Giáo án bài Bạn đến chơi nhà Ngữ văn lớp 7

Giáo án bài Bạn đến chơi nhà Ngữ văn lớp 7, Giáo án theo phương pháp mới bài Bạn đến chơi nhà Ngữ văn lớp 7

Tiết 30:  BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ  
                                                                  
                                                                                               (Nguyễn Khuyến)                      
              
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Nắm được về tác giả Nguyễn Khuyến. Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy trong hệ thống ngôn ngữ bình dị của Nguyễn Khuyến. 
- Cảm nhận được tình bạn đậm đà, thắm thiết, tri âm tri kỉ của nhà thơ với bạn của mình
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được thể loại của văn bản. Đọc hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. 
- Tích hợp kĩ năng sống , tích hợp môn giáo dục công dân, âm nhạc, mỹ thuật...
3. Thái độ.
- Luôn giữ gìn sự trong sáng hồn nhiên của tâm hồn
- Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH.
       - PP vấn đáp, thuyết trình. Kĩ thuật động não.
       - Thảo luận nhóm
    III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN  NĂNG LỰC
    - Năng lực cảm thu văn bản( Năng lực cảm thụ thơ Đường).
    - Năng lực sáng tạo.
    - Năng lực hợp tác.
    - Năng lực đọc diễn cảm.
CHUẨN BỊ.
           1. GV: Soạn g/a. Dùng tranh, bảng phụ.
           2. HS: Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ).
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 
1. Kiểm tra bài cũ: không 
2. Bài mới.         
 
Vào bài: Ở tiết học trước, các con đã được học bài thơ QĐN của bà Huyện Thanh Quan, Các con ạ , sống cùng thế kỷ với Bà Huyện Thanh Quan, cũng có một nhà Nho đỗ đến Tam Nguyên, làm quan rồi buồn vì cảnh mất nước mà lui về quê ở ẩn . Nhà nho ấy chính là Tam Nguyên Yên Đổ - NK. Cô trò chúng ta sẽ cùng hiểu và quý trọng ông hơn khi tiếp cận văn bản” Bạn đến chơi nhà” trong bài học hôm nay.
Phần I: Tìm hiểu chung
GV chiếu trên máy chiếu nhiệm vụ của 4 nhóm: 
Ở tiết học trước cô đã giao nhiệm vụ cho 4 nhóm. Cô mời 1 bạn đọc giúp cô nhiệm vụ bài học .
* Nhiệm vụ chung: Tìm hiểu về nhà thơ NK và tác phẩm BĐCN.
* Nhiệm vụ riêng:
+  Nhóm 1: Tìm hiểu về cđ và sự nghiệp nhà thơ NK.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về bài thơ BĐCN.
+ Nhóm 3: Sưu tầm những câu chuyện, những bài thơ, câu danh ngôn,  tục ngữ ca dao … về tình bạn
+ Nhóm 4: Kể chuyện, đọc thơ  thơ về tình bạn
Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các nhóm cho cô.
Gv: Vậy thì với sự chuẩn bị của các con. Cô trò chúng ta cùng bước vào tìm hiểu phần I. ( Gv ghi bảng)
 Vừa rồi, trc khi vào tiết học, Nhóm 1 có đưa cho cô phần chuẩn bị của nhóm để cô cài vào máy.  Sau đây cô mời đại diện của nhóm 1 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình.
 
 
GV:  Cô cảm ơn con.  Cảm ơn câu hỏi ý nghĩa của nhóm 2. Trước hết cô hoàn toàn nhất trí với phần trình bày của nhóm 1. Đại diện nhóm 1 đã trình bày được những nét khá cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ NK.  Tuy nhiên khi tìm hiểu về nhà thơ NK, cô  lưu ý với các con một số điểm sau:
Nk là một  nhà thơ lớn của dt. Các sáng tác của ông chủ yếu chia làm 2 mảng lớn đó là mảng thơ trữ tình và mảng thơ trào phúng, châm biếm sâu cay. 
- Bên cạnh đề tài về tình bạn, Nông thôn cũng  là một đề tài hết sức quen thuộc trong thơ NK. Ông viết nhiều, viết đúng và viết rất hay về thiên nhiên, con người và cuộc sống nơi thôn quê. Qua những bài thơ đó, NK đã khắc họa nên được những bức tranh về cuộc sống nông thôn VN từ thiên nhiên, con người, đến các phong tục tập quán một cách hết sức chân thực và sinh động.  Chính vì lẽ đó, ông  được mọi người mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh VN..
(Các con có thể tham khảo phần sưu tầm của các bạn và tìm đọc  các tác phẩm này tại thư viện nhà trường)
 
Gv: Cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu sang phần 2:  tác phẩm.
Trước khi đến với phần trình bày của nhóm 2. Cô trò chúng ta cùng nhau đọc tác phẩm.
Gv chiếu bài thơ trên máy chiếu. Hd cách đọc: ở bài thơ này các các con cần đọc với giọng ung dung, chậm rãi, hóm hỉnh.
Nhịp đọc 4/3 (2/2/3) riêng câu 7 đọc với nhịp 4/1/2. Cô mời bạn Thảo đọc cho cô bài thơ theo cách ngắt nhip trên. Cô cảm ơn con.
 
Sau đây cô mời đại diện nhóm 2 lên bảng trình bày phần tìm hiểu của các con về bài thơ BĐCN.
 GV: Cảm ơn phần trình bày của nhóm 2. BĐCN là một thi phẩm tiêu biểu và đặc sắc của  nhà thơ NK, được viết trong thời gian ông cao quan về ở ẩn. Có thể nói, về quê ở ẩn là lựa chọn thường thấy của nhiều bậc danh nho xưa. Nó cho thấy sự bất mãn và phần nào là những bế tắc của họ trước những rối ren của thời cuộc; và cũng là cách để họ giữ trọn khí tiết thanh cao của mình. Tuy sống ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng cả hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến khi đứng trước cuộc đời đen bạc, họ đều quay về bầu bạn với thiên nhiên, vui thú điền viên, lâm tuyền. 
. Về Thể thơ: Bt này có thể thơ  giống với thể thơ của  bài QĐN mà các con đã được học ở tiết trước. Đó là thể TNBCĐL.
* Về  phần bố cục  bạn nào có thể giải thích cho cô vì sao nhóm các bạn lại chia bố cục của bài thơ như thế?
Hs: Vì dựa vào nội dung, mạch cảm xúc của bt.
Gv: Những bạn nào có cùng cách chia bố cục như trên?
Cô hoàn toàn nhất trí với cách chia bố cục của các con. Các con ạ đây chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Bởi thông thường bố cục của  một bài thơ TNBCĐL gồm 4 phần Đ- T- L K song ở bài thơ này NK đã mượn thể thơ Đường của Trung Quốc để sáng tạo bài thơ theo dòng cảm xúc của riêng mình nên bố cục của bài thơ cũng có sự sáng tạo, phá cách gồm 3 phần.
GV dẫn chuyển: Sau đây cô trò chúng ta sẽ cùng đi phân tích tác phẩm theo bố cục trên. Chúng ta chuyển sang phần II.
Chúng ta vào phần thứ nhất.
Gv:Trong lời thông báo BĐCN có 2 chi tiết đáng chú ý. Một chi tiết dùng để chỉ thời gian, một chi tiết dùng để xưng hô. 
? Quan sát dòng thơ đầu chỉ ra 2 chi tiết đó
? Đã bấy lâu nay là bao lâu?
Gv:    Đúng vậy. Đã bấy lâu nay là  bao năm, bao tháng. Thời gian không được xác định cụ thể nhưng chắc chắn là đã rất lâu.
?Nhà thơ gọi bạn là bác. Cách xưng hô này thể hiện thái độ gì.
Đây là cách xưng hô thân thiết, gần gũi của những bậc cao niên, cho thấy  NK rất kính trọng và yêu quý người bạn mình. Bác ở đây chính là bác Dương Khuê – một người bạn thân thiết gắn bó với ông suốt từ thời đi học và cùng ra làm quan trong triều.
?Qua đây em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu trong câu thơ ? Từ đó  em hình dung  được tâm trạng của nhà thơ như thế nào khi có bạn đến chơi.
* Gv bình kết hợp dẫn chuyển:  Câu thơ mở đầu không chỉ là 1 lời thông báo BĐCN mà còn là 1 tiếng reo vui đầy phấn chấn, hồ hởi.. Ta tưởng như sau lời chào ấy là cái bắt tay niềm nở, cái ôm hôn thân mật và cả những giọt lệ ứa ra từ khóe mắt của đôi bạn già. Bởi người bạn đã không quản ngại đường xá xa xôi dù tuổi cao sức yếu vẫn đến để thăm nhau. .Hơn nữa thời gian này ông đã cáo quan về ở ẩn, không còn địa vị xã hội thì điều đó quả là một điều rất trân quý sao mà không vui cho được.
Các con ạ !Người VN ta rất hiếu khách.Thông thường theo phép xã giao, khi có khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước, có trầu mời khách. Bạn thân ở nơi xa đến thì nhất thiết phải mời cơm, mời rượu.Nhà thơ NK của chúng  ta cũng vậy. Khi có bạn lâu ngày đến chơi ông không chỉ mở tiệc trong lòng mà chắc chắn còn muốn thiết đãi bạn rất là thịnh soạn. 
  Vậy  Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn quý của mình như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu sang phần 2.  
* Cô mời 1 em đọc cho cô 6 câu thơ tiếp theo
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà.Hãy cho cô biết nhà thơ tiếp đãi bạn trong hoàn cảnh như thế nào.
GV Giảng: Nhà thơ mong muốn tiếp đãi bạn một cách đàng hoàng, chu đáo nhưng khốn nỗi trẻ đi vắng không có người để sai bảo, chợ xa mà mình thì đã già yếu cả rồi không đi lại được.
? Vậy trong hoàn cảnh đó nhà thơ định tiếp đãi bạn bằng những thứ gì và có thực hiện được không ? 
     -  Để trả lời được câu hỏi này các con hãy hoàn thành cho cô bài tập thảo luận nhóm sau.
- Cô mời một bạn đọc cho cô yêu cầu bài tập trên màn hình.
Lệnh TL : Với bài tập này chúng ta sẽ thảo luận theo hình thức  nhóm lớn. (…………..) Thời gian TL là 3 phút . T/G thảo luận bắt đầu.
** Hoàn thành vào bảng sau để thấy được dự định tiếp đãi bạn và khả năng thực tế của nhà thơ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-  Hs đọc
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Con thưa cô các nhóm đã chuẩn bị đầy đủ  nôi dung theo yêu cầu của cô rồi ạ.
 
 
Đại diện nhóm 1 trình bày.
 
Đại diện nhóm 1 chốt.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đại diện nhóm 2 trình bàỳ.
Đại diện nhóm 2 Chốt
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hs trả lời.
 
 
Hs trả lời.
 
 
 
 
 
Hs trả lời.
 
.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hs trả lời.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I. Tìm hiểu chung.
 
 
 
 
1. Tác giả.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Tác phẩm.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
II. Tìm hiểu chi tiết
 
1.Cảm xúc khi có bạn đến chơi.
 
 
 
- Đã bấy lâu nay:  thời gian rất lâu
 
- Bác: thân mật, kính trọng
 
 
- Nt: + Lời thơ giản dị, tự nhiên.
        + Giọng điệu hồ hở, phấn khởi.
 
 Vui mừng khi có bạn đến chơi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Tình huống tiếp bạn .
* Hoàn cảnh: Không có trẻ sai bảo, chợ xa nhà.
 
Dự định tiếp bạn Khả năng thực tế
Cải
Bầu
Mướp
Trầu
Khôn chài
Khó bắt
Chửa ra cây
Mới nụ
Vừa rụng rốn
Mướp đương hoa
Không có
Nx :- Nghệ thuật: Liệt kê, phép đối.       - Nội dung :  Làm nổi bật sự thiếu thốn về vật chất.
Gv phân tích giảng giải trên máy chiếu kết hợp với bảng thảo luận của hs  trên bảng để chốt lại kiến thức.
Gv: Cô cảm ơn phần trình bày kết quả thảo luận của nhóm 2. Để giới thiệu nhà mình có rất nhiều món ăn để đãi bạn, từ sang trọng( cá, gà) đến các món ăn dân dã như cải, cà, bầu, mướp  NK đã sử dụng phép liệt kê. Cô đồng ý với ý kiến của các bạn. ( chỉ vào bảng của hs)
? Song tất cả những thứ đó có dùng được không ?
Vậy thì để phủ định rất nhiều cái có ở đây , tác giả đã sử dụng  những từ ngữ nào ? Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ của tác giả ?
GV : sd các từ thuần việt đậm chất khẩu ngữ : Khôn, khó, tính từ …. cùng nhiều các phó từ chỉ thời gian : chửa, mới, vừa, đương 
> Tài Sd ngôn ngữ khéo léo, điêu luyện, phong phú của nhà thơ.
 
Gv : Chính những  phó từ kết hợp với tính từ , phép lặp cấu trúc câu, phép đối nghiêm ngặt đã tạo ra nhịp điệu cân đối hài hòa cho đoạn thơ. Người đọc tưởng như hiện lên trước mắt khung cảnh làng  quê ĐBBB với vườn tược xinh xắn nơi ấy có ao sâu nước cả, có vườn rộng rào thưa, có hoa bầu hao mướp… và Thấp thoáng đâu đó bóng dáng môt NK đang dẫn người bạn của mình đi thăm thú điền viên.
 Như  vậy những thức ăn như gà, cá vốn có trong bữa tiệc đãi khách của người Việt không thể có và không thề thực hiện được. Nhà thơ nghĩ đến đk tối thiểu có trong bữa ăn của người Việt đó là rau, củ quả. Vậy mà những thứ này đều chưa ăn được, chưa đến kỳ thu hoạch thành thử có đấy  mà như không.( GV CHỐT TRÊN BẢNG CHỮ có tất cà VÀ  không có gì)
? Tiếp tục theo dõi vào câu thơ thứ 7 cho cô biết : Cái không được đẩy đến tận cùng, đỉnh điểm ở đây là  gì ?
? Vây theo em trong câu này còn có cách hiểu nghĩa nào khác nữa không ?
Gv : Nếu đọc theo nhịp 4/1/2 thì hiểu đến miếng trầu tiếp khách cũng không có.
 Nếu đọc theo nhip 4/2/1 thì hiểu :  có duy nhất trầu không để tiếp bạn.
GV : Rõ ràng có 2 cách hiểu ý câu thơ trên. Nhưng theo mạch cảm xúc tiếp nối ý các câu thơ trước thì chúng ta hiểu theo cách thứ nhất. 
  Và Cô cũng  lưu ý với các con là khi nói , khi viết cũng như khi đọc  các con cần ngắt nhịp, nghỉ dùng dấu câu đúng chỗ. Việc ngắt nhịp đúng không những tạo ra nhịp điệu đúng cho câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn mà còn giúp cho ta hiểu đúng nghĩa. Các con lưu ý cho cô điều này để khi chúng ta viết văn các con nhé.
Gv:  Như vậy Cái không được đẩy đến tận cùng là trầu cũng không có .Nghĩa là không có cả cái tối thiểu cho nghi lễ tiếp khách theo tập quán quê hương.
? Theo em liệu đây có phải là hoàn cảnh thật của nhà thơ hay chỉ là cách nói phóng đại, cường điệu cốt chỉ đùa cho vui như tính tình vôn có của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.
Gv:  Cô hoàn toàn nhất trí với ý kiến của các con-.Có thể hiểu đây là hoàn cảnh thật của nhà thơ nhưng cũng có thể đó là cách nói cho vui khi gặp bạn của chủ nhà.Nhà thơ đã thậm xưng hóa cái nghèo, thi vị hóa cái nghèo bởi 1 ông quan to triều Nguyễn cáo quan về ở ẩn  thì không thể Miếng trầu là đầu câu chuyện để tiếp bạn cũng không có. Nói là để giãi bày cuộc sống thanh bạch, khoe sự giàu sang trong nghèo khó . Cách nói nghèo hóa sang này  ta bắt gặp rất nhiều trong thơ Nguyến Khuyến .Ví như bài Tết
“ Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo
Tiền gửi trong kho chưa muốn tiêu
Rượu cúc nhắn đem hàng biếu quẩy 
Chè sen hỏi giá vẫn còn kiêu
Bánh chưng toan gói e nồm chảy
Giò lụa muốn làm e rằng thiu
Thôi thế thì thôi đành tết khác
Anh e đừng nghĩ tết tôi nghèo”
Trở lại với bài thơ BĐCN tác giả có cả đấy nhưng lại chả có gì. Thì ắt hẳn đây là cách nói phóng đại, cường điệu cốt chỉ đùa cho vui  vốn như  tính tình của cụ Tam nguyên Yên Đổ.?  Cách nói phóng đại, cường điệu hóa này còn gọi là bpnt nói quá (Bpnt này lên lớp 8 các con sẽ được học.). – Gv bổ ung thêm vao bảng nhóm của hs.
 ? Vậy cũng qua cách nói hóm hỉnh, dí dỏm hài hước chúng ta học được điều gì từ nhà thơ?
Mở rộng: Qua đây chúng ta học được cách nói khéo, nói hóm hỉnh của nhà thơ.Đặc biệt trong nghèo thiếu con người không nên bi quan, than thở trái lại vẫn bình thản giãi bày để tìm sự sẻ chia thông cảm. Thực ra đây là cách dựng tình huống của nhà thơ.(Chỉ trên bảng dựng tình huống) 
? Vậy thông qua các bpnt trên, đoạn thơ giúp ta hiểu gì về gia cảnh của nhà thơ NK?
Gv: Như vậy đi từ sự thiếu thốn về vật chất, từ cái không có để khẳng định cái có trong tình cảm của nhà thơ và bạn. Cái có đó là gì.Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu sang phần 3.
GV: Một lần nữa từ “ bác” lại xuất hiện ở câu thơ cuối khẳng định tình cảm trước sau như một của tác giả với bạn đó là sự kính trọng, trìu mến)
- Quan sát câu thơ cuối và cho cô biết:
? Chi tiết ngôn từ nào đáng chú ý nhất trong câu thơ này?
? Ta với ta chỉ ai với ai? ý nghĩa của cụm từ này?
Gv: “Ta” là đại từ nhân xưng số ít đc dùng cho cả ngôi thứ 2. Trong bài thơ này ta cũng có nghĩa là tôi là bác, là 2 chúng ta nhưng tại sao tác giả không dùng là Tôi với Bác, là Hai Chúng ta mà lại dùng Ta với ta vì ta với ta chỉ 2 đối tượng trong cùng một cái chung ,biểu thị sự đồng nhất trọn vẹn, gắn bó hòa hợp, tri âm tri kỷ.
 
 ?Câu thơ cuối cùng với  cụm từ ta với ta có vai trò khẳng định điều gì trong tình bạn của nhà thơ?
* GV Bình: Rõ ràng nói về rất nhiều cái “không” để làm nổi bật một cái “có’duy nhất và cũng là quan trọng nhất ở cuối bài thơ đó là tình bạn. Chính sự đối lập triệt để trong 7 câu thơ đầu với câu thơ cuối đã tạo ra được một sự “bùng nổ” thăng hoa trong cảm xúc con người. 
Tiếp bạn chả cần mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị , cơm gà cá gỡ mà  chỉ có tấm lòng,  một tình bạn chân thành thắm thiết thế là đủ. Đặt quan niệm vê tình bạn của NK trong h cảnh xh, nhân tình thế thái  bấy giờ: “ Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm hết rượu hết ông tôi”  ta càng them trân trọng lối sống thanh cao và tình bạn đẹp của nhà thơ.
 
. GV:Đây không phải là bài thơ duy nhất được khép lại bằng cụm từ ta với ta, mà trước đó, trong bài Qua đèo Ngang, Bà HTQ cũng đã kết thúc bài thơ bằng cụm từ này. Vậy các con hãy chỉ ra sự giống và khác nhau của cụm từ này qua 2 bài thơ cho cô.
 
 
 
 
 
 
 
Hs trả lời.
 
 
 
 
 
Hs trả lời.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hs trả lời.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- HS1  trả lời 
- HS2 trả lời 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hs trả lời.
 
Hs trả lời.
 
 
 
 
 
 
 
 
Hs trả lời.
 
 
 
 
 
 
 
 
“ta với ta”
- Hs trả lời.
 
Hs trả lời.
 
 
Hs trả lời.
 
 
 
 
 
Hs trả lời.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Cảm nghĩ về tình bạn.
 
 
- “ ta với ta”: sự đồng nhất, trọn vẹn, tuy 2 mà 1.
 
 
 
 
 
 
-> Tình bạn chân thành, thắm thiết vượt lên trên vật chất.
 
 
 
Nội dung so sánh Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà
Giống nhau
Khác nhau
Gv chốt đáp án trên máy chiếu.
 
Nội dung so sánh Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà
Giống nhau - Giống nhau : đều là 2 đại từ.
- Đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau Một người (tác giả) Tâm sự thầm kín, buồn, cô đơn tuyệt đối -  Sư gắn bó hòa hợp trọn vẹn của 
1 tình bạn đậm đà,thắm thiết vượt 
lên trên vật chất thông thường.
Gv chốt đáp án trên máy chiếu.
GV chiếu nd trên bảng phụ
 GV: Ta với ta kết thúc bài thơ để lại một dư vị ngọt ngào thắm thiết của tình bạn chân thành. Chí ít, Nguyễn Khuyến cũng đã có tâm hồn đồng điệu, không đến nỗi cô đơn buồn vắng, chỉ có một mình giữa trời mây non nước như BHTQ. Tuy nhiên ta thấy ở đây, NK vẫn ngầm tách mình ra khỏi XH đầy bon chen xu nịnh, đôi bạn già không hề nhập cuộc, đấy cũng là điều đáng mừng.
 
GV : Để khắc sâu kt bài học hôm nay, cô trò chúng ta cùng chuyển sang phần III.
Ở phần tổng kết, cô sẽ cho chúng ta làm phiếu bt cá nhân điền vào sơ đồ tư duy những nét nổi bật về nt và giá trị nội dung của bt.
GV chốt bằng sơ đồ tư duy.
 Đại diện nhóm 4 lên đọc thơ về tình bạn.
- GV chốt bài học.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 III. Hướng dẫn tổng kết
 
 
IV: Hướng dẫn về nhà
Xem nhiều