TUẦN 14 ĐẠO ĐỨC 3
CHỦ ĐỀ 4: GIỮ LỜI HỨA
Bài 05: EM GIỮ LỜI HỨA (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.
- Biết vì sao phải giữ lời hứa.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi TC Chuyền bóng
Cách chơi: HS chuyền bóng theo lời bài hát. Khi bài hát dừng lại, quả bóng dừng ở tay bạn nào thì bạn đó nói về lời hứa của mình và cho biết đã thực hiện hay chưa.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: + HS biết được vai trò, lợi ích của việc giữ lời hứa.
+ Nhận biết được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS quan sát tranh, kể chuyện theo tranh:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
a) Việc cậu bé quay lại trả tiền thừa cho người đàn ông thể hiện điều gì?
b) Việc làm đó mang lại lợi ích gì?
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)
- GV rút ra vai trò của việc giữ lời hứa: Giữ lời hứa
sẽ có được sự tộn trọng và tin tưởng của mọi người xung quanh.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp cùng quan sát tranh và kể câu chuyện qua tranh
- 3-5 HS trình bày
a) Việc cậu bé quay lại trả tiền thừa cho người đàn ông thể hiện cậu là người trung thực và giữ lời hứa.
b) Việc làm này mang lại sự tin yêu từ mọi người xung quanh.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, đâu là biểu hiện của việc giữ lời hứa?
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét đưa ra câu trả lời phù hợp.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh
-HS suy nghĩ, trả lời: Những biểu hiện của việc giữ lời hứa là:
+ Tranh 1:Giữ lời hứa với bản thân sẽ không đọc truyện nếu không sắp xếp xong góc học tập.
+ Tranh 3: Giữ lời hứa tặng quà cho bạn
+ Tranh 4: Giữ lời hứa hướng dẫn bạn cách chơi
-HS khác nhận xét
Hoạt động 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- GV chia nhóm 6 , yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Việc giữ lời hứa sẽ mang lại điều gì cho em và mọi người xung quanh?
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết: Giúp lời hứa giúp chúng ta được mọi người tin tưởng, trở thành người đáng tin cậy, được mọi người quý mến, làm tăng uy tín của bản thân và được mọi người tôn trọng, …
- HS nhận nhóm, thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
-HS khác nhận xét, bổ sung.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
-GV dặn HS về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện nói về việc giữ lời hứa.
- Nhận xét, tuyên dương -HS nhận nhiệm vụ
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................
Bài 05: EM GIỮ LỜI HỨA (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tính với lời nói, hành động không giữ lời hứa.
- HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp với việc giữ lời hứa.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- Cho HS chơi trò chơi: “Làm theo lời tôi nói - không làm theo lời tôi làm”.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới. - HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: + HS thể hiện được thái độ đồng tình với việc làm giữ lời hứa và không đồng tình với việc làm không giữ lời hứa.
+ HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp với việc giữ lời hứa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV lần lượt đọc các việc làm, yêu cầu HS bày tỏ quan điểm đồng tình hay không đồng tình
- Hỏi HS lí do chọn đồng tình hay không đồng tình
- GV nhận xét tuyên dương, tổng hợp những ý kiến phù hợp.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe, bày tỏ quan điểm bằng thẻ xanh/đỏ: đồng tình giơ thẻ xanh, không đồng tình giơ thẻ đỏ
+ Đồng tình với việc làm b,c.
+ Không đồng tình với việc làm a.
- HS trả lời
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS đọc tình huống, quan sát tranh minh hoạ trong SGK, trả lời câu hỏi: Em sẽ ứng xử thế nào trong trường hợp này?
-GV mời HS khác nhận xét
-GV nhận xét, rút ra cách ứng xử phù hợp.
-HS nêu yêu cầu
- HS đọc tình huống, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+TH1: HS quyết không ăn kẹo vào ban đêm vì dễ gây sâu răng
+TH2: HS sẽ khuyên Tuân giữ lời hứa của mình, kiên trì tập thể dục buổi sáng.
+TH3: HS sẽ trông nhà và không đi chơi cùng nhóm bạn.
-HS nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- Kể lại câu chuyện tấm g¬ương biết giữ lời hứa.
- Nhận xét, tuyên dương -HS kể
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.....................................................
Bài 05: EM GIỮ LỜI HỨA (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Thực hiện giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể.
- Vận dụng và thực hiện giữ lời hứa bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Chanh chua cua kẹp” để khởi động bài học.
+ GV giới thiệu trò chơi: Mỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải người kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to "Chanh" cả vòng tròn đáp "Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng tròn đáp nhanh "Kẹp" cùng lúc tiếng "kẹp" thì tay phải mỗi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho nắm được bàn tay trái của người bên cạnh và đồng thời cũng thụt tay trái về không để bị kẹp. Người nào chậm bị kẹp là bắt phạt.
+ GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe luật chơi.
- HS tham gia chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu:
+ Học sinh thực hiện giữ lời hứa bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.
+ HS vận dụng và thực hiện giữ lời hứa bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Chia sẻ về việc giữ lời hứa hoặc không giữ lời hứa
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS chia sẻ về 1 lần đã giữ lời hứa
hoặc không giữ lời hứa với bạn bè và người thân trong gia đình.
-GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS trình bày trước lớp
Hoạt động 2: Ghi lại những gì em đã hứa vào một cuốn sổ nhỏ và thực hiện. Sau 2 tuần, hãy tự đánh gia xem mình đã giữ lời hứa như thế nào và tự điều chỉnh.
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS ghi lại những gì em đã hứa vào 1 cuốn sổ và nghiêm túc thực hiện
-GV cho thời gian HS ghi chép cuốn sổ theo yêu cầu( 2 tuần)
- Sau 2 tuần, GV mời 1-2 HS phát biểu những lời hứa và mức độ thực hiện lời hứa của mình.
- GV nhận xét, động viên HS giữ lời hứa trong cuộc sống
- GV mời HS đọc lời khuyên trong SGK trang 30
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe
- HS trình bày
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
-HS đọc
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- Thực hiện giữ lời hứa cùng khuyên mọi người cần phải biết giữ lời hứa.
- Sưa tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong trường, lớp, làng xóm,... - HS lắng nghe.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
..................................................