Bài dự thi ý tưởng khoa học kỹ thuật lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi

Bài dự thi ý tưởng khoa học kỹ thuật lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi đề tài: Giảm áp lực và sự căng thẳng của Thanh thiếu niên

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
(Kèm theo Tờ khai dành cho học sinh (1A)
----------
A. Lí do chọn đề tài
Học sinh trung học cơ sở (THCS) là tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển mà các nhà tâm lý học gọi là giai đoạn khủng hoảng. Chúng em gặp rất nhiều khó khăn: về học tâp; về các quan hệ học đường, quan hệ xã hội; về tâm lý cá nhân mà trong đó khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân là một khó khăn rất đặc trưng ở lứa tuổi này. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong bối cảnh kinh tế - xã hội - văn hóa biến đổi nhanh và phức tạp hiện nay, những khó khăn vốn đặc trưng cho lứa tuổi học sinh THCS lại càng thêm phức tạp. Trong khi đó sự hỗ trợ tâm lý cho học sinh từ phía xã hội, nhà trường và gia đình có phần ít đi do nhiều nguyên nhân. Thực tế đó đã làm cho không ít học sinh lứa tuổi vị thành niên mắc các rối nhiễu tâm lý, trong đó có rối nhiễu cảm xúc ( lo âu, stress, thu mình, né tránh xã hội, sợ giao tiếp, sợ đi học, và nặng hơn có thể là trầm cảm). Các rối nhiễu về hành vi thì ta dễ nhận biết do đó được quan tâm hơn, nhưng các rối nhiễu về cảm xúc lại khó nhận biết hơn, do đó ít nhận được sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô. Không ít học sinh mắc các rối nhiễu cảm xúc kéo dài trong khoảng thời gian dài không có cách ứng phó hiệu quả cũng như không nhận được sự hỗ trợ tâm lý từ phía gia đình, nhà trường và xã hội đã tìm đến các cách thức giải quyết tiêu cực như: tự sát hoặc bị rối loạn tâm thần, nhẹ hơn thì chất lượng cuộc sống giảm sút, kết quả học tập kém. 
Qua nghiên cứu bài học trong sách giáo khoa môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm, các em thấy chủ đề hay, phù hợp với lứa tuổi và nhóm bạn có ý tưởng thành lập nhóm “A teen support group in the school” theo sự phân công chuẩn bị phần Project của Unit 3: TEEN STRESS AND PRESSURE”, môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm. Nghiên cứu của chúng em có mục đích phát hiện những cách ứng phó với những cảm xúc tiêu cực đang có ở Thanh thiếu niên nói chung và học sinh trường THCS Nguyễn Minh Nhựt nói riêng, hiệu quả của những cách ứng phó đó ra sao và đề xuất những cách ứng phó như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của chúng em. 
B. Câu hỏi nghiên cứu; Vấn đề nghiên cứu; Giả thuyết khoa học.
1. Những biểu hiện của Stress là gì? Làm sao để phát hiện bản thân mình hay những bạn xung quanh mình đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần?
2. Làm thế nào để phát hiện những cách ứng phó với những cảm xúc tiêu cực đang có ở học sinh THCS? 
3. Những đề xuất cách ứng phó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS.
C. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
1. Chúng em chia nhóm và bắt đầu tiến trình nghiên cứu, thu thập số liệu, xác định giải pháp và thiết kế những cách ứng phó, hiệu quả của chúng ...
+ Nhóm 1: sưu tầm tài liệu (dựa trên nội dung của Unit 3: Teen Stress and Pressure sách tiếng Anh lớp 9 thí điểm, các tài liệu khoa học khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu) 
+ Nhóm 2: Tiến hành khảo sát (phát phiếu điều tra đối tượng 50 học sinh, khách thể nghiên cứu trong trường THCS Nguyễn Minh Nhựt, thống kê kết quả, sưu tầm minh chứng.....)
+ Nhóm 1,2: Tìm các giải pháp, tổng hợp kết quả nghiên cứu
2. Xác định những khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu: thời gian, thiết bị ghi hình ảnh, đối tượng tham gia ....
Đây là nghiên cứu trên con người
        - Đối tượng: 50 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, không phân biệt nam nữ, kết quả học tập, thành tích cá nhân, độ tuổi từ 11 đến 15.       
- Lựa chọn: 10 bạn lớp 6, 10 bạn lớp 7, 10 bạn lớp 8, 20 bạn lớp 9.  
        - Phương pháp: Những người tham gia sẽ được yêu cầu trả lời thông tin vào phiếu điều tra. 
Họ được mời tham gia sinh hoạt tập trung 1 buổi, và tiếp tục giữ liên lạc bằng điện thoại, email, mạng xã hội Zalo, facebook khi cần thiết. 
        - Đánh giá rủi ro:
+ Rủi ro: không có.
+ Lợi ích: 
  Những lợi ích có thể có đối với xã hội hay đối với những người tham gia.
- Giúp cho các bạn tuổi “ teen” nhận ra và phân loại cảm xúc của mình, từ đó có những điều chỉnh lối sống, quan niệm sống, cách ứng phó với những cảm xúc tiêu cực, sống tốt hơn và biết cách giúp đỡ những bạn khác khi gặp những tình huống tương tự.
- Giúp người lớn hiểu rõ hơn về sức khỏe tâm thần của lứa tuổi chúng em, từ đó có những lời khuyên, tư vấn bổ ích giúp chúng em vượt qua những cảm xúc tiêu cực phát sinh trong cuộc sống.
- Giúp cho cộng đồng xã hội thấu hiểu và cảm thông với những gì chúng em đang trải qua, chịu đựng, đối phó .... từ đó có sự chung tay giúp đỡ chúng em vượt qua khó khăn, có cái nhìn đúng đắn về những sai phạm mà chúng em mắc phải.
- Giúp cuộc sống của chúng em luôn tràn ngập niềm vui hạnh phúc, không còn những hành vi, suy nghĩ tiêu cực vì chúng em đều biết cách vượt qua.
        - Bảo vệ sự riêng tư: 
Những phiếu điều tra đều không ghi tên, chỉ ghi tuổi để tiện cho nghiên cứu tâm lý độ tuổi. Các bạn tham gia phỏng vấn chia sẽ những câu chuyện là những bạn đã từng được thầy cô giúp đỡ tư vấn, hiện nay các bạn ấy đang là những cộng tác viên tích cực giúp đỡ các bạn khác trong phát hiện và tư vấn.
- Thủ tục cho phép thông tin: 
Các bạn được phân công thu thập thông tin hay phiếu điều tra đến các lớp chọn những bạn xung phong tự nguyện tham gia vào cuộc điều tra, sắp xếp một buổi cho các khách thể tập trung về phòng học Tiếng Anh. Cô Phương tổ trưởng tổ bộ môn Tiếng Anh sinh hoạt cho các bạn ấy hiểu về mục đích và ý nghĩa của cuộc điều tra. Các bạn tham gia trả lời vào phiếu điều tra và trả lời một số câu hỏi. Nhóm 2 ghi lại tất cả những thông tin như số điện thoại, địa chỉ email, Zalo, Facebook của tất cả những người tham dự để tiện liên lạc khi cần thiết.  
D. Tiến hành nghiên cứu
        1. Trình bày tiến trình nghiên cứu, bao gồm việc thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu; xây dựng và kiểm tra mô hình thiết kế. 
* Bước 1:  Chúng em cho khách thể nghiên cứu nhận thức được thế nào là trầm cảm, căng thẳng (stress and pressure); Những biểu hiện của cơ thể cho bạn biết mình đang bị “stress” hay quá căng thẳng là gì?
Những biểu hiện của “stress” như: mệt mỏi, mất ngủ, dễ bị ốm, đầu óc trống rỗng, đau đầu, đau nhức cơ thể thường xuyên, dễ bị xúc động, bạn không thể tập trung được nữa, choáng váng, chóng mặt, ngại tiếp xúc, dễ cáu gắt ....
* Bước 2: Chúng em tìm hiểu những nguyên nhân nào làm cho không ít học sinh lứa tuổi vị thành niên mắc các rối nhiễu tâm lý.
* Bước 3: Chúng em cho khách thể nghiên cứu trả lời vào phiếu điều tra về cách ứng phó với các vấn đề về rối nhiễu tâm lý và thống kê tỉ lệ %.  
Ở đây chúng em quan niệm ứng phó là cách đương đầu và giải quyết những tình huống khó khăn, những tình huống “ Có vấn đề” mà trước đó cá nhân chưa có kinh nghiệm với nó. Ứng phó với các cảm xúc tiêu cực của học sinh THCS là cách thức các em làm giảm đi hoặc làm mất đi những biểu hiện cảm xúc bất thường, tiêu cực, khó chịu của bản thân. Chúng em xác định các cách ứng phó của học sinh THCS như sau: 
- Ứng phó tập trung vào nhận thức, ứng phó tập trung vào cảm xúc, ứng phó tập trung vào hành vi.
2. Những đề xuất cách ứng phó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của chúng em làm giảm áp lực và căng thẳng (cho từng tình huống, nguyên nhân cụ thể) 
1. Áp lực của viêc học hành. 
2. Sự thay đổi về thể chất.
3. Môi trường sống không an toàn.
4. Những rắc rối với các bạn chung lớp ở trường học.
5. Cảm giác tiêu cực về bản thân mình.
6. Đặt kỳ vọng quá cao.
....................... 
3. Kết luận khoa học về câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả thuyết khoa học.
Các rối loạn tâm thần tuổi học đường với những yếu tố như áp lực học tập căng thẳng, hay sự thay đổi các mối quan hệ bạn bè cũng có thể khiến học sinh mắc các chứng bệnh về tâm thần. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ở lứa tuổi học sinh có những biến đổi về tâm sinh lý, cộng thêm thay đổi về hormone trong giai đoạn dậy thì cũng ảnh hưởng tới tinh thần và hành vi của các em. Trẻ bị trầm cảm sẽ có những rối loạn về cảm xúc, dễ bị tổn thương, không tự điều chỉnh được hành vi, dễ bê trễ học hành…
Nghiên cứu cho thấy số lượng đáng kể các nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của chúng em có liên quan đến áp lực học tập và mối quan hệ với thầy cô và bạn bè, trong khi dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và tư vấn tâm lý trong môi trường học đường còn thiếu và yếu. Bởi vậy, nhà trường cần là đầu mối liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của học sinh. Cần hướng trọng tâm vào việc phòng ngừa thông qua việc trang bị cho chúng em những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những khó khăn tâm lý và tình cảm trong mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh, giảm áp lực học tập, đầu tư phát triển tư vấn tâm lý ở trường học. Khi có những dấu hiệu bệnh lý về tâm thần, nên đi khám tại các bệnh viện tâm thần. Tùy theo hiện trạng thực tế mà các bác sĩ sẽ cho người bệnh lời khuyên phù hợp, hoặc đưa ra hướng điều trị cụ thể.
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh biết đến những nguồn thông tin và trợ giúp trực tuyến dồi dào, cho phép truy cập trên máy tính hoặc điện thoại di động. 
Tập trung đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức công chúng về các nhu cầu sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của chúng em.
E. Tài liệu tham khảo
+ Tác giả Hoàng Văn Vân (tổng chủ biên) Sách giáo khoa lớp 9 Tiếng Anh thí điểm – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Xuất bản 2017
+ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 30 số 4 (2014) 25-34 .
+ Tài liệu khoa học “Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam” do Viện Nghiên Cứu và Phát triển (ODI) tiến hành và hỗ trợ kỹ thuật biên soạn. Một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình hợp tác giữa UNICEF Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội  ( Bộ LĐTHXH) – Trang 36, 37
+ Tài liệu hai tổ chức trong và ngoài nước: 
  
+ Anh, H., Minh, H.,& Phuong,D. (2006). Social and behavioral problems among high school students in Ho Chi Minh City. In L.B.Dang & Weiss ( Eds), Research findings from the Viet Nam Children’s Mental Health Reseach Training Program (pp.111-196). 
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
KHOA HỌC KĨ THUẬT
.............................
 
1. Tên mô hình sản phẩm dự thi:
- Giảm áp lực và sự căng thẳng của Thanh thiếu niên. 
( Reducing Teen stress and pressure)
- Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội và hành vi
2. Ý tưởng của người dự thi: 
Học sinh trung học cơ sở (THCS) là tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển mà các nhà tâm lý học gọi là giai đoạn khủng hoảng. Chúng em gặp rất nhiều khó khăn: về học tâp; về các quan hệ học đường, quan hệ xã hội; về tâm lý cá nhân mà trong đó khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân là một khó khăn rất đặc trưng ở lứa tuổi này. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong bối cảnh kinh tế - xã hội – văn hóa biến đổi nhanh và phức tạp hiện nay, những khó khăn vốn đặc trưng cho lứa tuổi học sinh THCS lại càng thêm phức tạp. Trong khi đó sự hỗ trợ tâm lý cho học sinh từ phía xã hội, nhà trường và gia đình có phần ít đi do nhiều nguyên nhân. Thực tế đó đã làm cho không ít học sinh lứa tuổi vị thành niên mắc các rối nhiễu tâm lý, trong đó có rối nhiễu cảm xúc (lo âu, stress, thu mình, né tránh xã hội, sợ giao tiếp, sợ đi học, và nặng hơn có thể là trầm cảm). Các rối nhiễu về hành vi thì ta dễ nhận biết do đó được quan tâm hơn, nhưng các rối nhiễu về cảm xúc lại khó nhận biết hơn, do đó ít nhận được sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô. Không ít học sinh mắc các rối nhiễu cảm xúc kéo dài trong khoảng thời gian dài không có cách ứng phó hiệu quả cũng như không nhận được sự hỗ trợ tâm lý từ phía gia đình, nhà trường và xã hội đã tìm đến các cách thức giải quyết tiêu cực như tự sát hoặc bị rối loạn tâm thần, nhẹ hơn thì chất lượng cuộc sống giảm sút, kết quả học tập kém. Nghiên cứu của chúng em có mục đích phát hiện những cách ứng phó với những cảm xúc tiêu cực đang có ở học sinh THCS, hiệu quả của những cách ứng phó đó ra sao và đề xuất những cách ứng phó như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của chúng em.
Qua nghiên cứu bài học trong sách giáo khoa môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm, các em thấy chủ đề hay, phù hợp với lứa tuổi và nhóm bạn chúng em có ý tưởng thành lập nhóm “A teen support group in the school” theo sự phân công chuẩn bị phần Project của Unit 3 môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm.
    3. Thuyết minh tính mới, tính sáng tạo, ý tưởng của người dự thi:
Tính mới: Dựa trên các nghiên cứu của các nhà khoa học về lứa tuổi thanh thiếu niên, nhóm chúng em áp dụng nghiên cứu trong phạm vi học sinh của trường THCS Nguyễn Minh Nhựt.
Tính sáng tạo: Chúng em nghiên cứu từ những quan điểm, cách sống, trải nghiệm của người thật, việc thật. Từ ý tưởng của bài học trong chương trình Tiếng Anh Thí điểm. 
Ý tưởng của người dự thi: Qua nghiên cứu bài học trong sách giáo khoa môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm, chúng em thấy chủ đề hay, phù hợp với lứa tuổi và nhóm bạn chúng em có ý tưởng nghiên cứu đề án này.
     4. Các vật liệu làm nên sản phẩm:
Các phiếu khảo sát, điều tra, các bài phỏng vấn, hình ảnh minh chứng ........
     5. Cách lắp ráp, lắp đặt sản phẩm: ( Cách tiến hành nghiên cứu)
* Chúng em tiến hành nghiên cứu theo các nội dung sau:
1. Những biểu hiện của Stress là gì? Làm sao để phát hiện bản thân mình hay những bạn xung quanh mình đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần?
2. Làm thế nào để phát hiện những cách ứng phó với những cảm xúc tiêu cực đang có ở học sinh THCS? 
3. Những đề xuất cách ứng phó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS như thế nào?
* Giải pháp nghiên cứu:
1. Chúng em chia nhóm và bắt đầu tiến trình nghiên cứu, thu thập số liệu, xác định giải pháp và thiết kế những cách ứng phó, hiệu quả của chúng ...
+ Nhóm 1: sưu tầm tài liệu (dựa trên nội dung của Unit 3: Teen Stress and Pressure sách tiếng Anh lớp 9 thí điểm, các tài liệu khoa học khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu) 
+ Nhóm 2: Tiến hành khảo sát (phát phiếu điều tra đối tượng 50 học sinh, khách thể nghiên cứu trong trường THCS Nguyễn Minh Nhựt, thống kê kết quả, sưu tầm minh chứng.....)
+ Nhóm 1,2: Tìm các giải pháp, tổng hợp kết quả nghiên cứu
 2. Xác định những khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu: thời gian, thiết bị ghi hình ảnh, đối tượng tham gia ....
Đây là nghiên cứu trên con người
        - Đối tượng: 50 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, không phân biệt nam nữ, kết quả học tập, thành tích cá nhân, độ tuổi từ 11 đến 15.       
- Lựa chọn: 10 bạn lớp 6, 10 bạn lớp 7, 10 bạn lớp 8, 20 bạn lớp 9.  
        - Phương pháp: Những người tham gia sẽ được yêu cầu trả lời thông tin vào phiếu điều tra. 
Họ được mời tham gia sinh hoạt tập trung 1 buổi, và tiếp tục giữ liên lạc bằng điện thoại, mạng xã hội Zalo, facebook khi cần thiết.
*Biện pháp thực hiện: 
- Bước 1: Chúng em cho khách thể nghiên cứu nhận thức được thế nào là trầm cảm, căng thẳng (stress and pressure); Những biểu hiện của cơ thể cho bạn biết mình đang bị “stress” hay quá căng thẳng là gì?
Mệt mỏi: 
Khi cơ thể bạn cảm thấy mức độ làm việc quá nhiều, thậm chí ngủ cả đêm cũng không đủ để nạp lại năng lượng cho ngày hôm sau. Cơ thể rã rời, đầu óc nặng nề làm việc kém hiệu quả.
Mất ngủ: 
Mất ngủ liên quan đến sự căng thẳng bắt nguồn từ việc không thể ngừng suy nghĩ về tất cả các nghĩa vụ bạn phải làm trong cuộc sống cộng với việc cơ thể bạn đang bị quá tải sẽ khiến cơ thể càng trở nên căng thẳng.Và tất nhiên, khi bạn không thể ngủ, bạn sẽ kiệt sức hơn vào ngày hôm sau.
Dễ bị ốm: 
Dĩ nhiên là nếu bạn đang gặp vấn đề với giấc ngủ, sức khỏe bạn sẽ dần yếu đi. Khi cơ thể làm việc quá tải trong suốt quá trình bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ không có thời gian để hồi phục và kháng lại những bệnh nhỏ nhất và nó sẽ phải vất vả chiến đấu để chống lại cho dù chỉ là một cơn cảm cúm nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ miễn dịch bị ức chế khoảng 30% khi bạn đang bị căng thẳng. 
Đầu óc trống rỗng: 
Khi bạn bị căng thẳng, nó giống như việc bạn có quá nhiều thứ trên một chiếc đĩa vậy. Với những công việc chính và những trách nhiệm thoáng qua không thể nhớ rằng mình đã để tập, bút... ở chỗ nào hoặc quên đi những điều thầy cô, cha mẹ dặn dò và những gì bạn đã học ngày hôm trước.... thì bạn dường như đang bị căng thẳng rất nhiều. 
Đau đầu, đau nhức cơ thể thường xuyên: 
Sự mệt mỏi này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tập trung và chú ý của bạn. Nó còn gây áp lực về thể chất lên cơ thể. Cơ thể vốn có khả năng quyết định “chiến đấu hoặc từ bỏ” tự nhiên, nó xuất hiện từ những ngày đầu tiên loài người khai sinh. Căng thẳng tích tụ từ công việc và các yếu tố khác của cuộc sống. 
Dễ bị xúc động: 
Khi bạn bị căng thẳng quá mức, phần nguyên thủy não bộ của bạn sẽ chiếm ưu thế kiểm soát. Điều này giải thích tại sao khi ta bị căng thẳng sẽ khiến ta dễ khóc vì một chuyện bé xíu, hoặc dễ dàng nổi giận khi ai đó bấm còi inh ỏi, hoặc chỉ vì một trò đùa dai của bạn bè. Khi đó cơ thể của bạn đã quá căng thẳng vì kiệt sức đến mức ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng khiến bạn ức chế dù điều đó là rất ngớ ngẩn. 
Bạn không thể tập trung được nữa:
Đây là một trong những dấu hiệu rõ nhất của “stress”. Khi bạn bị căng thẳng, dường như mọi thứ đều đang “đánh nhau” để thu hút sự chú ý của bạn. Điều này khiến bạn lo lắng, hoảng loạn hơn và càng khó tập trung hơn. Kết quả là, bạn thấy mình gần như không thể hoàn thành bất kì công việc nào dù là nhỏ nhất, thậm chí mất khả năng lưu giữ thông tin mà bạn vừa nghe hoặc đọc được. Bạn không thể nghe hoặc hiểu những gì thầy cô đang giảng ....
Choáng váng, chóng mặt:
Ai cũng biết cách hít thở sâu và cố gắng thư giãn khi họ bị căng thẳng phải không? Nhưng khi cơ thể bạn quá mệt mỏi, thì bản năng ấy mất đi, bạn đang làm giảm lượng oxy bạn hít thở khiến bạn thấy chóng mặt và thậm chí dẫn tới việc mất ý thức. Đừng giữ nó quá lâu khi bạn bị căng thẳng quá nặng. Hãy cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn trước khi căng thẳng hủy hoại cơ thể và đầu óc bạn.
* Bước 2: Chúng em tìm hiểu những nguyên nhân nào làm cho không ít học sinh lứa tuổi vị thành niên mắc các rối nhiễu tâm lý:
- Đây là những điều chúng em được học từ Unit 3 sách Tiếng Anh thí điểm lớp 9 và phỏng vấn một số bạn không ngại chia sẻ những rắc rối của bản thân: 
 
Tạm dịch như sau: 
1. Áp lực của việc học hành và sự thất vọng.
2. Sự thay đổi về thể chất.
3. Môi trường sống không an toàn.
4. Những rắc rối với các bạn chung lớp ở trường học.
5. Cảm xúc tiêu cực về bản thân mình.
6. Đặt kỳ vọng quá cao .....
- Sau đây là một vài câu chuyện của các bạn chia sẽ trong quá trình điều tra.
Câu chuyện thứ nhất: 
Năm học lớp 6, em thường xuyên bị một bạn trong lớp trêu ghẹo. Khi thì bạn ấy túm tóc, khi thì vẽ bậy trên tập sách của em. Bị trêu chọc, em tức lắm nhưng không dám phản kháng chỉ biết khóc. Khi em khóc, một số bạn trong lớp trêu là em khóc nhè. Em thấy rất buồn và cô độc vì em nghĩ là mọi người đều giống nó, đều thích ăn hiếp em, vì thế em có ý định nghỉ học”. 
(Bạn nữ sinh lớp 7) 
Câu chuyện thứ hai: 
“Trước đây mình thường phải đi bộ đến trường, nên một số bạn tốt bụng hay cho mình quá giang. Nhưng cũng có đứa nói xấu mình sao mà nghèo đến nỗi không mua được chiếc xe đạp mà đi nữa. Mình tự ái về nhà đòi ba mẹ mua cho mình chiếc xe. Nhưng ba mẹ nói là nhà mình nghèo không có điều kiện để mua và giáo huấn mình đủ điều. Mình bực mình nói là nếu khổ thế này thì nghỉ học đi bán vé số còn sướng hơn. Và mình bắt đầu mất tập trung vào việc học hành, chỉ muốn kiếm tiền cho bọn khinh mình phải phục mình sát đất. Thế là suýt nữa mình vi phạm pháp luật vì tội trộm cắp”. (Bạn nam sinh lớp 9)
Câu chuyện thứ ba:
“Tôi cảm thấy áp lực gia đình rất lớn, ba mẹ hay cãi nhau thậm chí ba tôi còn bạo lực với mẹ con tôi. Đôi lúc tôi cảm thấy mình thật sự bất hạnh khi sinh ra trong ngôi nhà này. Rồi ba mẹ tôi ly dị, cái cảm giác mình không còn người che chở, cảm thấy rất cô đơn, tôi muốn có ai đó để nghe mình tâm sự ”. (Bạn nữ sinh lớp 8).
Câu chuyện thứ tư: 
“Năm học lớp 5, lóp 6, tôi là bé gái rất dễ thương và đầy nữ tính. Nhưng cuối năm lóp 7, tôi không thích mặc áo đầm, áo kiểu nữa, tôi không thích chơi các trò chơi của con gái nữa. Trong tôi như có người khác đang điều khiển tôi. Tôi chơi đá banh, bắn đạn, đá cầu ... với toàn con trai. Những bạn nữ trong lớp tôi dần xa lánh tôi. Họ gọi tôi là D. Pê đê. Ba mẹ tôi rất buồn rầu và đưa tôi đi khám bác sĩ khắp nơi. Tôi rất đau khổ và không muốn kéo dài tình trạng này. Tôi rất mặc cảm với cơ thể của mình và không thích tiếp xúc với ai hết”. 
- Những minh họa về nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng và cảm xúc tiêu cực của học sinh THCS:
 
“ Tôi sẽ không bao giờ giỏi Toán. Tôi thật sự quá ngốc”
 
“ Tôi ghét giọng nói của mình. Nó cao rồi lại thấp, rồi lại cao! Nó làm sao vậy? Bọn con gái hay cười nhạo tôi! Tôi thật sự xấu hổ”.
 
“ Tôi phải đạt điểm cao nhất trong kì thi này. Tôi phải là học sinh giỏi nhất lớp”.
 
“Tôi cảm thấy lo lắng khi phải chờ xe buýt trong khu phố đó sau lớp học buổi tối. Nó quá vắng vẻ và tối”.
 
“ Tôi có một núi bài tập phải hoàn thành và tôi không biết bắt đầu từ đâu. Thật quá khó”.
 
“ Tại sao nó lại bắt mình làm bài tập của nó chứ? Thật là bất công và nó còn nói nếu mình không làm nó sẽ làm cho cuộc sống gặp khó khăn”.
* Bước 3: 
Chúng em cho khách thể nghiên cứu trả lời vào phiếu điều tra về cách ứng phó với các vấn đề về rối nhiễu tâm lý với nội dung như sau và thống kê tỉ lệ %  
Ở đây chúng em quan niệm ứng phó là cách đương đầu và giải quyết những tình huống khó khăn, những tình huống “Có vấn đề” mà trước đó cá nhân chưa có kinh nghiệm với nó. Ứng phó với các cảm xúc tiêu cực của học sinh THCS là cách thức các em làm giảm đi hoặc làm mất đi những biểu hiện cảm xúc bất thường, tiêu cực, khó chịu của bản thân. Chúng em xác định các cách ứng phó của học sinh THCS như sau: 
- Ứng phó tập trung vào nhận thức, ứng phó tập trung vào cảm xúc, ứng phó tập trung vào hành vi.
Bảng 1. Ứng phó tập trung vào nhận thức của học sinh THCS
 
Các cách ứng phó Rất thường xuyên Khá thường xuyên Thỉnh thoảng
Ít khi Không bao giờ
1. Chấp nhận những gì mình đang có. 9= 18% 7=14% 11=22% 13=26% 10 =20%
2. Nghĩ rằng mọi vấn đề sẽ qua. 8= 16% 6= 12% 12= 24% 15 = 30% 9= 18%
3. Coi vấn đề của mình chỉ là tạm thời. 3= 6% 4= 8% 9 = 18% 13= 26% 21=42%
4. Nghĩ rằng ai cũng có thể mắc những cảm xúc tiêu cực này, nên đây là hiện tượng bình thường. 3=6% 4= 8% 8= 16% 13= 26% 22 = 44%
5. Thay đổi nhận thức của bản thân về những nguyên nhân gây cảm xúc khó chịu. 7= 14% 4 = 8% 8= 16% 14=28% 17= 34%
6. Cố gắng thay đổi cách nhìn của mình về thế giới xung quanh để không mắc những cảm xúc tiêu cực. 6 =12% 6=12% 13= 26% 12=24% 13= 26%
TBC nhận thức tích cực 12% 10.3% 20.3% 26.7% 30.7%
7. Nghi ngờ về những vấn đề mình đang có. 3= 6% 3=6% 9= 18% 13= 26 22= 44%
8. Coi như mình không có vấn đề gì. 5= 10% 3 =6% 6= 12% 11=22% 25=50%
9. Nghĩ rằng do hoàn cảnh khách quan gây ra. 8= 16% 3=6% 8= 16% 15=30% 16=32%
10. Nghĩ rằng bản thân mình đáng phải chịu những cảm xúc tiêu cực như vậy. 3= 6% 4=8% 6=12% 11=22% 26= 52%
11. Coi đó là cái 
“nghiệp”, là tội lỗi mà bản thân mình phải trả. 2= 4% 2=4% 4= 8% 8= 16% 34= 68%
12. Coi đây là bệnh và không thể chữa khỏi 1= 2% 1=2% 4=8% 8=16% 36= 72%
TBC nhận thức tiêu cực 3= 6% 3=6% 7= 14% 12=24% 25=50%
TBC 5= 10% 3=6% 9= 18% 13=26 30=60%
 
- Xét tính hiệu quả: 
Ứng phó tích cực: đây là loại ứng phó có thể làm giảm nhẹ hoặc làm mất đi những cảm xúc tiêu cực. Các nhà tâm lý học cho rằng khi nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, cách ứng phó có hiệu quả là: Nhận diện chính xác những cảm xúc mình đang có bằng cách quan sát và lắng nghe tâm hồn mình; tìm hiểu bản thân những cảm xúc đó vào nguyên nhân sinh ra chúng, cách thức phòng chống và đương đầu; chấp nhận những cảm xúc tiêu cực mình đang có, không che giấu, không diễn giải nó theo hướng sai lệch mà đương đầu với nó; có chiến lược thay đổi thói quen, loại bỏ hành vi không hiệu quả và hình thành hành vi hiệu quả hơn (từ câu 1-> câu 6).
Ứng phó tiêu cực: là khi chủ thể không nhận diện được chính xác cảm xúc tiêu cực của bản thân mà có xu hướng buông xuôi theo cảm xúc; không tìm hiểu bản thân các cảm xúc tiêu cực đó cũng như nguyên nhân sinh ra chúng, cách thức phòng ngừa và không dám đương đầu với các cảm xúc của mình; không chấp nhận những cảm xúc tiêu cực mình đang có, và có xu hướng che dấu, lờ đi hoặc diễn giải nó theo cách thức sai lệch, đổ lỗi cho bên ngoài hoặc ngược lại cảm thấy có tội lỗi; không có chiến lược thay đổi các thói quen, loại bỏ các hành vi không hiệu quả và không hình thành được hành vi hiệu quả hơn (từ câu 7 -> câu 12).
Ứng phó trung tính: những cách ứng phó này thường mang tính nước đôi, có thể mang lại hiệu quả, có thể không phụ thuộc vào từng cá nhân, từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể.
Kết quả nghiên cứu: 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung học sinh THCS chưa có những cách ứng phó phù hợp với các cảm xúc tiêu cực. Ở mức độ này, các bạn nhận thức tương đối đầy đủ về vấn đề của mình, tuy nhiên chưa hiểu cặn kẽ về nguyên nhân nảy sinh vấn đề đó, đôi khi còn chưa chấp nhận vấn đề của mình và thường có chiến lược ứng phó bằng nhận thức là chủ yếu. Cách thức ứng phó của chúng em ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy đôi khi chúng em ứng phó theo thói quen không thật sự hiệu quả không có chiến lược ứng phó rõ ràng. 
Bảng 2. Ứng phó tập trung vào cảm xúc
 
Các cách ứng phó Rất thường xuyên Khá thường xuyên Thỉnh thoảng
Ít khi Không bao giờ
1. Tự theo dõi cảm xúc bên trong 5=10% 6= 12% 9=18% 12=24% 18=36%
2. Ghi nhật ký về cảm xúc để nhận ra sự thay đổi. 5=10% 3= 6% 6=12% 7=14% 29=58%
3. Gặp chuyên gia để giải tỏa cảm xúc 1=2% 1=2% 2=4% 4=8% 48=84%
4. Bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài. 5=10% 4=8% 7=14% 16=32% 18=36%
5. Cảm thấy có lỗi về tình trạng cảm xúc của mình 4=8% 3=6% 8=16% 20=40% 15=30%
TBC 8% 6% 12.8% 23.6% 48.8%
Kết quả này là phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh ở tuổi thiếu niên. Đặc điểm tâm sinh lý nổi bật của độ tuổi này là tràn đầy năng lượng, hoạt động thường nổi trội hơn ngôn ngữ, xu hướng hướng ngoại lấn át hơn so với xu hướng hướng nội. Trong khi đó, những ứng xử như tự theo dõi cảm xúc bên trong, ghi nhật ký ....là những hành vi đòi hỏi sự lắng đọng, tinh tế mà cần có sự trải nghiệm và kinh nghiệm sống khá nhiều – những điều chưa thể có được ở lứa tuổi chúng em. Ngoài ra việc gặp gỡ chuyên gia để giải tỏa cảm xúc cũng khá xa vời đối với đa số học sinh. Ở trường học chưa có các nhà tâm lý, trong khi đó gặp gỡ các nhà tâm lý bên ngoài lại càng khó thực hiện. Bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài cũng không phải là cách phù hợp nên chúng em cũng không thường xuyên làm theo cách đó.
Do đó có 48.8% học sinh không bao giờ ứng phó tập trung vào cảm xúc
 
Bảng 3. Ứng phó tập trung vào hành vi
 
Các cách ứng phó Rất thường xuyên Khá thường xuyên Thỉnh thoảng
Ít khi Không bao giờ
1. Tìm hiểu những biểu hiện của mình qua sách báo, mạng 3=6% 4=8% 8=16% 18=36% 17=34%
2. Tìm hiểu thông tin về những biểu hiện của mình qua bạn bè. 2=4% 4=8% 12=24% 17=34% 15=30%
3. Tìm hiểu thông tin về những biểu hiện của mình qua thầy cô giáo 2=4% 3=6% 7=14% 17=34% 21=42%
4. Tìm hiểu thông tin về những biểu hiện của mình qua người thân 3=6% 7= 14% 11=22% 13=26% 16=32%
5. Chia sẻ những vấn đề với ba mẹ 8=16% 4=8% 11=22% 13=26% 14=28%
6. Chia sẻ những vấn đề với những người thân khác trong gia đình. 4= 8% 4=8% 13=26% 14=28% 15=30%
7. Chia sẻ với bạn bè 10=20% 10=20% 12=24% 12=14% 6= 12%
8. Tìm hiểu kinh nghiệm về cách giải quyết vấn đề của mình. 5= 10% 7=14% 10=20% 15=30% 13=32%
9. Gọi điện đến các đường dây tư vấn tâm lý. 1= 2% 2=6% 3=6% 8= 16% 36=72%
10. Gặp chuyên gia tư vấn tâm lý 1=2% 1=2% 2=4% 4=8% 42=84%
11. Chia sẻ với bạn thân cùng giới 9= 18% 6=12% 12=24% 13=26% 10=20%
12. Chia sẻ với bạn thân khác giới 3= 6% 2=4% 5=10% 10=20% 30=60%
13. Tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm 14=28% 8=16% 10=20% 15=30% 3=6%
14. Tham gia các hoạt động từ thiện 7= 14% 4=8% 10=20% 15=30% 14=28%
15. Đi chùa đi, nhà thờ cầu nguyện 6=12% 4=8% 9=18% 15=30% 16=32%
16. Đi cúng bái, xem bói 6=12% 4=8% 9=18% 15=30% 21=42%
17. Không làm gì cả 4= 8% 2=4% 5=10% 10=20% 31=62%
TBC 25.14% 9.05% 14.35% 23.76% 38%
 
Kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng 3 cũng cho thấy học sinh rất ít tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài khi có vấn đề về cảm xúc. Điều này phản ánh mức độ kết nối và chia sẽ cảm xúc của thiếu niên với những người xung quanh rất hạn chế. Đây là một nguy cơ dẫn đến “stress” hoặc rối nhiễu cảm xúc làm cho các vấn đề căng thẳng, áp lực của chúng em trở nên trầm trọng hơn.
* Những đề xuất cách ứng phó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của chúng em làm giảm “stress” và căng thẳng
1. Áp lực của viêc học hành: Hãy chia nhỏ công việc thành nhiều nhiệm vụ nhỏ, và phải lắng nghe cơ thể mình muốn gì, khả năng mình đến đâu và hãy ứng phó với nó một cách tích cực. Khi mệt mỏi hãy nghỉ ngơi đến khi bạn thấy đã sẵn sàng để bắt đầu lại. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc học, ví dụ ở bộ môn Tiếng Anh, chúng tôi có đội ngũ “English Assistance”, hoạt động suốt các ngày trong tuần với sự trợ giúp của các thầy cô bộ môn Tiếng Anh trường THCS Nguyễn Minh Nhựt cùng với các bạn yêu thích bộ môn này, sẵn sàng chia sẻ với bạn từ phương pháp học tập đến học liệu phục vụ bộ môn.
2. Sự thay đổi về thể chất: Dậy thì là một biểu hiện bình thường của cơ thể vị thành niên, những thay đổi về thể chất như vỡ giọng, nổi mụn, lóng ngóng, tay chân vụng về .... là hiện tượng thông thường ai cũng phải trải qua. Đừng để ý đến điều đó quá nhiều mà hãy tập trung vào điểm mạnh của bạn.
3. Môi trường sống không an toàn: Hãy nói với ai đó về điều này và yêu cầu sự giúp đỡ, đừng tự mình giải quyết mà xảy ra những điều không mong muốn. 
4. Những rắc rối với các bạn chung lớp ở trường học: Hãy tâm sự với ai đó như cha mẹ, thầy cô, bạn bè để có những lời khuyên xác đáng, giúp bạn giải tỏa căng thẳng không đáng có.
5. Cảm giác tiêu cực về bản thân mình: đừng bao giờ tự ti về bản thân mình như “ Sao mình thấp quá!; mình xấu xí, mình học dỡ môn Tiếng Anh quá, mình nghèo quá ...... Hãy tìm hiểu và lắng nghe tâm hồn mình, mình có khả năng nào đặc biệt như là hát hay, múa đẹp, có năng khiếu tấu hài, diễn thuyết ... chẳng hạn. Hãy phát huy những thế mạnh của mình dần rồi chẳng ai quan tâm đến những khiếm khuyết hay điểm yếu của bạn mà họ chỉ nhớ đến những điều tích cực về bạn mà thôi.
6. Đặt kỳ vọng quá cao: Đặt cho mình mục tiêu học tập là tốt, tuy nhiên phải lượng sức mình. Còn nếu đây là kỳ vọng của cha mẹ, phải giải thích và chứng minh rằng bạn đã hết sức cố gắng. 
7. “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, hãy tìm cho mình những niềm vui, hãy tâm sự với người đáng tin cậy như thầy cô, cha mẹ, ông bà, anh chị, bạn bè ..... về những lo âu, rối rắm để có được những lời khuyên bổ ích.
8. Khi bế tắc không tự mình giải quyết được, hãy tìm đến người lớn đáng tin cậy như thầy cô, cha mẹ, tổ tư vấn tâm lý học đường của nhà trường. 
  
(Tổ tư vấn tâm lý học đường trường THCS Nguyễn Minh Nhựt)    
 
9. Ngoài ra, bạn có biết đường dây nóng “Child Helpline” không? 
Đường dây trợ giúp trẻ em: 18001567, là đường dây nóng miễn phí 24 giờ cho dịch vụ hướng dẫn và bảo vệ trẻ em và trẻ vị thành niên ở Việt Nam. Đường dây cứu trợ được thành lập vào năm 2004 với sự tài trợ của Plan Việt Nam, một tổ chức quốc tế vì sự phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm. 
 
10. Tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ giải trí, lớp học kỹ năng sống như bơi lội, nấu ăn, nữ công, võ thuật .....Học mà chơi, chơi mà học.           
     
(Hội thi hóa trang – Halloween)   (Thi thuyết trình về bảo vệ môi trường)
 
 ( (Hội thi hóa trang – Halloween)            (Lễ Hội trái cây – Trung Thu 2018)
 
(Hoạt động ngoại khóa- Noel)          (Tham gia lớp học Võ thuật)    
11. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa: 
Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cũng đưa ra những cảnh báo: Những phản ứng chỉ “stress” nhất thời (dưới một tuần, còn gọi là phản ứng cấp) thì không phải điều trị bằng thuốc mà có thể điều trị bằng tâm lý. Nhưng nếu sự trầm cảm kéo dài từ hai tuần trở lên thì người bệnh cần phải điều trị bằng thuốc. Một người đã được bác sĩ chuyên khoa Tâm thần khám và kết luận mắc bệnh trầm cảm thì cần phải chữa trị ngay. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm phải được điều trị bằng hóa dược và tâm lý.
- Kết luận khoa học về câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả thuyết khoa học.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ở lứa tuổi học sinh có những biến đổi về tâm sinh lý, cộng thêm thay đổi về hormone trong giai đoạn dậy thì cũng ảnh hưởng tới tinh thần và hành vi của các em. Trẻ bị trầm cảm sẽ có những rối loạn về cảm xúc, dễ bị tổn thương, không tự điều chỉnh được hành vi, dễ bê trễ học hành…
Bởi vậy, nhà trường cần là đầu mối liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của học sinh. Cần hướng trọng tâm vào việc phòng ngừa thông qua việc trang bị cho chúng em những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những khó khăn tâm lý và tình cảm trong mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh, giảm áp lực học tập, đầu tư phát triển tư vấn tâm lý ở trường học. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh biết đến những nguồn thông tin và trợ giúp trực tuyến dồi dào, cho phép truy cập trên máy tính hoặc điện thoại di động. 
Tập trung đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức công chúng về các nhu cầu sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của chúng em.
6. Thuyết minh nguyên lý hoạt động (nếu có)
7. Khả năng áp dụng của sản phẩm: 
Khả năng áp dụng trong trường THCS Nguyễn Minh Nhựt, các thầy cô giảng dạy, gia đình, xã hội ...
8. Hiệu quả đạt được của sản phẩm 
- Giúp cho các bạn tuổi “teen” trong trường THCS Nguyễn Minh Nhựt  nhận ra và phân loại cảm xúc của mình, từ đó có những điều chỉnh lối sống, quan niệm sống, cách ứng phó với những cảm xúc tiêu cực, sống tốt hơn và biết cách giúp đỡ những bạn khác khi gặp những tình huống tương tự.
- Các bạn đã từng mắc những rối nhiễu về sức khỏe tâm thần, hoặc khó khăn trong cuộc sống có những phản hồi tích cực về cách ứng phó. Điều đó cho thấy hiệu quả khả quan của đề tài mang lại. (Qua các email phản hồi)
- Giúp người lớn hiểu rõ hơn về sức khỏe tâm thần của lứa tuổi chúng em, tử đó có những lời khuyên, tư vấn bổ ích giúp chúng em vượt qua những cảm xúc tiêu cực phát sinh trong cuộc sống.
- Giúp cho cộng đồng xã hội thấu hiểu và cảm thông với những gì chúng em đang trải qua, chịu đựng, đối phó .... từ đó có sự chung tay giúp đỡ chúng em vượt qua khó khăn, có cái nhìn đúng đắn về những sai phạm mà chúng em mắc phải.
- Giúp cuộc sống của chúng em luôn tràn ngập niềm vui hạnh phúc, không còn những hành vi, suy nghĩ tiêu cực vì chúng em đều biết cách vượt qua.
 
Một số minh chứng về hiệu quả của sản phẩm
 
Dear my friends,
Mình chân thành cảm ơn nhóm tư vấn của các    bạn! Mình là Nhạt đây, thời gian trước mình bị stress vì áp lực gia đình và mình đã được các bạn tư vấn. Mình đã áp dụng các phương pháp mà các bạn đã nghiên cứu và đạt hiệu quả cao. Mình không còn mệt mỏi, căng thẳng, lo âu và khó chịu nữa. Mình đã tập trung vào học tập và được làm những điều mình thích. Mình đạt danh hiệu học sinh giỏi ở học kỳ này đó và vui hơn nữa là mình đã được ba mẹ cho tham gia câu lạc bộ Taewondo ở trường để rèn luyện sức khỏe và xả stress. Các bạn có ngờ được không? mình đạt huy chương vàng trong Hội khỏe Phù Đổng đó nha! Điều đó giúp mình thêm tự tin, lạc quan hơn và tràn đầy niềm tin sống. Một lần nữa mình gởi đến các bạn lời cảm ơn chân thành nhất nhé.
Love,
Chào bạn, rất vui vì bạn đang đọc thư này.
Mình là Ngọc, lúc trước mình bị stress về tuổi dậy thì, mình đã rất mặc cảm và tự tin, rất ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Từ khi biết đến nhóm bạn và được tư vấn và phổ biến các phương pháp, mình đã tự tin hơn, không cảm thấy mặc cảm, stress phần nào được giảm bớt, mình cảm thấy thoải mái hơn và đã làm quen được rất nhiều bạn mới. Cảm ơn nhóm các bạn nhiều lắm!
 
Xin chào các bạn ! Mình là Ngọc đây ! Lúc trước mình từng được nhóm các bạn tư vấn về vấn đề ở tuổi dạy thì mà mình mắc phải. Mình đã áp dụng theo những phương pháp của các bạn và nó đã mang lại hiệu quả rất cao ! Mình thật sự rất vui ! Việc này giúp mình giải tỏa được những vấn đề khó khăn mà mình gặp phải, mình không còn lúc nào cũng rụt rè tự ti và khó chịu nữa, cũng không còn hay cáu gắt nữa mà bây giờ mình thật sự rất thoải mái, những vấn đề về bản thân không còn ảnh hưởng nhiều đến mình nữa rồi, mình có thể làm mọi việc 1 cách vui vẻ và nhanh chóng, hiệu quả lại rất cao. Mình xin được chân thành cảm ơn nhóm các bạn rất nhiều vì đã giúp đỡ m&
Xem nhiều