MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NH 2021 - 2022
MÔN: VẬT LÍ – Lớp 8
Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Chuyển động cơ - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ và nêu được đơn vị đo tốc độ.
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. - Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
- Nêu ví dụ về chuyển động cơ học.
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. tính tương đối của chuyển động cơ. - Vận dụng được công thức v =
- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
Câu hỏi 3 câu
C2, 4, 14 ½ câu
C17a 2 câu
C6, 12 ½ câu
C17b 6 câu
Số điểm 1,0đ 0,75đ 0,5đ 0,75đ 3,0đ
Tỉ lệ 10% 7,5% 5% 7,5% 30%
Lực cơ - Nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
- Nêu được quán tính của một vật là gì.
- Nhận biết các loại lực ma sát.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. - Biểu diễn được lực bằng vectơ.
Câu hỏi 1 câu
C3 ½ câu
C15a 1 câu
C11 ½ câu
C15b 1 câu
C5 4 câu
Số điểm 0,25đ 0,5đ 0,25đ 1,0đ 0,25đ 2,25đ
Tỉ lệ 2,5% 5% 2,5% 10% 2,5% 22,5%
Áp suất - Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao
- Nêu được điều kiện nổi của vật. - Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển. Vận dụng được công thức p = .
- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.
- Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d. Để giải bài tập.
Câu hỏi 2 câu
C1, 13 2 câu
C7, 10 1 câu
C16 2 câu
C8, 9 1 câu
C18 8 câu
Số điểm 0,75 đ 0,5đ 1,0đ 0,5đ 2,0đ 4,75đ
Tỉ lệ 7,5% 5% 10% 5% 20% 47,5%
Tổng số câu hỏi
6,5 câu
5 câu
5,5 câu
1 câu
18 câu
Tổng số điểm
2,5 điểm
3,5 điểm
2,0 điểm
2,0 điểm 10 điểm
Tổng số tỉ lệ
25%
35%
20%
20%
100%
Trường: THCS……………………….
Họ và tên: ……………………….........
Lớp: 8 - …….. KIỂM TRA HỌC KÌ I NH 2021 – 2022
Môn: VẬT LÍ – Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên:
Phần A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:
A. Tiết diện của các nhánh bằng nhau.
B. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.
C. Độ dày của các nhánh như nhau.
D. Độ dài của các nhánh bằng nhau.
Câu 2. Khi nói trái đất quay quanh mặt trời, ta đã chọn vật nào làm mốc?
A. Mặt trời. B. Trái đất. C. Ngôi sao. D. Một vật trên mặt đất.
Câu 3. Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
A. 8000 N/m2 B. 2000 N/m2 C. 6000 N/m2 D. 60000 N/m2
Câu 4. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều:
A. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế.
B. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống.
C. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
D. Chuyển động của viên đạn khi bay ra khỏi nòng súng.
Câu 5. Hình 1 biểu diễn lực tác dụng lên vật có khối lượng 8 kg
A. Tỉ xích 1cm ứng với 2N.
B. Tỉ xích 1cm ứng với 40N.
C. Tỉ xích 1cm ứng với 4N.
D. Tỉ xích 1cm ứng với 20N.
Câu 6. Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là
600m/ phút. Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng.
A. Xe máy – ô tô – tàu hỏa. B. Ô tô- tàu hỏa – xe máy.
C. Tàu hỏa – xe máy – ô tô. D. Tàu hỏa – ô tô – xe máy.
Câu 7. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía ?
A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại
B. Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài.
C. Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ.
D. Vì vỏ hộp sữa rất mềm.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại?
A. Ma sát giữa đế giày và nền nhà. B. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa.
C. Ma sát giữa bánh xe và trục quay. D. Ma sát giữa dây và ròng rọc.
Câu 9. Một người có khối lượng 60kg, đứng trên mặt đất. Diện tích 2 bàn chân là 3dm2. Áp suất người đó gây trên mặt đất là:
A. 20N/m2 B. 200N/m2 C. 2000N/m2 D. 20000N/m2
Câu 10. Muốn giảm áp suất thì:
A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. Tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.
C. Giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.
D. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
Câu 11. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. B. Xe máy chạy trên đường.
C. Lá rơi từ trên cao xuống. D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Câu 12. Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12km/h. Quảng đường người đó đi được là:
A. 3km. B. 4km. C. 6km/h. D. 9km.
II. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Câu 13. Khi một vật nhúng trong chất lỏng chịu hai lực tác dụng là. .…………… và………………
Câu 14. Độ lớn của vận tốc được tính bằng………………trong một…………..
Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 15. (1,5 điểm) Kể tên các loại lực ma sát? Ma sát sinh ra ở giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát gì, có tác hại gì và nêu cách làm giảm?
Câu 16. (1 điểm) Thả 2 hòn bi sắt giống hệt nhau, 1 hòn bi vào nước và 1 hòn vào thủy ngân. Hỏi hòn bi nào nổi, hòn bi nào chìm? Tại sao?
Câu 17. (1,5 điểm) Một học sinh chạy xe đạp với tốc độ trung bình 4m/s. Biết nhà cách trường học 1,2km.
a) Hỏi chuyển động của học sinh từ nhà đến trường là chuyển động đều hay chuyển động không đều? Tại sao?
b) Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường?
Câu 18. (2 điểm) Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước?
b) Tính thể tích của vật?
Bài làm:
…………………………
...................................
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NH 2020 - 2021
MÔN: VẬT LÍ – Lớp 8
Phần A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A C C D A
Câu 7 8 9 10 11 12
Đáp án B C D B D D
Câu 13 14
Đáp án trọng lượng của vật - lực đẩy Ác-si-mét quãng đường đi được – đơn vị thời gian
Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu Đáp án Điểm
15
(1,5đ) - Các lực ma sát: lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ, lực ma sát lăn.
- Ma sát sinh ra ở giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát trượt.
- Tác hại làm mòn đĩa và xích. Cần phải tra dầu vào xích để làm giảm ma sát 0,5đ
0,5đ
0,5đ
16
(1đ) - Hòn bi thả vào nước chìm. Vì dsắt > dnước
- Hòn bi thả vào thủy ngân nổi. Vì dsắt < dHg 0,5đ
0,5đ
(1,5đ) a. Chuyển động của học sinh là chuyển động không đều.
Vì từ nhà đến trường có đoạn học sinh chạy nhanh, có đoạn học sinh chạy chậm.
b. Tóm tắt:
vtb = 4m/s
s = 1,2km = 1200m
t = ?
Giải
Thời gian học sinh đi từ nhà đến trường:
vtb = => t = = (phút)
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
18
(2đ) Tóm tắt:
P = 4,8 N
F = 3,6 N
d = 10 000N/m3
a) FA = ? (N)
b) V = ? (m3)
Giải
a) Lực đẩy Ác-si -mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước:
FA = P - F = 4,8 - 3,6 = 1,2 (N)
b) Thể tích của vật bằng thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ
FA = d.V => V = = = 0,00012 (m3)
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ