Giáo án Đạo Đức 3 Cánh Diều cả năm học 35 tuần trọn bộ

Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều cả năm học 35 tuần theo CV 2345. Tải về miễn phí trọn bộ giáo án môn Đạo Đức 3 sách Cánh Diều

TUẦN 16 ĐẠO ĐỨC 3
CHỦ ĐỀ 4: GIỮ LỜI HỨA
Bài 05: EM GIỮ LỜI HỨA (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Thực hiện giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể.
- Vận dụng và thực hiện giữ lời hứa bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Chanh chua cua kẹp” để khởi động bài học.
+ GV giới thiệu trò chơi: Mỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải người kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to "Chanh" cả vòng tròn đáp "Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng tròn đáp nhanh "Kẹp" cùng lúc tiếng "kẹp" thì tay phải mỗi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho nắm được bàn tay trái của người bên cạnh và đồng thời cũng thụt tay trái về không để bị kẹp. Người nào chậm bị kẹp là bắt phạt.
+ GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe luật chơi.
- HS tham gia chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu:  
+ Học sinh thực hiện giữ lời hứa bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.
+  HS vận dụng và thực hiện giữ lời hứa bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Chia sẻ về việc giữ lời hứa hoặc không giữ lời hứa
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS chia sẻ về 1 lần đã giữ lời hứa
 hoặc không giữ lời hứa với bạn bè và người thân trong gia đình.
-GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS trình bày trước lớp
Hoạt động 2: Ghi lại những gì em đã hứa vào một cuốn sổ nhỏ và thực hiện. Sau 2 tuần, hãy tự đánh gia xem mình đã giữ lời hứa như thế nào và tự điều chỉnh.
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS ghi lại những gì em đã hứa vào 1 cuốn sổ và nghiêm túc thực hiện
-GV cho thời gian HS ghi chép cuốn sổ theo yêu
 cầu( 2 tuần)
- Sau 2 tuần, GV mời 1-2 HS phát biểu những lời hứa và mức độ thực hiện lời hứa của mình.
- GV nhận xét, động viên HS giữ lời hứa trong cuộc sống
- GV mời HS đọc lời khuyên trong SGK trang 30
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS lắng nghe
- HS trình bày
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
-HS đọc
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- Thực hiện giữ lời hứa cùng khuyên mọi người cần phải biết giữ lời hứa.
- Sưa tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong trường, lớp, làng xóm,... - HS lắng nghe.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................
TUẦN 17 ĐẠO ĐỨC 3
Bài : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Củng cố, khắc sâu về các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa.
- Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tia chớp”
*Cách chơi: Cả lớp cùng xem lại tên các bài đã học trong SGK trong 1 phút. Gv chỉ và gọi tên một bạn bất kì nói tên một bài Đạo đức đã học. Nếu HS này nói đúng sẽ được chỉ tên một bạn khác và nói tên bài đạo đức khác với bài bạn đã nêu.
- GV cho HS nêu tên các bài đã học.
- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài. HS tham gia chơi
Hs nêu
HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: HS được củng cố nhận thức về các biểu hiện và sự cần thiết phải thực hiện các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa.
- HS nêu được những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Cách tiến hành:
HĐ 1: Trò chơi “Rung chuông vàng”
Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng” theo các câu hỏi ở phần phụ lục.
- Gv chiếu câu hỏi và các câu trả lời, HS ghi câu trả lời vào nháp và giơ tay dành quyền trả lời khi có hiệu lệnh
- Sau mỗi câu trả lời đúng HS được trả lời các câu hỏi tiếp theo. HS nào sai sẽ loại ra khỏi cuộc chơi. HS trả lời đến câu hỏi cuối cùng sẽ được lên rung chuông vàng.
+ Câu 1: Nêu những biểu hiện của việc em yêu Tổ quốc Việt Nam?
+ Câu 2: Nêu những biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
+ Câu 3: Nêu những biểu hiện và hiệu quả của việc ham học hỏi?
Câu 4: Những biểu hiện nào thể hiện việc Giữ lời hứa?
Câu 5: Nếu không ham học hỏi, không biết giữ lời hứa điều gì sẽ xảy ra?
Câu 6: Theo em, ham học hỏi, biết giữ lời hứa sẽ mang lại điều gì?
Câu 8: Hãy kể về một việc mà em đã biết giữ lời hứa
- Nhận xét, tuyên dương
- Gv chốt kiến thức
GV chốt.
- HS tham gia trò chơi
 Trả lời: Những biểu hiện thể hiện việc yêu Tổ quốc: nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca, yêu quý bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống, văn hóa của đất nước …
- HS nt nêu, nx
 Trả lời: Ham học hỏi sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến…
+ HS nt nêu, nx
 
 Trả lời: Nếu không ham học hỏi, không biết giữ lời hứa, em sẽ:
+ Không nhận được sự đánh giá tích cực từ những người xung quanh.
+ Bỏ lỡ nhiêu cơ hội để phát triển, rèn luyện bản thân.
 Trả lời:Theo em, ham học hỏi, biết giữ lời hứa sẽ giúp em:
+ Tiến bộ trong học tập, trong công việc
+ Mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động tập thể.
+ Được mọi người tin yêu, quý mến.
+ Nhận được sự tuyên dương, công nhận của thầy cô giáo và bạn bè xung quanh.
HS kể
HĐ 2: Trò chơi “Hỏi nhanh - Đáp đúng”
Câu 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với nội dung nào về những việc làm thể hiện việc yêu Tổ quốc? Vì sao?
A. Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
B. Yêu thiên mhiên, con người nơi mình sinh sống.
C. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Các bạn đã làm gì để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng?
A. Chào hỏi, hỏi tham sức khỏe, biết giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn.
B. Trêu chó nhà hàng xóm.
C. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
D. Vứt rác sang nhà hàng xóm.
Câu 3: Em ham học hỏi mang lại những lợi ích gì?
A. Không thông minh.
B. Biết được nhiều điều mới mẻ, đem lại niềm vui, rèn luyện tính siêng năng kiên trì..
C. Đem lại sự buồn tẻ.
D. Ỷ lại vào người khác.
Câu 4: Vì sao phải giữ lời hứa?
A. Trở thành người giàu có.
B. Để trở thành người thông minh.
C. Được mọi người quý mến và tôn trọng.
 D. Để học giỏi hơn.
GV chốt - HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
Trả lời: Đáp án 
Trả lời: Đáp án A
Trả lời: Đáp án B
3. Vận dụng.
- Mục tiêu: HS  nêu được những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa.
  Cách tiến hành:
 Trò chơi “Phóng viên”
- GV cho HS chơi trò chơi phỏng vấn các bạn trong lớp về việc những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa.
- GV nhận xét hoạt động của HS
- Nêu tên các bài đạo đức đã học?
- GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện các hành vi việc làm theo các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học
- HS tham gia trò chơi
Các câu hỏi VD:
+ Bạn cần làm gì để thể hiện tình yêu Tổ quốc của mình?
+ Bạn đã làm gì để thể hiện việc quan tâm hàng xóm láng giềng
+ Bạn đã làm gì để thể hiện sự ham học hỏi của mình?
+ Khi chưa giữ lời hứa với người khác, em sẽ xử lý như thế nào?.....
- HS lắng nghe
- Bài 1: Khám phá đất nước Việt Nam, bài 2: Em yêu Tổ quốc Việt Nam, bài 3: Em quan tâm hàng xóm láng giềng, bài 4: Em ham học hỏi, bài 5: Em giữ lời hứa.
- HS lắng nghe
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
...................................................
TUẦN 18 ĐẠO ĐỨC 3
CHỦ ĐỀ 1: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
Bài 06: EM TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
- Biết vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
- Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng.
- Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết để hoàn thành nhiệm vụ thì phải làm như thế nào
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu các nhiệm vụ phải làm 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có cảm xúc tự hào khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát mọi người làm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
-Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
-Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực kĩ năng sống để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS nghe bài hát Hổng dám đâu?
? Hãy kể ra các lý do bạn nhỏ trong bài hát từ chối lời mời của các bạn?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe
+ HS trả lời 
+ HS nào kể được nhiều nhất thì được nhận phần thưởng.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: HS nêu được thế nào là tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nhận biết được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
- Kể chuyện nối tiếc của Hiểu theo tranh và thảo luận cùng bạn.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.  Sự nuói tiếc của Hiếu (Làm việc chung cả lớp)
-Phương pháp kể chuyện ( chính), phương pháp thảo luận nhóm ( bổ trợ)
-GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi
-GV giới thiệu 6 tranh yêu cầu hóm quan sát tranh thảo luận kể lại câu chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
? Điều gì xảy ra khi Hiểu không chuẩn bị bài
? Theo em, để hoàn thành nhiệm vụ Hiểu phải làm gì?
? Vì sao phải hoàn thành nhiệm vụ
-GV cho thời gian HS làm việc theo nhóm và quan sát, hướng dẫn, gợi mở thêm cho HS ( nếu cần)
-GV mời một số nhóm kể lại câu chuyện và trình bày câu trả lời. GV có thể yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung để hoàn chỉnh câu chuyện và câu trả lời
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- cả lớp cùng quan sát tranh và đọc nội dung câu chuyện qua tranh 
- HS trả lời
- Hiểu đến lớp đã không làm được bài mà cô giáo yêu cầu 
- Hiểu quyết tâm dậy sớm hơn, tù chối lời mời đi đá bóng cùng bạn vì vẫn chưa chuẩn bị bài cho ngày mai; buổi tối Hiểu không nên thức khuya để xem phim mà nên dành thời gian để chuẩn bị cho ngày mai tới lớp.
- 3-5 HS trình bày
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung
3. Luyện tập
- Mục tiêu: 
-HS nhận biết được biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ và chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch có chất lượng.
- HS nêu được các hành động thể hiện việc tích cực hay chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng  của các bạn trong tranh.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Quan sát tranh thảo luận nhóm
 (làm việc nhóm 4).
Phương pháp quan sát 
- GV giới thiệu 4 tranh yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- GV mời HS nêu yêu cầu.
? Bạn nào trong tranh đã tích cực hay chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng
? Vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ
- GV nhận xét tuyên dương và kết luận
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
-HS quan sát và trả lời câu hỏi:
( Thảo luận nhóm)
-Đại diện nhóm trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi: Tranh 1,3 hoàn thành tích cực.
-Chưa hoàn thành tích cực : 2,4
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về tích cực hoàn thành nhiệm vụ và chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch có chất lượng.
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua  kể  những việc mình tích hoàn thành nhiệm vụ được giao
? Khi hoàn thành công việc được giao em có cảm giác gì.
? Khi được giáo nhiệm vụ mà em chưa hoàn thành em cảm thấy thế nào
- Nhận xét, tuyên dương + Lần lượt các hs trả lời
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
...........................................
TUẦN 20
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 5: EM TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
Bài 06: EM TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ(T3)
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được những hoạt động em đã làm để thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.
- Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
- Xây dựng được kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết thực hiện tốt những nhiệm vụ trong tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được những việc cần làm để thực hiện đúng nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ làm việc, quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết tự giác, tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Kể các nhiệm vụ của em” để khởi động bài học.
+ GV giới thiệu trò chơi: HS sẽ tham gia chơi bằng cách nối tiếp nêu một nhiệm vụ của mình đã ở nhà hoặc ở trường, HS nào không nêu được hoặc nêu lại là thua cuộc. Thời gian chơi khoảng 3-4 phút. Hết thời gian thì trò chơi dừng lại.
+ GV nhận xét tuyên dương 
- GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe luật chơi.
- HS tham gia chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Nêu được những hoạt động em đã làm để thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.
+ Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
+  Xây dựng được kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Kể lại một lần em đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ. (Làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS kể lại một lần đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ, cách thức thực hiện, kết quả.
- GV mời HS xung phong chia sẻ.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng.
 (làm việc nhóm 2).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS nhắc nhở bạn bè tích cực thực hiện các nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng và chia sẻ với bạn bè.
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS đưa ra được những những hoạt động em đã làm để thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và chia sẻ với mọi người.
- 2 -3 HS lên  chia sẻ
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm việc nhóm 2
- 2 - 3 nhóm lên chia sẻ.
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tuần tiếp theo. (làm cá nhân)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS sử dụng một tấm bìa để ghi lại các nhiệm vụ phải làm trong từng ngày của tuần tiếp theo, sắp xếp các nhiệm vụ đó theo thứ tự ưu tiên, quan trọng thực hiện trước và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ đó.
- GV mời HS lên chia sẻ.
- GV HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương và yêu cầu HS về ghi lại những việc phải làm trong ngày, trong tuần  vào cuốn sổ và nộp lại.
- GV chốt nội dung, tuyên dương.
- GV mời HS đọc lời khuyên trong SGK(35)
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc cá nhân
- 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét
- Hs đọc lời khuyên
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
+ Vận dụng vào thực tế để thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức cho HS thi đọc câu thơ, tục ngữ, ca dao nói về việc chăm chỉ, tích cực làm việc, học tập để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS tích cực hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở trường, ở nhà. - HS tìm, đọc.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................
Xem nhiều