XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC STEM (ĐỂ NHẬN FILE PPT THUYẾT TRÌNH: LH ZALO: 0938764029)
1. Tên chủ đề: LÀM TRANH TỪ CÂY XANH Lớp 6
1. Mô tả chủ đề:
- Chủ đề “Làm tranh từ cây xanh” là một ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng HS lớp 6. HS sẽ nghiên cứu những kiến thức về Đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu xếp lá trên thân và cành… để thiết kế và chế tạo một bức tranh nguyên liệu từ lá.
- Để thực hiện được dự án này, HS sẽ cần chiếm lĩnh kiến thức của các bài học:
- Sinh học 6: Bài 19-Đặc điểm bên ngoài của lá.
- Đồng thời, HS phải như huy động kiến thức của các môn học liên quan như: Kiến thức về môn Mĩ thuật 6: Bài 4- Vẽ tranh theo mẫu.
2. Mục tiêu:
- Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng:
a. Kiến thức:
- Biết được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
- Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép và phân biệt được các kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- Vận dụng được các kiến thức về đặc điểm bên ngoài của thân, lá và các kiểu xếp lá, đặc điểm của hoa, màu sắc hoa để thiết kế một bức tranh từ lá.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết kiến thức, hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
c. Phát triển phẩm chất:
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
d. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học và thực tế về đặc điểm bên ngoài của lá và các kiểu xếp lá trên thân và cành.
- Năng lực giải quyết vấn đề, cụ thể thiết kế được một bức tranh làm từ lá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể tạo ra sản phẩm bức tranh từ lá.
- Năng lực tự học để tự tìm hiểu một số kiến thức nền có liên quan đến chủ đề.
3. Thiết bị:
- Tổ chức dạy học chủ đề, GV sẽ hướng dẫn HS chuẩn bị một số thiết bị sau:
- Các loại lá cây, bút màu, băng dính 2 mặt, giấy A0, A3 giấy màu…
4. Tiến trình dạy học:
GV vào bài: Kính thưa các thầy cô giáo và các em HS, như chúng ta đã biết Giáo dục STEM là một quan điểm giáo dục, trong đó các môn học STEM được liên kết hợp lý, giảng dạy tích hợp và được áp dụng trong bối cảnh cụ thể của thế giới thực. Chính vì vậy nhóm sinh chúng tôi hôm nay thực hiện một tiết dạy stem với Chủ đề “Làm tranh từ lá cây” là một ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng HS lớp 6. Để thực hiện được hoạt động này HS sẽ nghiên cứu những kiến thức nền đã học ở tiết học trước Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá,
Đồng thời, HS phải như huy động kiến thức của các môn học liên quan như: Kiến thức về môn Mĩ thuật 6: Bài 4- Vẽ tranh theo mẫu.
hôm nay côcùng các em sẽ cùng thực hiện một tiết học stem với chủ đề: - LÀM TRANH TỪ CÂY XANH.
Hoạt động 3.
TRÌNH BÀY CÁCH
LÀM TRANH TỪ CÂY XANH
( 15 phút)
A. Mục đích:
-HS trình bày được kiến thức về đặc điểm bên ngoài của lá và các kiều xếp lá thông qua việc báo cáo ý tưởng vẽ tranh từ lá
-Thông qua các hoạt động phản biện, vấn đáp, giáo viên giúp HS nhận ra những sai lầm (nếu có) khi tự nghiên cứu kiến thức nền hoặc củng cố giúp HS hiểu rõ hơn về việc ứng dụng kiến thức nền trong việc thiết kế làm tranh từ lá.
-HS thực hành được kỹ năng thiết kế và thuyết trình, phản biện; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển bản thiết kế sản phẩm.
Nội dung:
-GV yêu cầu 3 nhóm lần lượt trình bày làm tranh từ cây xanh.
+ HS: 3 nhóm chiếu phần trình bày đẫ được các nhóm chuẩn bị.
Nhóm 1: Chủ đề động vật không xương sống: Con chuồn chuồn.
Nhóm 2: Bình hoa.
Nhóm 3: Động vật có xương sống: Con cá.
-GV tổ chức HS thảo luận, bình luận, nêu câu hỏi và bảo vệ ý kiến về bản thiết kế; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế (nếu cần);
GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS chỉnh sửa, ghi lại các kiến thức này vào vở.
B. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
- Hồ sơ thiết kế:
+ Bản vẽ phác họa ( trình bày bố cục bức tranh)
+ Liệt kê các vật liệu cần dùng: Các loại lá cây, giấy, bút màu, băng dính....
+ Bài thuyết trình sản phẩm (Bản thiết kế này cũng được trình bày trên giấy A0)
GV Gợi ý:
* Dự kiến bản thiết kế:
+ Tranh làm theo chủ đề gì? ( Phong cảnh, động vật, trừu tượng…)
+ Sử dụng những loại lá cây nào?
+ Làm trên nền chất liệu gì? ( Giấy, gỗ, nhựa..)
- Bài ghi kiến thức liên quan được chuẩn hoá trong vở của HS.
C./ Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. GV tổ chức cho các nhóm thiết kế tranh;
Bước 2. GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo phương án thiết kế;
Bước 3. Các nhóm khác nhận xét, nêu câu hỏi;
Bước 4. GV nhận xét, đánh giá các bài báo cáo. Tổng kết, chuẩn hoá các kiến thức liên quan.
Câu hỏi dành cho nhóm bạn:
Nhóm 1:
? Ngoài sử dụng chất liệu là giấy A0, nhóm bạn có thể dùng chất liệu khác được không?
Nhóm 2:
? Ý tưởng làm bình hoa của nhóm bạn rất là hay, ngoài nguyên liệu kể trên các bạn có thể sử dụng các loại lá khác( khô, tươi) được không.
Nhóm 3:
? Tại sao nhóm bạn chon ý tưởng làm con cá? Bạn có thể làm được những động vật khác được không?
? GV chốt câu hỏi: Để thiết kế được những bức tranh này các em đã dựa vào những kiến thức nền nào.
HS trả lời: Dựa vào những kiến thức về cấu tạo ngoài của lá:
+ Gân lá ( hình mạng, hình cung, hình song song)
+ Lá gồm lá đơn và lá kép.
+ Cách xếp lá trên thân: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
-GV chiếu hình 3 loại trên và nhấn mạnh.
GV: Qua bản thiết kế các nhóm vùa trình bày . Cô thấy với các loại lá có thể tạo thành nhiều bức tranh khác nhau.
Cô muốn đặt hàng với các em, với sản phẩm như sau: 3 nhóm chào hàng cạnh tranh cho các thầy cô. Với tư cách là một nhà đầu tư để sản xuất các bức tranh nghệ thuật. Nhóm nào có thiết kế sản phẩm đẹp với giá thành hợp lí sẽ được nhà đầu tư rót vốn để sx và kinh doanh. Theo đó sản phẩm của các nhóm cần thỏa mãn một số tiêu chí cơ bản sau( Chiếu tiêu chí)
+ Sử dụng các loại lá cây.
+ Tạo thành các bức tranh đẹp, sáng tạo.
+ Chi phí thấp.
Hoạt động 4:
THỰC HIÊN LÀM MỘT BỨC TRANH TỪ CÂY XANH
(20 phút)
A. Mục đích:
- HS làm được bức tranh từ lá căn cứ trên ý tưởng thiết kế đã được thông qua;
- Học được quy trình, phương pháp nghiên cứu thông qua việc xác định các vật liệu phù hợp.
- Bổ sung thêm kiến thức nền thông qua việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình tạo ra sản phẩm.
Nội dung:
HS làm việc theo nhóm để cùng tạo ra sản phẩm; ghi chép lại công việc của từng thành viên, các điều chỉnh của bản thiết kế (nếu có) và giải thích lí do điều chỉnh.
-GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm chế tạo sản phẩm.
B. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau:
Bức tranh từ các bộ phận của cây đúng yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá số 2.
C. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;
Bước 2. HS làm bức tranh theo bản thiết kế bằng vật liệu đã có;
Bước 3. HS quan sát bức tranh, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
Bước 4. HS điều chỉnh lại vật liệu và thiết kế.
Bước 5. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu cần dùng.
Bước 6. HS sẵn sàng cho phần triển lãm sản phẩm; Xây dựng bản báo cáo và tập trình bày, giới thiệu sản phẩm.
Trong quá trình làm tranh, GV đôn đốc, hỗ trợ, ghi nhận hoạt động của các nhóm HS.
Hoạt động 5.
TRÌNH BÀY SẢN PHẨM
“LÀM TRANH TỪ LÁ CÂY XANH”
( 10 phút)
A. Mục đích:
- HS giới thiệu được sản phẩm tranh làm từ lá và sản phẩm với điều kiện thực tế cũng như đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra (Phiếu đánh giá số 2).
- HS thực hành được kỹ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan; rèn luyện được thói quen giữ gìn vệ sinh, trong quá trình thực hiên; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm.
- HS hoàn thiện kiến thức nền sau khi đã có sản phẩm.
B. Nội dung:
- Các nhóm HS trình bày sản phẩm đã được thiết kế, giới thiệu về bức tranh và kiến thức liên quan đến các môn học.
-GV và HS đặt câu hỏi để làm rõ nội dung.
* Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau:
Bức tranh từ các bộ phận của cây xanh được làm trên nền giấy A0 và theo đúng tiêu chí đánh giá.
C. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Các nhóm HS trưng bày sản phẩm của nhóm mình
Bước 2. Các nhóm lần lượt báo cáo, trình bày sản phẩm của nhóm.
(Trong thời gian này, các nhóm HS khác cũng hoàn thành phiếu đánh giá dành cho HS)
Bước 3. Giáo viên và các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét. GV công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số 2 (kết quả đánh giá nên được trình chiếu trên màn hình để cả lớp dễ quan sát);
- GV tổng kết và nhận xét về kết quả chung của các nhóm. GV cần lưu ý những hạn chế, những điểm còn bất cập, chưa chính xác của các nhóm, đặc biệt lưu ý khi: các nhóm khai thác và giải thích kiến thức nền trong khi giới thiệu sản phẩm và những ghi chép trong phiếu học tập.
Bước 4. GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở rộng, nâng cấp sản phẩm cho Tranh làm từ cây xanh.
* GV Chốt các kiến thức chính của bài học.
Phiếu đánh giá số 1.
Bảng tiêu chí đánh giá bản ý tưởng thiết kế sản phẩm
(điểm lẻ đến 0,5đ)
Tiêu chí Điểm tối đa Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV
1. Ý tưởng hay và ý nghĩa 2
2. Chọn được các loại lá phù hợp với ý tưởng đưa ra 2
3. Liệt kê được các nguyên liệu cần thiết khi làm sản phẩm 2
4.Trình bày ý tưởng lưu loát trước lớp 2
5. Giải thích và bảo vệ được ý tưởng đưa ra 2
Tổng điểm 10
Phiếu đánh giá số 1.
Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế sản phẩm
(điểm lẻ đến 0,5đ)
Tiêu chí Điểm tối đa Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV
1. Ý tưởng hay và ý nghĩa 2
2. Chọn được các loại lá phù hợp với ý tưởng đưa ra 2
3. Liệt kê được các nguyên liệu cần thiết khi làm sản phẩm 2
4.Trình bày ý tưởng lưu loát trước lớp 2
5. Giải thích và bảo vệ được ý tưởng đưa ra 2
Tổng điểm 10
Nhận xét, góp ý cho nhóm bạn:
.………………………………………
Câu hỏi dành cho nhóm bạn:
.……………………………………………
Phiếu đánh giá số 2. Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm (điểm lẻ đến 0,5đ)
Tiêu chí Điểm tối đa Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV
1. Thiết kế được bức tranh đúng ý tưởng đã duyệt 1
2. Tranh thể hiện được sự phong phú về hình dạng, màu sắc, kiểu gân lá… 2
3. Tranh có bố cục đẹp, hài hòa có tính thẩm mĩ cao 1
4. Nguyên liệu làm tranh thân thiện với môi trường, giữ nguyên được hình dạng phiến lá 2
5. Thuyết trình sản phẩm của nhóm dựa trên bài học có sáng tạo, lưu loát. 2
6. Trả lời được các câu hỏi mà cô giáo và nhóm khác hỏi. 2
Tổng điểm 10
Nhận xét, góp ý cho nhóm bạn:
.……………………………………
Câu hỏi dành cho nhóm bạn:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỪNG HỌC SINH TRONG NHÓM
Nhóm ...............................
TT Tên học sinh Chức vụ trong nhóm Các tiêu chí đánh giá Điểm
Tích cực
(10 điểm) chưa tích cực
(5 điểm) Không tham gia hoạt động
1, Giáo viên:
- KHBD, bài giảng Power poi, Hồ sơ học tập cho 4 nhóm.
- Bản in trên giấy A0 ( Phiếu 3): Giấy A2( Phiếu 2).
- Các dụng cụ + Vật liệu: Giấy A0, A3, Bút dạ, băng dính trong, băng dính 2 mặt, kéo,
- Mẫu vật: Chia cho 4 nhóm.
+ Cành lá: dâu, mẫu đơn, hoa hồng, dây huỳnh.
+ Lá: Ngọc trâm, Bàng, chít
+ Cau, đu đủ, tía tô, các loại lá có màu vàng- đỏ, các loại lá cỏ, hoa sữa,..
2, Học sinh:
- Chia nhóm, phân công nhiệm vụ.
- Nghiên cứu hồ sơ học tập.
- Định hướng thiết kế tranh.
- Tìm loại lá phù hợp với thiết kế.
- Chuẩn bị bài thuyết trình cho bản thiết kế và sản phẩm.
- Chuẩn bị câu hỏi dành cho nhóm bạn:
+ Sử dụng loại lá cây gì?
+ Loại lá sử dụng có kiểu gân lá gì? Lá đơn hay lá kép?
+ Bức tranh có thể dùng trang trí ở đâu