Giáo án TNXH lớp 3 Cánh Diều cả năm theo CV 2345 mới nhất 2022

Giáo án TNXH lớp 3 Cánh Diều cả năm theo CV 2345. Tải trọn bộ giáo án điện tử môn Tự Nhiên Xã Hội lớp 3 sách Cánh Diều mới nhất 2022.

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
Bài 06: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM (T1) 
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Giới thiệu được một cách đơn giản về truyền thống nhà trường.
- Đặt được một số câu hỏi để tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
- Xác định được một số nội dung tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết bày tỏ được tình cảm mong ước của bản thân đối với nhà trường.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?
+ Tác giả bài hát đã viết bạn nhỏ cặp sách đến trường như thế nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: bạn thân, cô giáo
+ Trả lời: Trong muôn vàn yêu thương.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Xác định được một số nội dung tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
+ Chọn được một trong số các nội dung để tìm nguyên nhân truyền thống nhà trường.
+ Đặt được câu hỏi để tìm về nội dung đã chọn và lập kế hoạch để thu thập thông tin trả lời cho các câu hỏi.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Đề xuất nội dung tìm hiểu về truyền thống nhà trường. (làm việc nhóm)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu yêu cầu. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương các đề xuất của HS.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- HS hoành thành bài trong nhóm
 - Đại diện nhóm thu thập kết quả từ các thành viên các ý kiến, đề xuất nội dung để tìm hiểu truyền trống nhà trường:
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2. Lựa chọn nội dung và lập kế hoạch tìm hiểu truyền thống nhà trường. (làm việc nhóm )
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.  
- GV YC các nhóm cùng thảo luận để lựa chọn một trong các nội dung đã được đề xuất để tìm hiểu truyền thống nhà trường.
- GV hướng dẫn các nhóm thực hiện, các nhóm truyền thống khác nhau:
- GV hướng dẫn các nhóm các đặt các câu hỏi như: 
- Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm điền thông tin vào phiếu.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận lựa chọn nội dung:
+ Chọn một nội dung để tìm hiểu về truyền thống trường em: Lịch sử nhà trường
- Đại diện các nhóm trình bày:
Các câu hỏi như:
- Đại diện các nhóm nhận xét.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Thu thập thông tin về những nội dung được phân công.
+ Ghi chép lại những thông tin đã sưu tầm được. 
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Thực hiện các việc làm để thu thập các thông tin về truyền thống nhà trường.(Làm việc nhóm 2)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV HD hs thu thập thông tin theo mẫu theo nhóm 2.
- HD học sinh những lưu ý khi đi thu thập thông tin.
- Báo cáo thu thập vào tiết 2.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành tìm hiểu thu thập thông tin.
- HS lắng nghe. 
- Lắng nghe.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị thu thập thông tin để báo cáo vào giờ học sau. - HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.........................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
Bài 06: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM (T2) 
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được những việc làm thể hiện tình cảm , sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại.
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại.
- Đưa ra được cách ứng xử thể hiện tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Mái trường mến yêu” để khởi động bài học. 
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS nghe và hát cùng.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Hình thành kĩ năng phân tích, tổng hợp. 
+ Trình bày được kết quả thu thập thông tin tìm hiểu truyền thống nhà trường. 
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Xử lý kết quả thu thập thông tin (làm việc nhóm)
- Mời từng cá nhân báo cáo kết quả quan sát và ghi chép của nhóm mình trong nhóm.
 - YC nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luậ
- YC thảo luận lựa chọn các thông tin phù hợp với nội dung nhóm đã lựa chọn.
- Mời các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu về truyền thống nhà trường trên giấy A0.
Hoạt động 5: Báo cáo kết quả.
- GV mời các nhóm báo cáo trình bày về kết quả của nhóm mình.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- Gv đặt câu hỏi:
+ Em ấn tượng nhất với thông tin nào về truyền thống nhà trường? Vì sao?
+ Hãy nói về tình cảm hoặc mong ước của em đối với nhà trường.
- Mời HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.
- Từng cá nhân trình bày trình bày.
- HS thảo luận. 
- HS lựa chọn thông tin phù hợp.
- Các nhóm trình bày trang trí trên giấy A0
- Đại diện các nhóm giới thiệu kết quả tìm hiểu về truyền thống nhà trường của nhóm mình qua các nội dung đã lựa chọn.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
+ HS trả lời theo suy nghĩ riêng.
+ Em rất yêu quý và tự hào khi được học tập tại trường.
- HS nhận xét.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: GV nêu câu hỏi về truyền thống lịch sử nhà trường.
+ Ngôi trường e đang học có tên là gì?
+ Ngôi trường được xây dựng vào năm nào?
+ Ngôi trường nằm ở địa chỉ nào?
- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS lắng nghe luật chơi.
- Học sinh tham gia chơi:
+ Đó là trường Tiểu học.....
+ Năm.......
+ Khu .... xã.......huyện.....tỉnh.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.............................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Bài 09: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (T3) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
- Chia sẻ với người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Chia sẻ với người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi kể:
+ Kể một số sản phẩm nông nghiệp ở địa phương em?
+ Em thích sản phẩm nào nhất?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
+ HS Trả lời
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường..
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Nếu là bạn Hà em sẽ làm gì trong tình huống dưới đây. (làm việc cặp đôi)
- GV cho HS đọc yêu cầu . Thảo luận nhóm 4 tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV mời đại diện một số nhóm lên đóng vai xử lí tình huống trước lớp
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại: Cần tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm để giảm lượng chất thải, bảo vệ môi trường, tiết kiệm được tiền của...
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận đóng vai trong nhóm
VD: Cần lấy lượng thức ăn vừa đủ để tránh gây lãng phí, giảm lượng chất thải ra môi trường...
HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn.
-  HS thực hành
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Thực hành – Vận dụng
- Mục tiêu: 
+ Chia sẻ với người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
 - Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Viết, vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh (làm việc nhóm 4)
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV cho HS chọn một vấn đề liên quan đến tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp (ví dụ: lãng phí thức ăn) rồi thảo luận nhóm 4 thể hiện ý tưởng bằng cách viết, vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh để chia sẻ với mọi người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
- GV mời đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả
- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt nội dung
– Giới thiệu thêm một số hình ảnh, khẩu hiệu về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
- HS đọc
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
+ Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp: Không dùng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hóa học, hạn chế sử dụng phân bón hóa học; nên sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, không xả nước thải, phân từ vật nuôi ra môi trường, ra nguồn nước, ...
+ Tiêu dùng tiết kiệm: Sử dụng các sản phẩm nông nghiệp tiết kiệm: Không mua, nấu quá nhiều thức ăn, sử dụng các bộ phận của thực vật để làm thức ăn cho vật nuôi hoặc làm phân bón; tiết kiệm nguồn nước trong tưới tiêu;...
- Đại diện các nhóm trình bày:
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại  nội dung HĐ3
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Bài 10: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THỦ CÔNG (T1)
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được tên, ích lợi và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công ở địa phương.
- Giới thiệu cho HS biết thông tin về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương và ở một số vùng miền.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết trân trọng yêu quý các sản phẩm công nghiệp và thủ công.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức liên quan đến tiết học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS thực hiện yêu cầu: Em hãy kể tên một số đồ dùng, thiết bị có trong gia đình em?
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS nối tiếp kể.
- Ví dụ: Ti vi, xe máy, quạt, điều hoà, rèm cửa, giường tủ...
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu:
+ Kể được tên, ích lợi và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công ở địa phương.
+ Giới thiệu cho HS biết thông tin về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương và ở một số vùng miền.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Tìm hiểu về một số hoạt động sản xuất công nghiệp. (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm thảo luận  và trình bày kết quả.
+ Kể tên những hoạt động trong hình dưới đây. Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.
+ Hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm: chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng máy móc; khai thác khoáng sản;...Những hoạt động đó tạo ra đồ dùng, thiết bị, nguyên vật liệu,... phục vụ đời sống sản xuất của con người và xuất khẩu.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- HS thảo luận nhóm và lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Hình 1: Cô chú công nhân đang may những bộ quần áo
- Hình 2: Cô chú công nhân đang chế biến tôm để xuất khẩu
- Hình 3: Các chú công nhân đang sản xuất những chiếc phích để đựng nước
- Hình 4: Các chú công nhân đang sản xuất ô tô
- Hình 5: Những chiếc tàu đang khai thác dầu khí ở ngoài biển khơi
- Hình 6: Những chiếc quạt khổng lồ để sản xuất điện
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- 1 HS nêu lại  nội dung HĐ1
Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số hoạt động sản xuất thủ công. (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 4, quan sát và trình bày kết quả.
+ Hãy nói về những hoạt động sản xuất thủ công trong các hình 1-3
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài. 
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
 
 
+ Hình 1: Các cô đang chăm chỉ dệt luạ
+ Hình 2: Nghệ nhân đang tỉ mỉ khắc hình người trên đá
+ Hình 3: Người thợ đang khéo léo tạo ra các sản phẩm từ gốm.
 
 
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: Biết về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương và ở một số vùng miền.
- Cách tiến hành:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
+ Hãy kể tên và ích lợi của một số hoạt động công nghiệp và thủ công mà em biết? 
- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng suy nghĩ tìm hiểu thêm tên và ích lợi một số hoạt động công nghiệp và thủ công.
- Mời đại diện trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương 
VD: khai thác thuỷ sản, sản xuất hàng điện tử, khai thác than (Quảng Ninh, Kinh Môn – Hải Dương), da giày,...
- Hàng thủ công: gốm Chu Đậu- Nam Sách – Hải Dương, làm trống Đọi Tam - Hà Nam, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận, làm thuyền thúng Phú Yên... - 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh thảo luận nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS kể những đồ dùng trong gia đình được làm thủ công hay qua sản xuất công nghiệp.
- GV cho HS xem một số hình ảnh hoạt động sản xuất công nghiệp đang phát triển mạnh ở nước ta và một số làng nghề truyền thống của địa phương.
- GV dặn dò HS chuẩn bị tiết học sau: sưu tầm tranh ảnh, vật thật 1 số sản phẩm thủ công của địa phương - HS nối tiếp kể
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS theo dõi
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Bài 11: DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (T3) 
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.
- Thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan.
- Biết xử lí tình huống phù hợp khi đi tham quan.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có tình yêu quê hương đất nước.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa”. HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi trong mỗi bông hoa.
+ Hãy giới thiệu về một số di tích lịch sử-văn hóa.
+ Hãy giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe, xung phong tham ngia trò chơi và trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+  Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan.(Làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu bài.
2. Tôn trọng di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan.
- GV yêu cầu HS quan sát từ hình 1-3 trang 56, 57 SGK và trả lời các câu hỏi
+ Hãy nói những việc nên làm và những việc không nên làm ở mỗi hình.
+ Vì sao em lại chọn như vậy?
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Khi đi tham quan các em nên xếp thành hàng và nghe theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên và cô giáo vì trong khu di tích rất đông người, nếu các bạn không xếp thành hàng sẽ dễ đi lạc.
Các em không nên giờ vào hiện vật vì các hiện vật đã được bảo quản và lưu giữ rất cẩn thận, có hiện vật lên đến cả nghìn năm. Nếu sờ vào hiện vật là vi phạm nội quy và có thể gây hỏng hóc, xước và không còn nguyên như trạng thái ban đầu.
Sau khi tham quan về, chúng ta nên thu gom hết rác thải để tránh làm ô nhiễm và giữ cảnh quan thiên nhiên luôn sạch sẽ và đẹp đẽ.
Hoạt động 2: Tôn trọng di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan. (Làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi:
+ Em và các bạn đã làm gì để thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên?
+ Em và các bạn đã làm gì để giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan?
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Những việc làm để thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan đó là: Vào các khu vực trang nghiêm thì không nói chuyện, không đùa nghịch. Không sờ vào hiện vật hay trèo ra hàng rào để vào khu vực cấm.  Xếp thẳng hàng khi đi tham quan. Không vứt rác bừa bãi trong các khu di tích. Thu dọn rác thải, chai nhựa, lon nước trước khi ra về.
- 1 hS đọc yêu cầu bài
- HS quan sát từ hình 1-3 và trả lời câu hỏi:
+ Những việc nên làm và những việc không nên làm trong mỗi hình.
+ Hình 1: Các bạn nhỏ nên xếp thành hàng và nghe theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên và cô giáo vì trong khu di tích rất đông người, nếu các bạn không xếp thành hàng sẽ dễ đi lạc.
+ Hình 2: Bạn nhỏ không nên giờ vào hiện vật vì các hiện vật đã được bảo quản và lưu giữ rất cẩn thận, có hiện vật lên đến cả nghìn năm. Nếu sờ vào hiện vật là vi phạm nội quy và có thể gây hỏng hóc, xước và không còn nguyên như trạng thái ban đầu.
+ Hình 3: Các bạn nhỏ nên thu gom hết rác thải sau khi ra về để tránh làm ô nhiễm và giữ cảnh quan thiên nhiên luôn sạch sẽ và đẹp đẽ.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
 HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Các em trao đổi  trong nhóm để tổng hợp thông tin và xây dựng báo cáo của nhóm mình về địa danh đã chọn.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm 4 và trả lời các câu hỏi.
- Những việc làm để thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan:
+ Vào các khu vực trang nghiêm thì không nói chuyện, không đùa nghịch.
+ Không sờ vào hiện vật hay trèo ra hàng rào để vào khu vực cấm.
+ Xếp thẳng hàng khi đi tham quan.
+ Không vứt rác bừa bãi trong các khu di tích.
+ Thu dọn rác thải, chai nhựa, lon nước trước khi ra về.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Biết xử lí tình huống phù hợp khi đi tham quan.
+ Thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Xử lí tình huống.(Làm việc nhóm 4)
- Gv mời HS đọc yêu cầu bài.
+ Em xử lí như thế nào khi nhìn thấy tình huống dưới đây?
- GV yêu cầu HS quan sát tình huống trang 57 SGK, thảo luận và tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí.
- GV mời đại diện nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu cầu HS đọc thông điệp con ong trong SGK, trang 57.
   Chúng mình cùng tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh  khi đi tham quan nhé!
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tình huống trang 57 SGK, thảo luận và tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí.
- Đại diện các nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp.
+ Khi gặp tình huống trên em sẽ khuyên hai bạn đây là khu di tích, các bạn không nên trèo qua hàng rào để vào chụp ảnh cùng hiện vật. Việc này có thể làm hỏng hóc, xước xát lên hiện vật trong bảo tàng. Nếu muốn chụp ảnh thì có thể đứng ngoài hàng rào và chụp.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe.
- 3-5 HS đọc.
4. Vận dụng:
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu HS trả lời.
+ Em và các bạn đã làm gì để thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên?
+ Em và các bạn đã làm gì để giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan?
- Nhận xét bài học.
- Dặn dò về nhà. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.........................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG 
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (T1) 
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương: một số hoạt động sản xuất, di tích lịch sử - văn hoá và cảnh quan thiên nhiên.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với quê hương.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV treo ảnh vùng núi phía Bắc 
+ GV nêu câu hỏi: Qua bức tranh, em thấy quê hương của chúng ta như thế nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe bài hát.
+ HS trả lời
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Hệ thống được nội dung đã học về hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủ công.
+ Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Thảo luận về hoạt động sản xuất ở địa phương em.
-GV chia nhóm 6, yêu cầu HS trong nhóm trao đổi theo sơ đồ gợi ý trang 58 SGK 
- Mời đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
- GV đưa ra các tiêu chí.
* Tiêu chí nhận xét: Chia sẻ nhiều thông tin, hình ảnh phản ánh đúng về hoạt động sản xuất ở địa phương; Trình bày rõ ràng, lưu loát và truyền cảm, ...
- Yêu cầu HS khác nhận xét và bình chọn những nhóm giới thiệu ấn tượng về địa phương mình.
-GV nhận xét, , bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm, tuyên dương HS.
- GV kiểm tra lại sự hiểu biết các kiến thức của chủ đề đối với một số HS thế hiện chưa tích cực tham gia trong quá trình làm việc nhóm hoặc những HS yếu hơn các bạn.
-Mỗi HS làm câu 1- 3 VBT -> Chia sẻ trong nhóm -> Thống nhất cách trình bày sản phẩm chung.
-Các nhóm trình bày sản phẩm.
-HS đọc tiêu chí.
-HS nhận xét và bình chọn những nhóm giới thiệu ấn tượng về địa phương mình.
-HS trả lời theo câu hỏi của GV.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS xem video về vẻ đẹp của đất nước qua các địa danh.
-> Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước, địa phương – nơi mình sinh sống.
+ GV yêu cầu HS về nhà tìm tranh ảnh hoặc vẽ, tìm thông tin một địa danh của địa phương.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS xem video.
- Về nhà tự tìm tranh ảnh hoặc vẽ, tìm thông tin một địa danh của địa phương
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................
TUẦN 18
Tự nhiên và xã hội
CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Bài 12: CÁC BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT VÀ 
CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (T4) 
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói được tên một số bộ phận của thực vật.
- Trình bày dược chức năng của các bộ phận cơ thể thực vật.
- So sánh được ( hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau.
- Biết cách phân loại thực vật dựa vào một số tiêu chí như đặc điểm của thân ( cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ ( rễ cọc, rễ chùm,...).
- Tìm ra được điểm chung về đặc điểm của thân (cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ (rễ cọc, rễ chùm,...) để phân loại chúng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Nhanh tay, nhanh mắt” để khởi động bài học: GV chuẩn bị các giỏ đồ chứa lá và giỏ đồ chứa tên các loại lá. Trong thời gian 3 phút các nhóm thi ghép hình ảnh các loại lá đúng với tên gọi của chúng. Nhóm nào ghép đúng các loại lá nhất se giành chiến thắng.
- GV Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS chơi trò chơi: “ Nhanh tay, nhanh mắt’
- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được các bộ phận của hoa. So sánh về kích thước, màu sắc, mùi hương của một số hoa.
+ So sánh về kích thước, màu sắc, mùi hương của một số hoa xung quanh nơi em sống.
+ Nhận biết được các bộ phận của quả. So sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của các quả.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 13. Tìm hiểu về đặc điểm của hoa. (Làm việc cả lớp)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh: Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa bưởi?
- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát các hình 2-5/SGK-69 và nêu nhận xét và so sánh về kích thước, màu sắc, mùi hương của các hoa trong nôi hình. (làm việc nhóm 2)
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhân xét, rút kinh nghiệm.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về kích thước, màu sắc, mùi hương của các loài hoa trong mỗi hình?
- GV chốt: Hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhụy hoa. Các loài hoa có màu sắc, mù hương...khác nhau.
Hoạt động 14. Tìm hiểu về đặc điểm của một số hoa ở nơi em sống. (Làm việc nhóm 4)
- GV yêu cầu các nhóm đặt sản phẩm đã chuẩn bị trước về bộ sưa tập hoa.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày sự giống nhau, khác nhau về, kích thước, màu sắc, mùi hương của một số loài hoa sưa tầm được trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm cho các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc mục kiến thức cốt lõi – SGK-69
Hoạt động 15. Tìm hiểu về đặc điểm của quả.
(Làm việc cả lớp)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh: Chỉ và nói tên các bộ phận của quả đu đủ?
- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát các hình 1-4/SGK-70 và nêu nhận xét và so sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của các quả trong các hình. (làm việc nhóm 2)
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhân xét, rút kinh nghiệm.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về hình dạng, kích thước, màu sắc của các loại quả trong mỗi hình?
- GV chốt: Quả thường có vỏ quả, thịt quả và hạt. Các loại quả có hình dạng, kích thước, màu sắc,...khác nhau.
Hoạt động 16. Tìm hiểu về đặc điểm của một số loại quả ở nơi em sống. (Làm việc nhóm 4)
- GV yêu cầu các nhóm đặt sản phẩm đã chuẩn bị trước về bộ sưa tập các loại quả.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày sự giống nhau, khác nhau so sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc các loại quả sưa tầm được trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm cho các nhóm.
- GV hỏi: Kể tên một số loại quả em đã từng ăn và so sánh hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi, vị của chúng?
- Yêu cầu HS đọc mục kiến thức cốt lõi – SGK-70
- Một số học sinh trình bày: Hoa bưởi gồm: Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa.
- Lớp thảo luận nhóm 2, đưa ra kết quả trình bày.
- Đại diện một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hình Tên hoa Kích thước Màu sắc Mùi hương
1 Hoa râm bụt Lớn Vàng Không
2 Hoa hồng Trung bình Đỏ Thơm
3 Hoa li Lớn Tím hồng Thơn hắc
4 Hoa sen Lớn Trắng Thơm
5 Hoa ban Trung bình Tím hồng nhạt Không
- HS nhận xét ý kiến các nhóm.
- HS trả lời
- Lớp lắng nghe.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS đọc: Hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhụy hoa. Các loài hoa có màu sắc, mù hương...khác nhau.
- Một số học sinh trình bày: Quả đu đủ gồm: Hạt, thịt quả, vỏ quả, cuống.
- Lớp thảo luận nh&oac
Xem nhiều