Giáo án Stem Sinh Học 7 chủ đề: Bể cá tái chế và đa dạng sinh học

Giáo án Stem môn Sinh Học lớp 7 chủ đề: Bể cá tái chế và đa dạng sinh học. Sản phẩm Stem Sinh học THCS áp dụng kiến thức áp dụng: Sinh học, Vật lí, Công nghệ, Toán

Tên và tóm lược chủ đề sản phẩm Stem sinh học lớp 7
- Tên chủ đề: Bể cá tái chế và đa dạng sinh học.
- Tóm lược nội dung chủ để:
(Quí thầy cô liên hệ zalo: 0938764029 để nhận file PPT thuyết trình và PPT báo cáo)
  Trước thực trạng đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng trước tác động của con người và rác thải nhựa. Từ đó, học sinh cần phải thực hiện các hành động cụ thể để bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
  Học sinh tìm hiểu và vận dụng các kiến thức của các môn của chương trình lớp 7 nhằm tạo sản phẩm thân thiện với môi trường. Kiến thức cụ thể là Đa dạng sinh học (Sinh học); An toàn khi sử dụng điện (Vật lí); Chăm sóc, quản lý; Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản (Công nghệ) đã được sử dụng để thiết kế và chế tạo nên những chiếc bể cá, tiểu cảnh tái chế với tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ dùng bể cá, tiểu cảnh nuôi cá và tiến hành đánh giá chất lượng, ý nghĩa của sản phẩm.
3. Các môn học, khối lớp, chương, bài học có thể triển khai thực
hiện chủ đề giáo dục STEM
- Các môn học có thể áp dụng: Sinh học, Vật lí, Công nghệ, Toán.
4. Nêu mức độ của chủ đề: một phần bài học, dự án hẹp, đơn giản.
5. Nêu thời lượng thực hiện chủ đề: 2 tuần.
6. Không gian thực hiện: chính khoá.
7. Mục tiêu cần đạt được sau khi thực hiện chủ đề.
a. Kiến thức:
- Thấy được sự đa dạng sinh học của động vật và sự thích nghi của động vật ở các môi trường.
- Chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
- Vận dụng được các kiến thức về an toàn khi sử dụng điện để chế tạo được bể cá theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể.
- Vận dụng được các kiến thức về chăm sóc cá, bảo vệ môi trường các loài thủy sản.
- Vận dụng kiến thức hai đường thẳng song song, quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên để thiết kế bể cá, tiểu cảnh trang trí.
b. Kĩ năng:
 - Kĩ năng hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập nhóm.
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi làm giảm đa dạng sinh học.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận;
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học.
- Yêu thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
d. Năng lực:
- Tìm hiểu kiến thức về sự đa dạng sinh học của động vật.
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế bể cá, tiểu cảnh trang trí một cách sáng tạo.
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá.
II. Phần chuẩn bị của giáo viên:
1. Các nguyên vật liệu, phương tiện, thiết bị cần sử dụng
- Các nguyên vật liệu: 
+ chai nhựa (loại 5 lít; 1,5 lít, 0,5 lít), nắp chai nhựa, ống hút nhựa, các đồ chơi bằng nhựa không sử dụng,…..
+ Kéo, dao rọc giấy; Băng dính, keo;Thước, bút chì, Cọ, màu tô.
- Các phương tiện, thiết bị: máy chiếu, máy vi tính, giấy A0, mẫu bản kế hoạch,…
2. Các thông tin, tư liệu để giáo viên dẫn nhập vào chủ đề, các nội dung cần nghiên cứu, giải quyết
- Dựa vào thông tin kiến thức của sách giáo khoa mà học sinh tìm hiểu từ các môn Sinh học 7, Vật lí 7, Công nghệ 7, Toán 7. 
- Các thông tin khoa học công nghệ về việc chế tạo các loại bể cá từ các vật liệu tái chế mà học sinh thu thập được từ internet, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội,..
- Thông tin tuyên truyền của các tổ chức bảo vệ đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu trên thế giới.
=> Từ đó, tôi tạo cảm hứng để học sinh vận dụng cá kiến thức từ sách giáo khoa, internet,…tạo nên những chiếc bể cá thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ đa dạng sinh học và hạn chế biến đổi khí hậu.
3. Các phương án, kịch bản đề xuất để giáo viên hướng dẫn, tổ chức học sinh tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện chủ đề
a.Các bước tiến hành chủ đề :
Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Minh chứng
(Nếu có)
1 tiết Hoat động 1: Giới thiệu chủ đề, xác định yêu cầu thiết kế và chế tạo bể cá, tiểu cảnh - GV giới thiệu về chủ đề
- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm - HS đăng kí với GV tham gia vào các nhóm. 
- Sau đó các nhóm thảo luận phân công trưởng nhóm và phân công công việc.
1 tiết Hoạt động 2: Triển khai chủ đề - GV phổ biến nội dung, kế hoạch, đưa ra yêu cầu khi thực hiện chủ đề
- GV cung cấp tài liệu tham khảo cho HS và hướng dẫn HS khai thác tài liệu trên internet và sách báo. - Các nhóm lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc và đi thực tế (Biên bản làm việc nhóm).
- Các nhóm hoàn thành bài chủ đề trên máy tính.
- Các nhóm trao đổi thông tin và gửi các báo cáo công việc cho giáo viên qua internet.
1 tiết Hoạt động 3:trình bày và bảo vệ phương án thiết kế
- Góp ý , định hướng giúp các em tổ chức các hội thảo, báo cáo đúng trọng tâm, có ý nghĩa và phù hợp với nội dụng chủ đề. - Tiến hành hội thảo. 
- HS trình bày các chủ đề đã thực hiện được trong hội thảo với các vai: Ban tổ chức chương trình, các báo cáo viên, người tham gia hội thảo.
1 tuần Hoạt động 4. Thực hiện sản phẩm bể cá, tiểu cảnh
(tại nhà) - GV gợi ý cho HS các trang wed tìm kiếm thêm thông tin, hình ảnh,…
- GV trả lời các câu hỏi phat sinh trong quá trình thực hiện sản phẩm. - tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến.
- thực hành làm sản phẩm theo bản thiết kế.
-thử nghiệm bể cá, tiểu cảnh, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm. 
- điều chỉnh lại thiết kế nếu cần.
- hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm
1 tiết Hoạt động 5: Trình bày về sản phẩm và thảo luận - GV chủ trì cuộc họp rút kinh nghiệm, phát các phiếu đánh giá và đánh giá HS.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối chủ đề. -  HS tự đánh giá quá trình thực hiện chủ đề
- Các nhóm rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng cá nhân có đóng góp tích cực.
b.Điều chỉnh phù hợp với đối tượng
- Học sinh tiếp thu chậm
+ GV chia nhóm đồng đều về học lực (mỗi nhóm đều có học sinh giỏi và học sinh yêu)
+ GV góp ý với cả nhóm hoặc nhóm trưởng chia những phần việc vừa sức cho những học sinh tiếp thu chậm tùy theo khả năng của HS đó.
- Học sinh không biết tiếng Anh
+ GV giới thiệu một số trang web tiếng Việt để HS dễ dàng tham khảo và tìm kiếm tài liệu 
+ GV giới thiệu một số trang web tiếng Anh thuộc chủ đề trang bị kiến thức phổ thông đơn giản, như wikispaces…
- Học sinh năng khiếu
+ GV đặt ra một số câu hỏi mở cho HS năng khiếu kích thích lòng say mê học hỏi, bổ trợ kiến thức, khuyến khích tìm hiểu bằng cách cho điểm cộng vào điểm đánh giá cá nhân.
+ GV cung cấp những tài liệu chuyên sâu để HS có thể khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ.
c. Tổng hợp đánh giá
- Thời điểm trước khi bắt đầu chủ đề
- Thời điểm học sinh thực hiện chủ đề và hoàn tất công việc
- Thời điểm sau khi hoàn tất chủ đề
d. Kế hoạch phát triển chủ đề
- Phát triển dự án rộng ra học sinh toàn trường.
- Liên kết với các cơ sở giáo dục khác để đưa chủ đề phát triển rộng khắp trên toàn quận. 
- Tạo sự lan tỏa của dự án để góp phần thay đổi ý thức bảo vệ đa dạng sinh học và tái chế rác thải của người dân.
4. Thời lượng thực hiện chủ đề giáo dục STEM theo yêu cầu của đề tài, chủ đề
- Thời gian giáo viên hướng dẫn và học sinh tìm hiểu các nội dung, các phương án thưc hiện của chủ đề: 2 tuần.
- Thời gian giáo viên đánh giá kết quả, nhận xét và học sinh thực hiện các nội dung, yêu cầu của chủ đề.
5. Các phương án đánh giá học sinh theo cá nhân, theo nhóm làm việc
-Bài báo cáo kiến thức: 
 + Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo.
 + Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
-Bản phương án thiết kế:
 + Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: bản vẽ, cơ sở khoa học, chất liệu sử dụng,...
 + Poster chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
- Sản phẩm:
 + Bể cá, tiểu cảnh được thiết kế theo nhiều cách khác nhau.
 + Bể cá, tiểu cảnh được trang trí đẹp.
 + Bể cá, tiểu cảnh đảm bảo nuôi được nhiều loại cá.
-Kĩ năng thuyết trình: 
+ Trình bày thuyết phục.
 + Trả lời được câu hỏi phản biện.
 + Bài báo cáo sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
-Kĩ năng làm việc nhóm:
+ Kế hoạch có tiến trình, phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí.
+ Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành chủ đề.
III. Giáo án đề xuất hoặc đã được sử dụng để thực hiện chủ đề giáo dục
STEM
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoat động 1: Giới thiệu chủ đề, xác định yêu cầu thiết kế và chế tạo bể cá, tiểu cảnh (1 tiết)
a. Mục đích:
- Học sinh nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo ra bể cá, tiểu cảnh” bằng vật liệu thích hợp theo các tiêu chí: bể cá hình dạng là bất kì (có thể tích dưới 5 lít), từ chai nhựa, có thể nuôi các loại cá cảnh nhỏ, đặt được thăng bằng khi đặt trên bàn, có tính thẩm mĩ; tiểu cảnh có kích thước 10-15 cm.
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về đa dang sinh học, hai đường thẳng song song, quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu, đo độ dài; an toàn khi sử dụng điện; bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm.
b. Nội dung:
- Tìm hiểu về một số dạng bể cá, tiểu cảnh, xác định mục đích muốn bể cá, tiểu cảnh dạng nào thì tương ứng với hình dạng ra sao.
- Xác định nhiệm vụ thiết kế bể cá, tiểu cảnh:
+  Hình vẽ thể hiện kích thước.
+  Hình vẽ hình ảnh sản phẩm có chú thích nguyên vật liệu.
- Xác định nhiệm vụ chế tạo bể cá, tiểu cảnh bằng nguyên liệu tái chế:
+ Bể cá chứa được tiểu cảnh là 10-15cm.
+ Bể cá, tiểu cảnh có thể giữ thăng bằng khi để trên bàn.
+ Sử dụng các nguyên liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường, giúp bảo đảm được đa dạng sinh học.
c. Sản phẩm:
- Mô tả và giải thích được một cách chọn nguyên liệu và cách làm bể cá, tiểu cảnh.
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo bể cá, tiểu cảnh theo tiêu chí đã cho.
d. Cách thức tổ chức:
- Giáo viên cho học sinh xem video về việc làm bể cá, tiểu cảnh với yêu cầu: quan sát cách thiết kế, lựa chọn nguyên liệu, giải thích tại sao lựa chọn hình dạng, nguyên liệu như thế?
- Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng kiến thức về đa dang sinh học, hai đường thẳng song song, quan hệ giữa đường xiên; bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản và giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính toán thông qua việc thiết kế, chế tạo bể cá, tiểu cảnh với các tiêu chí đã cho.
- Phân công nhiệm vụ các nhóm:
+ Nhóm 1: thiết kế, chế tạo tiểu cảnh.
+ Nhóm 2: thiết kế, chế tạo bể cá.
+ Nhóm 3: thiết kế, chế tạo tiểu cảnh.
+ Nhóm 4: thiết kế, chế tạo bể cá.
+ Nhóm 5: thiết kế, chế tạo tiểu cảnh.
+ Nhóm 6: thiết kế, chế tạo bể cá.
+ Nhóm 7: thiết kế, chế tạo bể cá.
+ Nhóm 8: thiết kế, chế tạo tiểu cảnh.
Hoạt động 2: Triển khai chủ đề (1 tiết)
a. Mục đích:
- Học sinh hình thành và vận dụng kiến thức mới về đa dang sinh học, hai đường thẳng song song, quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu, đo độ dài; an toàn khi sử dụng điện; bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản; đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế bể cá, tiểu cảnh.
b. Nội dung:
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm là: đa dang sinh học, hai đường thẳng song song; bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
- Học sinh thảo luận về các thiết kế khả dĩ của bể cá, tiểu cảnh và đưa ra giải pháp có căn cứ. Gợi ý:
+ Làm sao bể cá có thể chứa tiểu cảnh?
+ Bể cá được thiết kế như thế  nào để có thể đứng được và nuôi được cá bên trong?
+ Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?
- Học sinh xây dựng phương án thiết kế bể cá, tiểu cảnh và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên.
- Yêu cầu:
+ Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của bể cá, tiểu cảnh và các nguyên vật liệu sử dụng…
+ Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh bể cá, tiểu cảnh có thể nuôi được cá bằng tính toán cụ thể.
c. Sản phẩm:
- Học sinh xác định và ghi nhận được thông tin, kiến thức về đa dang sinh học, hai đường thẳng song song; bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
- Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế bể cá, tiểu cảnh đảm bảo các tiêu chí.
d. Cách thức tổ chức:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: đa dang sinh học, hai đường thẳng song song; bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
+ Xây dựng bản thiết kế bể cá, tiểu cảnh theo yêu cầu;
+ Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
+ Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet…
+ Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất.
+ Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế.
+ Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. 
Hoạt động 3: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế (1 tiết)
a. Mục đích:
Sau hoạt động này HS có khả năng:
- Mô tả được bản thiết kế bể cá, tiểu cảnh.
- Vận dụng các kiến thức liên quan đến  để lí giải và bảo vệ cơ sở khoa học và nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn trng phương án thiết kế bể cá, tiểu cảnh.
- Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện bể cá, tiểu cảnh.
b.Nội dung:
- Trong 1 tuần, HS làm việc nhóm để hoàn thành bản thiết kế.
- Trong buổi lên lớp, HS báo cáo phương án thiết kế. 
- HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án thiết kế.
- GV và HS khác phản biện. 
- HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của hoc sinh:
- Bản thết kế.
- Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của các bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản biện nhóm bạn.
d. Phương thức tổ chức hoạt động:
* Mở đầu – Tổ chức báo cáo
- GV thông báo tến trình của buổi báo cáo.
+ Thời gian báo cáo mỗi nhóm: 2 phút
+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 2 phút
+ Trong khi bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi tương ứng.
- GV thông báo về các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế.
+  Hình vẽ thể hiện kích thước.
+  Hình vẽ hình ảnh sản phẩm có chú thích nguyên vật liệu.
* Báo cáo
- Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện.
- GV nhận xét.
- GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS.
* Tổng kết và dặn dò:
- Giáo viên đánh giá về phần báo cáo của nhóm dựa trên các tiêu chí:
+ Nội dung.
+ Hình thức bài báo cáo.
+ Kỹ năng thuyết trình ( trình bày và trả lời câu hỏi).
- Giáo viên yêu cầu học sinh tổng hợp các góp ý của giáo viên và các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.
- Giáo viên thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: thi công và báo cáo sản phẩm.
Hoạt động 4. Thực hiện sản phẩm bể cá, tiểu cảnh
(tại nhà) (1 tuần)
a. Mục đích:
Các nhóm thực hành, chế tạo được bể cá, tiểu cảnh dựa trên bản thiết kế đã chỉnh sửa. 
b. Nội dung:
Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động học sinh cần đạt sản phẩm là chiếc hộp được thiết kế vừa với món quà đáp ứng được các tiêu chí đã yêu cầu.
d. Phương thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến.
Bước 2: HS thực hành làm sản phẩm theo bản thiết kế
Bước 3: Học sinh thử nghiệm bể cá, tiểu cảnh, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm. Học sinh điều chỉnh lại thiết kế nếu cần.
Bước 4: Học sinh hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
Hoạt động 5: Trình bày về sản phẩm và thảo luận (1 tiết)
a. Mục đích
- Các nhóm học sinh giới thiệu về bể cá, tiểu cảnh trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm , thảo luận, định hướng cải tiến sản phẩm.
b. Nội dung
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đặt ra:
- Chia sẻ, thảo luận, để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
   + Các nhóm tự đánh giá kết quả của mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác.
   + Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm.
   + Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm
- Bể cá, tiểu cảnh đã thực hiện và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức
*GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:
- Báo cáo trong lớp.
- Nội dung báo cáo của mỗi nhóm..
- Thử nghiệm sản phẩm.
* GV tổng kết, đánh giá dự án trong lớp.
- HS và GV nhận xét về sản phẩm.
- GV tổng kết và đánh giá chung về chủ đề.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối chủ đề: Hoàn thành hồ sơ chủ đề.
Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết:
1/ Nêu cách thay đổi kích thước khi thực hiện bể cá, tiểu cảnh?
2/ Theo em, vật liệu nào thực hiện Bể cá, tiểu cảnh dễ dàng và tiết kiệm nhất?
3/ Nêu những kĩ năng mà em rèn luyện được qua chủ đề?
4/ Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất?
IV. Phần hướng dẫn học sinh
1. Các gợi ý, hướng dẫn các công việc học sinh cần thực hiện.
PHIẾU HỌC TẬP
* CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1.Hãy cho biết như thế nào là đa dạng sinh học?
Câu 2. Vì sao cần phải bảo vệ đa dạng sinh học? Đưa ra các biện pháp? 
Câu 3. Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến đa dạng sinh học, môi trường và nguồn lợi thủy sản?
* CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Câu 1. Có thể nuôi cá trong một bể cá mini tái chế được không? Tại sao?
Câu 2. Một bể cá mini cần đảm bảo điều kiện gì để nuôi được cá?
Câu 3. Có cần sử dụng các thiết bị điện trong bể cá mini không? Vì sao? 
Câu 4. Em hãy đề xuất phương án thực hiện giảm nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học, môi trường và nguồn lợi thủy sản? 
2. Các nội dung học sinh cần báo cáo, trả lời, luyện tập khi thực hiện chủ đề.
+ Bài báo cáo kiến thức: 
  Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo.
  Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
+ Bản phương án thiết kế:
  Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: bản vẽ, cơ sở khoa học, chất liệu sử dụng,...
  Poster chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
+ Sản phẩm:
  Bể cá, tiểu cảnh được thiết kế theo nhiều cách khác nhau.
  Bể cá, tiểu cảnh được trang trí đẹp.
  Bể cá, tiểu cảnh đảm bảo nuôi được nhiều loại cá.
  Bể cá, tiểu cảnh đảm bảo an toàn điện khi sử dụng.
  Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.
+ Kĩ năng thuyết trình: 
Trình bày thuyết phục.
  Trả lời được câu hỏi phản biện.
  Bài báo cáo sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
+ Kĩ năng làm việc nhóm:
Kế hoạch có tiến trình, phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí.
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành chủ đề. 
PHỤ LỤC
Phụ lục : Hệ thống câu hỏi định hướng cho các kiến thức chủ đề
* CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1.Hãy cho biết như thế nào là đa dạng sinh học?
Câu 2. Vì sao cần phải bảo vệ đa dạng sinh học? Đưa ra các biện pháp? 
Câu 3. Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến đa dạng sinh học, môi trường và nguồn lợi thủy sản?
Câu 4. Rác thải nhựa có thể tái chế làm những sản phẩm nào phục vụ bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 5. Các nguyên liệu tái chế nào có thể sử dụng để làm được một bể cá mini hay một tiểu cảnh mini?
* CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Câu 1. Có thể nuôi cá trong một bể cá mini tái chế được không? Tại sao?
Câu 2. Một bể cá mini cần đảm bảo điều kiện gì để nuôi được cá?
Câu 3. Có cần sử dụng các thiết bị điện trong bể cá mini không? Vì sao? 
Câu 4. Em hãy đề xuất phương án thực hiện giảm nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học, môi trường và nguồn lợi thủy sản? 
Phụ lục 3: Kết quả đánh giá về trình bày và bảo vệ phương án thiết kế
 
Phụ lục 4: Kết quả đánh giá về trình bày về sản phẩm và thảo luận
Xem nhiều