Giáo án bài Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà TNXH 3 Cánh Diều

Giáo án bài Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà TNXH lớp 3 Cánh Diều soạn theo CV 2345 mới nhất năm 2022-2023

GIÁO ÁN TUẦN 3 TNXH LỚP 3 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 03: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T1) 
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà.
- Điều tra, phát hiện được những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy trong nhà. 
- Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức có liên quan
- Cách tiến hành:
- GV chiếu tranh sgk
+ GV nêu câu hỏi: Hãy nói về những gì em nhìn thấy trong hình?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS quan sát tranh
Hs trả lời theo suy nghĩ cá nhân
+ Trả lời: lửa cháy rất lớn, khói đen bốc lên nghi ngút.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà
- Cách tiến hành:
Tìm hiểu một số nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nhà.
 (làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài : Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình dưới đây
- Cả lớp quan sát tranh và trả lời :
+ Hình 1: Bén lửa từ bếp ga.
+ Hình 2: Bàn là chưa tắt.
+ Hình 3: Chập điện từ ổ cắm.
+ Hình 4: Trẻ con nghịch lửa trong nhà.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà
+ Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà
- Cách tiến hành:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi về:
+ Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà
+ Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà
- Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và cung cấp thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về hỏa hoạn xảy ra gần đây qua video - 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày 
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết:
+ Cháy nhà do hút thuốc.
+ Cháy nhà cho đốt nến, diêm, hương.
+ Cháy nhà do các hóa chất như xăng, dầu, gas,…
Những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà:
+ Nhà cửa bị cháy hết.
+ Tổn thất về tài sản.
+ Thiệt hại về tính mạng.
+ Nguy hiểm đến những người xung quanh.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Điều tra, phát hiện được những thứ ( đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy nhà.
+ Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu Phiếu thu thập thông tin
- Cùng trao đổi với HS về nội dung phiếu
STT Những thứ có thể gây cháy trong nhà em Một số thông tin về cách phòng cháy
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành Phiếu thu thập thông tin
-  Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV yêu cầu HS về nhà nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà
- GV nhận xét chung, tuyên dương - HS quan sát phiếu
- HS cùng trao đổi về nội dung phiếu
-Hs thảo luận nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày 
STT Những thứ có thể gây cháy trong nhà em Một số thông tin về 
cách phòng cháy
1 Bàn là - Tránh đặt bàn là gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.
- Sử dụng cẩn thận trong suốt quá trình là quần áo.
- Không để trẻ nhỏ sử dụng bàn là.
2 Máy sấy tóc - Tránh đặt máy sấy tóc gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.
- Sử dụng xong, tắt và cất máy sấy.
- Không để trẻ nhỏ sử dụng máy sấy.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 03: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T2) 
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra
- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV mời HS chia sẻ thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà
+ GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS chia sẻ
- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nêu được những việc cần phải làm và những việc không được làm khi có cháy
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Tìm hiểu những việc cần phải làm, không được làm khi có cháy (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng quan sát các hình 1 và 2 ( SGK-trang15, 16): Nêu những việc cần phải làm và những việc không được làm khi có cháy
- Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh về những việc phải làm khi có cháy
- Một số học sinh trình bày.
- Lớp thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả trình bày:
Tình huống 1
Những việc phải làm Những việc không được làm
Kêu cứu, có cháy. Trốn trong nhà tắm.
Gọi 114.
 Dùng khăn ướt bịt mồm và mũi.
 Phải thoát khỏi đám cháy càng sớm càng tốt.
Tình huống 2
Những việc phải làm Những việc không được làm
Kêu cứu, có cháy Vào lấy cặp sách và đồ chơi
Chạy ra khỏi nhà ngay
Gọi 114
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu
3. Luyện tập.
- Mục tiêu: Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra.
Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây. 
(làm việc nhóm 6)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời học sinh thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung). 
- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra.
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. 
- HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu em và người thân gặp các tình huống 
- Tình huống 1: Em sẽ dừng việc học để xem nhà hàng xóm có vấn đề gì. Khi biết nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa và cứu người bị thương ra ngoài (nếu có).
- Tình huống 2: Em và người thân sẽ dừng việc xem phim và ra ngoài xem mùi khét bắt nguồn từ đâu. Nếu phát hiện nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa, cứu người bị thương (nếu có).
- Các nhóm trình bày.
- 3-5 HS đọc thông điệp:
     Để phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà, chúng ta cần phải chú ý sắp xếp, sử dụng cẩn thận và an toàn các chất, đồ dùng, vật dụng có thể gây cháy nổ.
     Khi có cháy xảy ra, chúng ta cần bình tĩnh, nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy và gọi sự trợ giúp
4. Vận dụng.
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”:
+ Hãy kể những việc cần phải làm khi có cháy ?
+ Hãy nêu những việc không được làm khi có Cháy
- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS lắng nghe luật chơi.
- Học sinh tham gia chơi:
+ Những việc cần làm: kêu cứu, gọi điện thoại số 114, tìm lối thoát hiểm...
+ Những việc không được làm: trốn trong nhà khi có cháy, tìm đồ đạc khi có cháy...
-Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...................................
Xem nhiều