STEM CÔNG NGHỆ LỚP 7
CHỦ ĐỀ: PHÂN BÓN
I. Mục tiêu
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh (HS) tìm hiểu về các loại phân bón, biết cách phân loại cũng như sử dụng các loại phân bón
- Hướng dẫn HS xây dựng phương án và thực hành bón phân theo các hình thức: bón theo hốc, bón theo hàng, bón vãi và phun trên lá (đạm, lân, kali, phân chuồng)
II. Dự kiến thời gian thực hiện
Sau khi học xong Bài 8: Thực hành nhận biết một số loại phân bón hóa học
Chủ đề ngoại khóa được tiến hành trong 2 tuần:
Tuần 1:
+ Tìm kiếm và hệ thống thông tin về phân bón
+ Chuẩn bị một số loại phân bón thường được sử dụng ở địa phương
Tuần 2:
+ Tiến hành thực hành bón các loại phân đạm, lân, kali, phân chuồng cho các cây trong vường trường. Xây dựng bản báo cáo tổng kết để giới thiệu kết quả và thực hiện báo cáo tại lớp
III. Phương pháp tổ chức
- Chia mỗi lớp thành 4 nhóm (khoảng 7 đến 8 em)
- Lưu ý với học sinh về cách thức trao đổi thông tin:
+ Nhóm nào khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin hoặc xây dựng kế hoạch thực hiện…thì trực tiếp gặp GV để được tư vấn giúp đỡ.
+ Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải được giao nhiệm vụ, và khi kết thúc hoạt động thì mỗi thành viên phải có bản tự đánh giá cá nhân về ý thức, thái độ và hiệu quả công việc được giao.
IV. Thiết bị và vật tư
Chuẩn bị theo nhóm:
1. Sưu tầm tài liệu để giới thiệu về phân bón: Nguồn thông tin lấy từ SGK công nghệ 7, từ nguồn Internet.
2. Một số dụng cụ để bón phân như chậu nhựa, cuốc, xẻng, bình xịt
3. Các loại phân như phân đạm, lân, kali, phân chuồng
4. Sổ ghi chép
V. Định hướng tổ chức hoạt động cho học sinh
1. Hoạt động nhóm để thống nhất về việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thu thập những thông tin liên quan về phân bón tài liệu khoa học về phân bón
2. Hoạt động nhóm để xử lí những thông tin liên quan đến phân bón tìm kiếm được sau đó là việc thống nhất xây dựng ý tưởng để bón phân
3. Thống nhất ý tưởng và tiến hành thực hành
4. Thống nhất về hình thức báo cáo, có thể bằng tập san hoặc qua trả lời câu hỏi hay qua hoạt động biểu diễn hay thông qua hồ sơ học tập; phiếu học tập…
5. Đánh giá hoạt động cá nhân và tập thể nhóm.
CHỦ ĐỀ: PHÂN BÓN
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được các khái niệm về phân bón
- Biết được ứng dụng của phân bón trong dời sống.
- Biết thực hành bón các loại phân
2. Kĩ năng
- Phân biệt được các loại phân thường dùng.
- Thực hành bón các loại phân.
3. Thái độ
- Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn học, có tính thần hợp tác nhóm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2. Kỹ thuật dạy học:
- Kỹ thuật động não
- Kỹ thuật chia nhóm
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
- Kĩ thuật “Lược đồ tư duy”
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV:
- Các thông tin liên quan đến phân bón và cách bón các loại phân
2. Chuẩn bị của HS:
- Sưu tầm tài liệu để giới thiệu về phân bón
- Phương án thực hành bón phân
- Sổ ghi chép
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp vào bài
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Trình bày khái niệm về các loại phân
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu các nhóm HS đưa ra các phương án thực hành bón các loại phân (đã chuẩn bị sẵn)
HS: Trình bày phương án của nhóm mình:
GV: Giới thiệu về các loại phân thường dùng
HS: Quan sát I. Chuẩn bị
Phương án thực hành
Hoạt động 2: Thực hành làm thí nghiệm để phân biệt các loại phân
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
HS: Hoạt động nhóm, thực hành bón phân
+ Chuẩn bị: các loại phân
+ Cách tiến hành:
Bón theo hốc
Bón theo hàng
Bón vãi
Phun trên lá
Thu thập các thông tin ghi vào sổ
GV: Theo dõi, giúp đỡ các nhóm II. Thực hành bón các loại phân
1. Củng cố:
- Giáo viên nhắc lại các thao tác thực hành
2. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
- Tiếp tục thực hành ở nhà
- Dựa vào bảng kết quả thực hành và các thông tin thu thập được, tổ chức thảo luận nhóm để hoàn thành báo cáo (không giới hạn hình thức báo cáo).
CHỦ ĐỀ: PHÂN BÓN
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết thực hành bón các loại phân
2. Kĩ năng
- Thực hành bón các loại phân.
3. Thái độ
- Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn học, có tính thần hợp tác nhóm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Dạy học trực quan
- Dạy học luyện tập và thực hành
2. Kỹ thuật dạy học
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
- Kĩ thuật “Lược đồ tư duy”
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
- Kiến thức liên quan đến phân bón
2. Chuẩn bị của HS
- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến phân bón
- Các loại phân bón, dụng cụ bón phân
- Bản báo cáo sản phẩm của nhóm theo một trong các hình thức: PowerPoint, báo tường, video...
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (không)
2. Bài mới
Hoạt động 1. Các nhóm trình bày báo cáo kết quả.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
GV: Hoạt động trước các em đã tiến hành tìm phương án thực hành và thực hành bón các loại phân. Bây giờ các nhóm sẽ lần lượt trình bày báo cáo về quá trình nghiên cứu, thực hành của nhóm mình
GV: Gọi các nhóm lần lượt lên báo cáo.
HS: Các nhóm HS báo cáo
GV: Theo dõi các nhóm trình bày.
HS: HS dưới lớp, theo dõi nhận xét và có thể đưa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu sâu hơn về kết quả nghiên cứu của bạn.
GV: Hỗ trợ giải thích những câu hỏi khó mà học sinh không trả lời được. Bản báo cáo của HS
Hoạt động 2: Đánh giá, nhận xét
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
GV: Đặt vấn đề và yêu cầu đại diện HS các nhóm nhận xét đánh giá về bản báo cáo của các nhóm.
HS: Đánh giá, nhận xét
GV: Tổng quát lại kiến thức và ghi bảng. Đánh giá lại kết quả của các nhóm:
+ Đánh giá về việc trình bày báo cáo.
+ Khả năng hoạt động của các nhóm.
+ Khả năng ứng dụng trong thực tế mà các nhóm đã nêu.
+ Khuyến khích các nhóm có ý tưởng sáng tạo
3. Củng cố
- Giáo viên khái quát những kiến thức học sinh nắm được thông qua hoạt động thực hành bón phân
- Hình thành cho các em một số ý tưởng để ứng dụng trong đời sống.
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Ngoài những ý tưởng đã nêu ra hôm nay, hãy suy nghĩ thêm những ý tưởng hay, có thể ứng dùng vào thực tiễn đời sống sinh hoạt của chúng ta.
- Trên cơ sở những ý tưởng đó, hãy nghiên cứu thêm về hình thức bón phân để đưa vào sử dụng trong đời sống