Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ cứu nước qua các tác phẩm thơ hiện đại Ngữ văn lớp 9, Giáo án theo phương pháp mới bài Hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ cứu nước qua các tác phẩm thơ hiện đại Ngữ văn lớp 9

Tiết 49:
CHỦ ĐỀ 1:
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI  LÍNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC QUA CÁC TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI
 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
II. CHUẨN BỊ:
III. BÀI MỚI:
Giới thiệu bài:
Trong tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu với vẻ đẹp chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ và tính đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính Cách mạng.  Tiết học này, các em tiếp tục tìm hiểu về hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Có thể nói, hình ảnh người lính trong bài thơ của Phạm Tiến Duật luôn gắn liền với những chiếc xe không kính. Tiết học trước, cô đã giao cho các em về nhà tìm hiểu về hình ảnh những chiếc xe không kính.
? Vậy, một bạn hãy cho cô biết: Hình ảnh những chiếc xe không kính được hiện lên như thế nào qua bài thơ trên?
Đúng vậy: Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo. Bằng một hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tang, tinh nghịch, thích cái lạ, Phạm Tiến Duật đã đưa một hình ảnh rất thực vào trong thơ và khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt đó. Đặc biệt, qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của họ. Vậy người lính trong kháng chiến chống Mỹ có vẻ đẹp phẩm chất nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay
Tiết trước cô giao bài tập tìm hiểu về vẻ đẹp của người lính qua “ BTVTĐXKK”. Cô mời các nhóm lên trình bày và các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
Bài tập:
ĐIỀN NỘI DUNG THÍCH HỢP VÀO BẢNG SAU:
VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI LÍNH TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ QUA “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” (PHẠM TIẾN DUẬT)
Khổ thơ Từ ngữ, hình ảnh thơ gợi tả vẻ đẹp của người lính Biện pháp
nghệ thuật Vẻ đẹp của người lính
1+2
3+4
5+6
7
1. HS trình bày khổ 1+2:
Khổ thơ Từ ngữ, hình ảnh thơ gợi tả vẻ đẹp của người lính Biện pháp
nghệ thuật Vẻ đẹp của người lính
1+2 - Ung dung…
- Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Nhìn thấy gió…xoa mắt đắng
- Thấy con đường chạy thẳng vào tim
- Thấy sao trời…đột ngột cánh chim…sa…ùa… - Sử dụng từ láy, đảo ngữ
 
- Nhịp thơ 2/2/2.(Mời một bạn ở dưới đọc 2 câu thơ: “Ung…thẳng”)
Bạn đọc xong nhóm chỉ tác dụng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Đảo ngữ, từ láy “Ung dung”, điệp từ “ nhìn”: Tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin, làm chủ và chiến thắng hoàn cảnh của những người lính.
 
 
- Nhịp 2/2/2 cùng dấu phẩy: âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, diễn tả thái độ thản nhiên, đàng hoàng của họ.Với tư thế ấy, họ biến những hiểm nguy trên đường trở thành niềm vui thích. Không có kính, những người lính như được trực tiếp tiếp xúc với thế giới bên ngoài một cách sảng khoái. 
- Những cảm giác của người lính khi lái những chiếc xe không kính được diễn tả chân thực tới từng chi tiết qua biện pháp tu từ nhân hóa , so sánh: sao trời cánh chim như sa như ùa vào buồng lái, 
  - Con đường chạy thẳng vào tim là con đường Trường Sơn và cũng là con đường cách mạng. 
Qua cảm nhận của người lính thiên nhiên đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.
 
 
 
Nhóm trình bày 1: các bạn nhóm khác cho ý kiến về phần trình bày của nhóm mình
Nhóm ở dưới 1: Mình thấy kết quả trình bày của nhóm bạn phân tích khổ 1,2 rất hay. Chúng ta thấy được tư thế ung dung, bình tĩnh của người chiến sĩ lái xe; thấy được những nét nghệ thuật tiêu biểu khi khắc họa vẻ đẹp này của người lính như từ láy, đảo ngữ, nhịp thơ 2/2/2
Nhóm ở dưới 2: Phần trình bày của các bạn đã cho thấy được  tâm hồn lãng mạn, của người lính. Bạn cho mình hỏi rõ hơn về ý nghĩa của chi tiết “Nhìn…đắng”
 
Nhóm trình bày 1: với câu hỏi này em xin mời cô giáo giải đáp cho chúng em
GV :  Ý thơ “ Nhìn…đắng” là cách viết tài hoa với nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Nghệ thuật nhân hóa ( gió có hành động như con người, “xoa”, nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nhìn thấy gió”). Đây là một hình ảnh đầy thi vị. Trong thực tế, xe không kính mọi thứ có thể quăng quật, va đập vào buồng lái nhưng người linh cảm nhận hiện thực đó bằng một tâm hồn trẻ trung lãng mạn. Các anh cảm nhận gió như đang xoa dịu đôi mắt đắng vì thiếu ngủ. Vậy là với người lính Trường Sơn, gió táp không còn là những khó khăn trở ngại, gió đã trở thành người bạn đồng hành, sẻ  chia cùng với họ
-Trên những chiếc xe không kính, người lính vẫn ngồi với tư thế: ung dung, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
? Em hiểu như thế nào về cái “nhìn thẳng” của người lính trong khổ thơ trên?
Nhìn thẳng: là cái nhìn có vẻ trang nghiêm, bất khuất, nhìn thẳng vào gian khổ hy sinh mà không hề né tránh. Dường như ở phía trước, cả không gian đất trời thu vào tầm mắt của họ, cái đích phía trước nơi chiếc xe đi tới chính là nơi chiến trường khói lửa. 
* Dẫn và chốt bảng: Như vậy, thông qua từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu cùng nhịp thơ 2/2/2 và các biện pháp tu từ như: điệp ngữ, nhân hóa, so sánh, nhà thơ PTD đã làm nổi bật tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh của những người lính. Họ tự tin, chủ động làm chủ và chiến thắng hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt nơi chiến trường. Các hình ảnh sao, trời, con đường, cánh chim… là hình ảnh thực nhưng cũng là hình ảnh thi vị nảy sinh trên con đường bom rơi đạn nổ. Hiện thực thì khốc liệt nhưng người lính đã cảm nhận nó bằng một tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, nhạy cảm với cái đẹp- một nghị lực, một bản lĩnh phi thường.
 
 
 
 
 
 
 
2, HS trình bày khổ 3+4.
Khổ thơ Từ ngữ, hình ảnh thơ gợi tả vẻ đẹp của người lính Biện pháp
nghệ thuật Vẻ đẹp của người lính
3+4 - Không có kính, ử thì có bụi
- Bụi...tóc trắng như người già
- Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
- …cười ha ha
- Không có kính, ừ thì ướt áo
- Mưa tuôn mưa xối…
- Chưa cần thay…
- …khô mau thôi
- Điệp cấu trúc câu.
- Sử dụng từ láy, động từ mạnh.
- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ.
- Ngôn ngữ gần với văn xuôi.
 
- Thiên nhiên khốc liệt với: bụi. Bụi cuốn mù mịt làm tóc các anh trắng như người già.Phép so sánh cho thấy khuôn mặt, mái tóc các anh phủ đầy bụi trắng nhưng những người lính vẫn bất chấp mọi khó khăn gian khổ bằng tinh thần quả cảm, bằng thái độ ngang tàng, thách thức: “Ừ thì có bụi”, “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” qua kiểu cấu trúc câu: không có…ừ thì được lặp lại. Câu thơ giản dị như lời nói cửa miệng của người lính.
 Qua việc sử dụng các động từ mạnh “tuôn, xối”,  điệp từ “mưa”, biện pháp so sánh, ta cảm nhận được sự gian lao, vất vả của những người lính  mưa tuôn, mưa xối làm áo các anh ướt nhưng “ chưa cần thay” vì gió lùa khô mau thôi. Họ vẫn cho thấy sự sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung, yêu đời của những người lính trẻ; sự bình thản, coi thường, bất chấp mọi khó khăn gian khổ.
Nhóm trình bày 2 hỏi:  Các bạn nhóm khác cho ý kiến về phần trình bày của nhóm minh?
Nhóm dưới 3: các bạn đã khai thác chi tiết các nghệ thuật tiêu biểu ở khổ này. Tuy nhiên nhóm mình chia rõ hai cầu đầu của khổ 3,4 nói về cái khó khăn gian khổ của người lính gặp phải trên những chiếc xe không kính: “Bụi phun tóc trắng như người già”- trên những chiếc xe không kính, người lình như đi giữa bụi đất. Không chỉ  bụi những ngày nắng nóng, ta còn thấy những ngày mưa to bão lớn, mưa chuyển bốn phương ngàn ở núi rững Trường Sơn cũng thật khủng khiếp. Và hai câu sau của khổ 3,4  “ Nhìn nhau mặt…ha ha”, “Mưa ngừng…..thôi” nói lên sự dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ của những chiến sĩ lái xe, các anh rất tự tin, lạc quan, yêu đời, vượt lên hoàn cảnh. Các anh chẳng cần quan tâm tới yếu tố bên ngoài.
* Dẫn và chốt bảng: Thiên nhiên khắc nghiệt không chỉ có gió, sao, trời, cánh chim mà còn có bụi, mưa. Đường Trường Sơn vào mùa khô người lính lái những chiếc xe không kính khiến: Bụi phun khiến tóc  trắng như người già. Nhưng họ vẫn chưa cần rửa, phì phèo châm thuốc hút, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.  Rồi đến mùa mưa: mưa tuôn, xối trên con đường Trường Sơn làm áo những người lính ướt sũng, nhưng họ vẫn chẳng cần thay bởi gió lùa sẽ khô mau thôi. Tất cả những hình ảnh trên được gợi tả qua những câu thơ có cấu trúc giống nhau: không có, ừ thì; chưa cần; cùng với các từ láy , động từ mạnh và biện pháp tu từ so sánh, diệp ngữ, sự tương phản giữa hoàn cảnh và thái độ của những người lính.  Đối mặt với gian khổ là giọng cười ha ha hào sảng thể hiện sinh động sức trẻ của người lính. Đó là nụ cười ngạo nghễ chiến thắng cả bom đạn,khó khăn của thời tiết và tràn đầy niềm tin.
“ Mưa ngừng gió lùa mau khô thôi”  là một câu thơ khá đặc biệt. Cả dòng có bảy tiếng mà có đến sáu thanh bằng diên tả cảm giác lâng lâng bay bổng, cảm giác nhẹ nhõm trong tâm hồn. Hiện thực đường hành quân , gió bụi với mưa tuôn mưa xối không làm các anh ngại ngần chùn bước. Trái lại trong mưa gió,ttrongthử thách các anh càng dày dạn, vững vàng. Qua đó, ta cảm nhận được tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn gian khổ của họ. Những người lính đã bình thường hóa cái không bình thường và vượt lên cùng tất cả sự cố gắng, cùng tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ chấp nhận gian khổ như một điều tất yếu. Hình ảnh của họ mang một vẻ đẹp thật kiên cường.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3, HS trình bày khổ 5+6:
Khổ thơ Từ ngữ, hình ảnh thơ gợi tả vẻ đẹp của người lính Biện pháp
nghệ thuật Vẻ đẹp của người lính
5+6 - Những chiếc xe…họp thành tiểu đội
- Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
- Bếp Hoàng Cầm…giữa trời
- Chung bát đũa…là gia đình
- Võng mắc chông chênh…
- Lại đi, lại đi trời xanh thêm - Sử dụng từ láy.
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ.
Nhóm hỏi: bài thơ nào cũng miêu tả về cái bắt tay của những người lính - Sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên những tiểu đội xe không kính. Họ càng đi, càng có thêm nhiều bè bạn. 
- Trên đường đi, họ có thể bắt tay nhau qua cửa kính vỡ một cách thoải mái, không cần mở cửa. Cái bắt động viên nhau để tiếp tục chặng đường, thắm tình đồng chí, đồng đội.
- Cũng trên con đường bom rơi đạn nổ, những người lính có những phút giây nghỉ ngơi bên nhau: cùng nhau ăn bữa cơm đạm bạc mà thắm tình đồng chí, đồng đội như một gia đình. Câu thơ “Chung…đấy” nêu lên một định nghĩa về gia đình thật tếu táo, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu nặng, thiêng liêng; nó giúp những người lính xích lại gần nhau hơn.
- Rồi họ có những phút giây nghỉ ngơi ngắn ngủi, tạm bợ trên chiếc võng mắc chông chênh. Sau đó, họ lại tiếp tục lên đường.
- Điệp ngữ “lại đi” khẳng định đoàn xe (ý chí) không ngừng tiến tới.
- Hình ảnh “trời xanh thêm” ẩn dụ: bầu trời…..nói lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào ngày mai chiến thắng của người lính lái xe. 
Nhóm trình bày 3: Bạn hãy cho biết bài thơ nào đã học cũng viết về cái bắt tay đấy cảm động của những người lính
Nhóm dưới 4  Nơi chiến trường khốc liệt đã tạo nên những “tiểu đội xe không kính”. Họ càng đi càng có thêm nhiều bạn. Xe không có kính, những người lính có thể bắt tay nhau một cách thoải mái mà không cần mở cửa. Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu cũng đã sáng tạo lên trong thơ một cái nắm tay không lời mà thấm thía sâu sắc “Thương…tay”. Cử chỉ nắm lấy bàn tay trong bài thơ “Đồng chí” là cử chỉ cảm động, chứa chan tình cảm chân thành của những người lính; hai bàn tay tự tìm đến với nhau, truyền cho nhau hơi ấm để vượt lên buốt giá, vượt qua gian khổ khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, làm nên bao chiến công hiển hách. 
? Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” em có cảm nhận như thế nào về cái bắt tay của những người lính?
-> Bắt tay -> thoải mái, vui vẻ, trẻ trung, hóm hỉnh, động viên nhau thắm tình đồng chí đồng đội của những người lính trẻ lái xe trên tuyến đường TS, tạo nên sức mạnh giúp người lính tiếp tục đi trên con đường TS.
* Dẫn, chốt: Cử chỉ “nắm lấy bàn tay” hay “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” đều thắm tình đồng chí đồng đội, tạo nên sức mạnh của tình đồng chí không hề thay đổi.  Tuy nhiên, cử chỉ bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi giàu tính tạo hình, gợi một tương phản ngộ nghĩnh. Từ cái kính vỡ, hiện lên cái bắt tay của những người lính trẻ thời chống Mỹ thật nồng nhiệt, ấm áp và khỏe khoắn khiến những tai họa của chiến tranh trở thành cái cớ để những người chiến sĩ vui, yêu thương và lạc quan. Cái kính vỡ - hay nói đúng hơn là sức mạnh của chiến tranh đã tỏ ra bất lực trước sức mạnh tinh thần của người lính trẻ trên đường Trường Sơn. Cái bắt tay là sự vui mừng, là niềm tin,niềm tự hào của người chiến thắng. Cái bắt tay thay cho mọi lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm ra trận, lời thề quyết chiến, quyết thắng, một biểu hiện đẹp đẽ, ấm lòng của tình đồng chí, đồng đội mộc mạc mà thấm thía.
Trong cuộc chiến tranh ấy, trên con đường TS, những người lính có những giây phút ngắn ngủi dừng lại nghỉ ngơi bên nhau, cùng dựng bếp Hoàng Cầm, cùng ăn chung bát đũa và trở nên thân thiết gắn bó như những người trong cùng một gia đình. Và họ còn có những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng mắc “chông chênh”
? Em hãy giải nghĩa từ láy “Chông chênh”? Từ láy này đặt trong câu thơ còn gợi cho em những liên tưởng nào khác?
Chông chênh: Đu đưa, không vững chắc -> sự gập ghềnh trên con đường xe chạy và những khó khăn gian khổ mà người lính phải đối mặt.
* Chốt và ghi bảng: Từ láy “chông chênh” không chỉ gợi sự gập ghềnh trên con đường xe chạy mà còn gợi nhắc những khó khăn gian khổ mà những người lính phải đối mặt. Từ đó càng thấy rõ hơn ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực vững vàng kiên định vượt lên tất cả của những người lính. Chính tình đồng chí, đồng đội đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua tất cả, bất chấp mọi gian nguy, mọi sự hủy diệt, tàn phá. 
Để rồi: Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Nhịp điệu câu thơ vừa sôi nổi, vừa nhịp nhàng cùng với điệp từ “lại đi” gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi. Hình ảnh “trời xanh thêm” gợi tâm hồn chan chứa lạc quan, đầy hy vọng yêu đời của những người lính. Như vậy, khổ thơ 5 và 6 hiện lên hình ảnh người lính lái xe với tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí đồng đội gắn bó thật sâu sắc.
 
 
4, Giáo viên khai thác khổ 7
Khổ thơ Từ ngữ, hình ảnh thơ gợi tả vẻ đẹp của người lính Biện pháp
nghệ thuật Vẻ đẹp của người lính
7 - Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
- Chỉ cần…có một trái tim. - Biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ. - Bom đạn của kẻ thù đã làm biến dạng những chiếc xe đến trần trụi. Nhưng bom đạn quân thù không đè bẹp được ý chí của người chiến sĩ lái xe: xe vẫn chạy không chỉ vì có một động cơ máy móc mà còn có một động cơ tinh thần: vì miền Nam phía trước.
- Đối lập với tất cả những cái không có là một cái có: có trái tim. Trái tim vừa là hình ảnh ẩn dụ, vừa là hình ảnh hoán dụ 
+ Hoán dụ: trái tim biết cầm lái
+ Ẩn dụ: vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe – tinh thần dũng cảm, ý chí chiến đấu, niềm lạc quan tin tưởng vào một ngày mai thống nhất Bắc Nam.
* Dẫn và chốt: Với biện pháp liệt kê, điệp ngữ, PTD đã nhấn mạnh  bom đạn chiến trường ác liệt làm biến dạng những chiếc xe đến trần trụi:  Không có kính, rồi xe không có đèn, không có mui xe và thùng xe xước. Nhưng bằng ý chí, nghị lực và tình yêu Tổ Quốc, người chiến sĩ lái xe vẫn quyết tâm đưa xe tiến lên vì miền Nam phía trước. Chỉ cần trong xe có một trái tim. Trái tim yêu thương, trái tim can trường của người lính trẻ  là hình ảnh hoán dụ- nó tượng trưng cho người lính lái xe Trường Sơn. Đồng thời nó cũng là hình ảnh ẩn dụ  hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe: Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹpvà thiêng liêng tất cả vì miền Nam thân yêu,Trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bác - Nam
Hình ảnh trái tim trở thành nhãn tự của bài thơ, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc. Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ mãi đến muôn thế hệ mai sau khiến ta không quên một thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ oanh liệt của dân tộc. Thế mới hiểu víao khi đất nước có chiến tranh,khó khăn thì tuổi trẻ VN luôn quan niệm rằng “ Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi” và “Chẳng kẻ thù nào làm con tim ta yếu mềm”
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
? Qua bài tập trên, em hãy khái quát đặc sắc về nghệ thuật và vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
-> Nghệ thuật: Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. (Ngôn ngữ giản dị, lời thơ gần với văn xuôi nhưng vẫn giàu chất thơ; giọng điệu ngang tang, có pha chút tinh nghịch).
- Nội dung: Qua hình ảnh chiếc xe không kính, nhà thơ làm nổi bật vẻ đẹp của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tâm hồn sôi nổi, trẻ trung và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
=> Ghi nhớ SGK/ trang 133.
* Dẫn: Để củng cố nội dung chủ đề 1: Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thời kỳ kháng chiến chống pháp và chống mỹ qua các tác phẩm thơ hiện đại, chúng ta cùng làm một bài tập sau:
1. Bài tập 1: Em hãy so sánh hình tượng người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) với hình tượng người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)?
- Hình thức: thảo luận nhóm (4 nhóm)
- Thời gian: 2 phút.
- HS trình bày.
- GV chốt bảng:
* Giống nhau:
- Họ có lòng yêu nước nồng nàn, cùng chung lý tưởng, ý chí quyết tâm  chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
- Họ đều có tinh đồng chí sâu sắc chan hòa, cởi mở, chia sẻ những khó khăn của cuộc đời người lính.
- Tình đồng chí đồng đội tăng thêm cho họ sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ.
- Họ đều là những người lính lạc quan, yêu đời.
- Hai nhà thơ đều khai thác hình ảnh người lính từ hiện thực cuộc chiến tranh khốc liệt, khó khăn, thiếu thốn.
Khác nhau:
Nét khác nhau Đồng chí (Chính Hữu) Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật)
- Hoàn cảnh xuất thân
 
 
- Phong thái người lính - Họ là những người nông dân nghèo khổ từ mọi miền của đất nước, có nhiều tâm tư bịn rịn từ gia đình.
 
- Chân chất, mộc mạc. - Họ là những người lính trẻ lớn lên trong chế độ mới, ra đi từ những mái trường, ít băn khoăn vè hoàn cảnh gia đình, ra trận với tinh thần phơi phới của tuổi trẻ thanh xuân.
- Trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch, ngang tàng.
GV bình:  Hình tượng người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước hiện lên thật đẹp qua các tác phẩm thơ hiện đại. Những người lính trong “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đều có những nét chung: Họ là những người có lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc; với thái độ bất chấp mọi khó khăn gian khổ hiểm nguy, sống lạc quan,có tình đồng chí đồng đội thắm thiết.
Tuy nhiên, ở mỗi bài thơ, hình ảnh người lính lại có những nét riêng:
+ Người lính trong đồng chí xuất thân từ nông dân, từ thân phận nghèo khổ mà đi vào kháng chiến với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Cách mạng chính là sự giải thoát cho số phận đau khổ và tăm tối của họ. Hiếm có sự ung dung tự tại nhưng lại rất chân chất, mộc mạc và đoàn kết yêu thương gắn bó với nhau.
+ Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” người lính đi vào cuộc chiến đấu với ý thức giác ngộ về lý tưởng độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội. Họ ý thức sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ mình. Họ sống trẻ trung, yêu đời, hồn nhiên, tinh nghịch, ngang tàng, lạc quan, tự tin. Hình ảnh của họ được thể hiện trong một thời điểm quyết liệt và khẩn trương hơn. Đó là một thế hệ anh hùng hiên ngang, mạnh mẽ:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
 
2. Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 9 đến 12 câu nêu cảm nghĩ của em về hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước qua các tác phẩm thơ hiện đại?
(Gợi ý: yêu mến, cảm phục, tự hào, biết ơn, liên hệ bản thân)
Chốt nội dung bài học: Bài học ngày hôm nay kết thúc. Về nhà các em hoàn thành nốt bài tập, học bài theo vở ghi và phiếu bài tập, chuẩn bị cho bài tiếp theo. Cô mong rằng, sau bài học ngày hôm nay, các em sẽ thêm yêu mến, cảm phục, tự hào, biết ơn những người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã dũng cảm hy sinh cả tuổi thanh xuân và tính mạng của mình để cho chúng ta có một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay. Vì vậy, các em hãy kế thừa, phát huy truyền thống đó của thế hệ đi trước. Hãy cố gắng tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học tập để xứng đáng với sự hy sinh của cha ông, để góp phần xây dựng nước nhà ngày một phát triển, hiện đại, sánh ngang với các cường quốc năm châu như lời Bác căn dặn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
GIÁO ÁN BẢNG:
Tiết 49:
CHỦ ĐỀ 1:
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI  LÍNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC QUA CÁC TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI
Xem nhiều