Giáo án bài Em nhận biết những bất hòa với bạn bè Đạo Đức 3 Cánh Diều

Giáo án bài Em nhận biết những bất hòa với bạn bè Đạo Đức 3 Cánh Diều (2 Tiết). Tải giáo án điện tử Đạo Đức lớp 3 chủ đề Xử lí bất hòa với bạn bè mới nhất năm 2022

TUẦN 26 ĐẠO ĐỨC 3
CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ
Bài 09: EM NHẬN BIẾT NHỮNG BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ (T1)
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
- Biết vì sao bất hòa với bạn bè.
- Thực hiện được một số hành động cần thiết, phù hợp để nhận biết biểu hiện bất hòa.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của bất hòa
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận được biểu hiện của bất hòa để tìm cách xử lí phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được một số lời nói, hành động để xác định biểu hiện bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè trong quá trình nhận biết và xử lí bất hòa với bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức nhận biết một số biểu hiện bất hòa với bạn để chủ động xử lí bất hòa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu “Em và bạn đã từng bất hòa chưa” theo gợi ý:
? Bất hòa về chuyện gì?
? Em đã xử lý bất hòa đó như thế nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe.
+ HS trả lời theo ý hiểu của mình
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu:
+  Học sinh nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
+ HS nhận biết được nguyên nhân gây bất hòa, dự đoán được kết quả xảy ra nếu bất hòa không được xử lý và nêu được lợi ích của việc xử lí bất hòa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (Làm việc cả lớp)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Hành động của các bạn trong bức tranh nào thể hiện bất hòa?
+ Nêu những biểu hiện bất hòa với bạn trong bức tranh đó.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có): Bạn bè cần phải hòa hợp với nhau, các em cũng cần phân biệt việc tốt việc xấu, không nên làm những việc xấu dễ bất hòa với bạn bè.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và thảo luận (làm việc nhóm 4).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Bất hòa nào đang xảy ra giữa các bạn? Vì sao?
+ Điều gì xảy ra nếu các bạn không xử lí bất hòa?
+ Sau khi xử lí bất hòa các bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
- GV mời các nhóm trình bày( mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi)
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương và kết luận: Để không bất hòa với bạn bè chúng ta cần phải biết nhường nhin nhau và biết nhận lỗi với bạn khi mình làm sai. Xử lí bất hòa với bạn giúp em và bạn hiểu nhau hơn. Tình bạn sẽ càng ngày càng bền chặt, gắn bó.
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- cả lớp cùng quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm
+ HS: Tranh 1,2,4  có biểu hiện bất hòa, tranh 3 là cuộc nói chuyện bình thường.
+ Tranh 1: Hai bạn nữ đang tranh giành con gấu, 1 bạn muốn mượn còn 1 bạn không cho mượn nên xảy ra sự bất hòa.
+ Tranh 2: Hai bạn nam làm vỡ bình hoa nhưng không ai chịu nhận lỗi, đổ tội cho nhau.
+ Tranh 4: Bạn nữ làm mất trật tự trong lúc học bài, 1 bạn nhắc nhở nhưng bạn ấy vẫn không dừng lại nên xảy ra bất hòa.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- Các nhóm thảo luận, trao đổi và tìm ra câu trả lời:
+ Các bạn trong tranh không thống nhất được việc chọn chơi cầu lông hay đá cầu nên dẫn đến bất hòa.
+ Nếu các bạn không xử lí sẽ dẫn đến việc cãi nhau, giận nhau, không chơi với nhau nữa.
+ Các bạn sẽ cảm thấy vui hơn, cùng nhau vui chơi, giữ được tình bạn, đoàn kết, hiểu nhau hơn,...
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe.
3. Luyện tập.
- Mục tiêu:
+ HS đồng tình với những quan điểm phù hợp về việc xử lí bất hoà, không đồng tình với quan điểm gây tranh cãi, bất hòa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến 
- GV nêu yêu cầu và tổ chức cho HS tham gia trò chơi  “ Tập làm phóng viên”
+ TBHT phỏng vấn 5 – 7 HS về câu hỏi :Bạn  đồng tình hay không đồng tình với ý kiến a (b,c,d,e) Vì sao?
+ Mời các bạn bổ sung.
- Trong quá trình HS trình bày, GV hỗ trợ HS để tránh lạc đề. GV chú ý nhấn mạnh vào lợi ích của việc xử lí bất hoà, đồng thời khuyến khích HS chia sẻ thêm một số lợi ích khác.
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)
- HS tham gia.
+ a, c, d: Đồng tình vì đây là những cách giúp bạn bè hiểu nhau, thông cảm với nhau, giữ được tình bạn, tình đoàn kết.
+ b,e: Không đồng tình vì đây là im lặng, lảng tránh việc xử lí bất hòa.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về biểu hiện bất hòa với bạn bè
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình tình cảm yêu thương mọi người
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về việc em và những người bạn của em đã nhận biết và xử lí tốt việc bất hòa với bạn.
+ Kể thêm một số bất hòa với bạn mà em biết.
+ Kể một số lợi ích khác của việc xử lí bất hòa với bạn.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét chung cả lớp sau bài dạy. - HS chia sẻ:
+ Ganh tị bạn, nghỉ chơi với bạn,….
- HS trả lời
+  Giúp bạn bè hiểu nhau, gắn kết nhau hơn
+ Giúp tình bạn trở nên thân thiết và hiểu nhau hơn.
+ Lớp đoàn kết, thầy cô vui lòng.
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
..........................................................
CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ
Bài 09: EM NHẬN BIẾT NHỮNG BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ (T2)
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè. Biết vì sao bất hòa với bạn bè.
- Đồng tình với những quan điểm phù hợp về việc xử lí bất hòa, không đồng tình với những quan điểm không phù hợp với việc xử lí bất hòa.
- Thực hiện được một số hành động cần thiết, phù hợp để nhận biết biểu hiện bất hòa.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của bất hòa
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận được biểu hiện của bất hòa để tìm cách xử lí phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được một số lời nói, hành động để xác định biểu hiện bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè trong quá trình nhận biết và xử lí bất hòa với bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức nhận biết một số biểu hiện bất hòa với bạn để chủ động xử lí bất hòa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Xì điện”
+ Bạn hãy kể một số lợi ích/ bất lợi của việc xử lí bất hòa.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới. - HS tham gia.
+ HS trả lời: Giúp bạn bè hiểu nhau hơn, thân thiết với nhau hơn hoặc đoàn kết với nhau…/ gây mất đoàn kết, mất tình bạn, …
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu:  
+ HS nhận biết được biểu hiện của bất hòa và nêu được lợi ích của việc xử lí bất hòa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Xử lí tình huống. (làm việc nhóm 4).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Linh và Quang đã xảy ra chuyện gì?
+ Nêu những lợi ích khi Linh và Quang đã giải quyết bất hòa.
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương và kết luận: : Khi chúng ta Bất hòa với bạn cần bình tĩnh, bày tỏ quan điểm với bạn để giải quyết được mâu thuẫn với bạn bè.Xử lí bất hòa với bạn giúp em và bạn hiểu nhau hơn. Tình bạn sẽ càng ngày càng bền chặt, gắn bó.
- HS nêu.
- HS quan sát, thảo luận nhóm và trả lời:
+ Linh thấy Quang để đồ dùng bừa bãi nên góp ý nhưng Quang lại khó chịu về điều đó.
+ Quang đã hiểu ra là vì Linh muốn tốt cho mình. Từ đó hai bạn đã hiểu nhau, tình bạn trở nên thân thiết hơn.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về biểu hiện bất hòa với bạn bè
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình tình cảm yêu thương mọi người
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Chia sẻ về việc em xử lí bất hòa
- YCHS kể lại lần em xử lí bất hòa với bạn.
+ Sau khi giải quyết bất hòa tình bạn của các em thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương
- GV: Mỗi người chúng ta không thế sổng tách biệt với cộng đồng, vì thế chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Xây dựng mối quan hệ  tốt đẹp  với bạn bè là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta, góp phần xây dựng nếp sống văn văn minh.
Hoạt động 2: Viết và trang trí 1 thông điệp về lợi ích của việc xử lí bất hòa.
- GV nêu yêu cầu: Viết hoặc vẽ bức tranh thể hiện thông điệp về việc xử lí bất hòa.
- HS suy nghĩ và thực hiện theo nhóm 4.
- Trình bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét, bình chọn tác phẩm hay nhất.
- Gv tổng kết, nhận xét tiết học
- HS chia sẻ.
+ VD: Bạn không làm bài tập về nhà nhưng không cho bạn nói với cô giáo chủ nhiệm.
+ Em đã khuyên nhủ và giúp bạn làm bài. Chúng em đã trở thành đôi bạn cùng tiến.
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm lên bảng và giới thiệu thông điệp.
-HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
..................................................
TUẦN 28
ĐẠO ĐỨC
Bài 28: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Củng cố, khắc sâu về các chuẩn mực: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, nhận biết những bất hòa với bạn.
- Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, nhận biết những bất hòa với bạn.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tia chớp”
*Cách chơi: Cả lớp cùng xem lại tên các bài đã học trong SGK trong 1 phút. Gv chỉ và gọi tên một bạn bất kì nói tên một bài Đạo đức đã học. Nếu HS này nói đúng sẽ được chỉ tên một bạn khác và nói tên bài đạo đức khác với bài bạn đã nêu.
- GV cho HS nêu tên các bài đã học.
- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài. HS tham gia chơi
Hs nêu
HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: HS được củng cố nhận thức về các biểu hiện và sự cần thiết phải thực hiện các chuẩn mực: tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- HS nêu được những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Cách tiến hành:
HĐ 1: Trò chơi “Rung chuông vàng”
Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng” theo các câu hỏi ở phần phụ lục.
- Gv chiếu câu hỏi và các câu trả lời, HS ghi câu trả lời vào nháp và giơ tay dành quyền trả lời khi có hiệu lệnh
- Sau mỗi câu trả lời đúng HS được trả lời các câu hỏi tiếp theo. HS nào sai sẽ loại ra khỏi cuộc chơi. HS trả lời đến câu hỏi cuối cùng sẽ được lên rung chuông vàng.
+ Câu 1: Nêu những biểu hiện của hoàn thành tốt nhiệm vụ? 
+ Câu 2: Ý nghĩa của hoàn thành tốt nhiệm vụ là gì?
+ Câu 3: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần thực hiện các bước nào?
Câu 4: Những chi tiết nào dưới đây thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ?
Câu 5: Em còn biết những biểu hiện nào khác của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ?
Câu 6: Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, điều gì sẽ xảy ra?
Câu 7: Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ mang lại điều gì?
Câu 8: Hãy kể về một nhiệm vụ mà em đã hoàn thành tốt.
- Nhận xét, tuyên dương
- Gv chốt kiến thức
GV chốt: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến.
- HS tham gia trò chơi
 Trả lời: Những biểu hiện thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: tự giá, không ngại khó, không ngại khổ, làm việc có trách nhiệm …
 Trả lời: Tích cực hoàn thành nhiệm vu sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến.
 Trả lời: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Xác định nhiệm vụ đó là gì?
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, xác định cách thức thực hiện, xác định thời gian thực hiện từng việc. Nếu là nhiệm vụ làm theo nhóm thì cần xác định người phụ trách cho mỗi việc.
+ Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả công việc đã thực hiện theo các tiêu chí: về thời gian và chất lượng
+ Trả lời: Xung phong tham gia làm nhiệm vụ.
+ Chủ động xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ.
+ Nhiệt tình, chủ động thực hiện công việc.
 Trả lời: Tích cực tham gia vào các hoạt động do lớp, trường tổ chức: phong trào kế hoạch nhỏ, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt,...
+ Luôn hoàn thành tốt và đúng hạn những công việc được thầy cô giáo giao cho.
+ Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 Trả lời: Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, em sẽ:
+ Trở nên nhút nhát, rụt rè, không biết cầu tiến.
+ Không nhận được sự đánh giá tích cực từ những người xung quanh.
+ Bỏ lỡ nhiêu cơ hội để phát triển, rèn luyện bản thân.
 Trả lời:Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ giúp em:
+ Tiến bộ trong học tập, trong công việc
+ Mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động tập thể.
+ Được mọi người tin yêu, quý mến.
+ Nhận được sự tuyên dương, công nhận của thầy cô giáo và bạn bè xung quanh.
HS kể: VD: Một nhiệm vụ mà em đã hoàn thành tốt: trực nhật hoặc kèm bạn học, chăm sóc em khi em ốm,…
HĐ 2: Trò chơi “Hỏi nhanh - Đáp đúng”
Câu 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với nội dung nào về khám phá bản thân? Vì sao?
A. Tham gia các hoạt động ở trường lớp nơi ở để khám phá khả năng của bản thân
B. Tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của bản thân
C. Hỏi người thân và bạn bè về những điểm mạnh điểm yếu của bản thân
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Các bạn đã làm gì để xử lý bất hòa?
A. Biết kìm chế tức giận, giữ bình tĩnh nói chuyện và bày tỏ ý kiến của mình. Kết tình bạn chơi với nhau.
B. Kết tình bạn chơi với nhau.
C. Đi bạn bè, nhờ anh chị đến giúp.
D. Về bảo bố mẹ.
Câu 3: Nếu không xử lý bất hòa thì điều gì sẽ sảy ra?
A. Không có bạn để chơi cùng
B. Mất đi tình bạn đẹp
C. Các bạn sẽ như người xa lạ.
D. Sẽ sảy ra cãi nhau, đánh nhau.
Câu 4: Để tránh được những điều bất hòa giữa các bạn chúng ta phải làm gì?
A. Cần phải tranh cãi đến cùng
B. Cần tránh xa các bạn
C. Cần cần bình tĩnh, bày tỏ quan điểm với bạn để giải quyết được mâu thuẫn.
 D. Cần phải trung thực và thật thà trong lớp không được nói dối thầy cô, bạn bè.
GV chốt: Bạn bè cần phải hòa hợp với nhau, các em cũng cần phân biệt việc tốt việc xấu, không nên làm những việc xấu dể bất hòa với bạn bè. - HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
Trả lời: Đáp án D
Trả lời: Đáp án A
Trả lời: Đáp án B
3. Vận dụng.
- Mục tiêu: HS  nêu được những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, nhận biết những bất hòa với bạn.
  Cách tiến hành:
 Trò chơi “Phóng viên”
- GV cho HS chơi trò chơi phỏng vấn các bạn trong lớp về việc những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, nhận biết những bất hòa với bạn.
- GV nhận xét hoạt động của HS
- Nêu tên các bài đạo đức đã học?
- GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện các hành vi việc làm theo các chuẩn mực: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nhận biết những bất hòa với bạn.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học
- HS tham gia trò chơi
Các câu hỏi VD:
+ Bạn cần làm gì để tự hoàn thành các nhiệm vụ của mình?
+ Bạn đã làm gì để không sảy ra bất hòa với các bạn khác ?
+ Bạn đã làm gì để thể hiện sự tích cực hoàn thành nhiệm vụ của mình?
+ Khi bất hòa với các bạn khác, bạn sẽ xử lý như thế nào như thế nào?.....
- HS lắng nghe
- Bài 6: Em tích cực hoàn thành nhiệm vụ, bài 7: Em khám phá bản thân, bài 8: Em hoàn thiện bản thân, bài 9: Em nhận biết những bất hòa với bạn bè.
- HS lắng nghe
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
..............................................
Xem nhiều