Giáo án Stem Tin Học THPT lớp 10 chủ đề: Một số tùy chọn trong thuật toán

Giáo án Stem môn Tin Học THPT lớp 10 chủ đề: Một số tùy chọn trong thuật toán. Sản phẩm Stem môn tin học thpt.

Giáo án Stem Tin Học lớp 10 Chủ đề: MỘT SỐ VÍ DỤ TÙY CHỌN TRONG BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN
 (Số tiết: 03 - Lớp 10)
2. Mô tả chủ đề:
Chủ đề bài toán và thuật toán là một trong những nội dung lớn và trọng tâm trong chương trình tin học 10. Ngoài ra, hệ thống kiến thức về bài toán và thuật toán còn là nền tảng cho việc tiếp thu nội dung kiến thức về lập trình, xây dựng chương trình hoàn thiện trong chương trình tin học 11. Chính vì những lý do trên việc học sinh có những cách nhìn nhận về  cách giải quyết bài toán trong tin học là hết sức cần thiết. Trong chủ đề này có nhiều nội dung trọng tâm như: Các khái niệm về bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán, các cách biểu diễn thuật toán, ví dụ tìm kiếm phần tử lớn nhất, ví dụ tìm kiếm tuần tự và một số ví dụ tùy chọn. Với các ví dụ về bài toán đòi hỏi học sinh phải hình dung được các yếu tố cần xác định của bài toán, hình thành ý tưởng để giải quyết và xây dựng được thuật toán giải quyết được bài toán đặt ra. Phần nội dung về một số ví dụ tùy chọn trong bài toán và thuật toán với trọng tâm là định hướng cho học sinh tìm hiểu các bài toán thực tế từ đó vận dụng các kiến thức đã biết về bài toán và thuật toán để giải quyết. Để thực hiện được dự án này, HS sẽ cần hình thành cũng như huy động kiến thức của các môn liên quan như: 
Tin học 10 (Science): Các yếu tố của bài toán, các tính chất của thuật toán, các cách biểu diễn thuật toán
Vật lí: Cách tính điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
Kĩ thuật (Engineering): Quy trình giải bài toán trong tin học
Toán (Mathematics): Tính toán các đại lượng thay đổi khi thực hiện thuật toán.
3. Mục tiêu
a. Kiến thức:
-   Hiểu được các yếu tố của bài toán, cách biểu diễn thuật toán
-   Nắm được một số thuật toán thông dụng
b. Kĩ năng:
- Xác định đúng bài toán trong các ví dụ cơ bản
- Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê 
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để tìm hiểu kiến thức nền, tìm hiểu về các ví dụ thực tế cần giải quyết và xây dựng được sản phẩm (thuật toán) giải quyết được bài toán đặt ra
-  Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận.
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Về thái độ:
- Nhận thức được vai trò của tin học trong giải quyết các bài toán thực tế trong đời sống.
- Tăng hứng thú tìm hiểu, khám phá khoa học gắn liền với thực tiễn, tạo động lực để học sinh phát triển và sáng tạo cái mới.
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- Có ý thức tuân thủ theo các quy trình khoa học trong nghiên cứu khoa học
d. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực đặc thù môn học: Năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT; Năng lực ứng dụng CNTT trong học và tự học.
e. Thiết bị
- Các thiết bị dạy học: máy chiếu, mẫu bản kế hoạch. 
-  Các dụng cụ để biểu diễn thuật toán: Giấy roki, bút lông. 
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. Xác định vấn đề: Phát hiện các bài toán trên thực tế cần giải quyết 
a. Mục đích của hoạt động
- Dựa trên nội dung đã tìm hiểu ở phần ví dụ tìm kiếm tuần tự để tự đề xuất các bài toán thực tế cần vận dụng tìm kiếm tuần tự để giải quyết. 
- Phát hiện các bài toán mới liên môn yêu cầu xây dựng thuật toán để giải
 b. Nội dung hoạt động
- Học sinh nhắc lại các kiến thức nền liên quan thông qua hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm: Các yếu tố của bài toán, các tính chất của thuật toán, các cách biểu diễn thuật toán. 
- Học sinh nêu được các ví dụ tìm kiếm tuần tự trên thực tế. 
- Dựa trên ví dụ đã xác định học sinh nêu được ví dụ cụ thể và xác định được kết quả cũng như trình bày được ý tưởng để giải quyết
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm về xây dựng ý tưởng và thuật toán 
- Giáo viên thống nhất với học sinh về kế hoạch triển khai dự án, tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án
c. Sản phẩm học tập của học sinh
Kết thúc hoạt động học sinh cần đạt được sản phẩm sau:
- Đề xuất được ví dụ về bài toán tìm kiếm tuần tự cần giải quyết trong thực tế
- Định hướng được cách giải quyết và xây dựng được thuật toán
- Chứng minh được thuật toán đã xây dựng giải quyết đúng yêu cầu bài toán đặt ra
- Bản mô tả nhiệm vụ dự án, nhiệm vụ các thành viên, thời gian thực hiện dự án. 
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
Trên cơ sở giáo viên đã giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tìm hiểu các kiến thức nền về bài toán và thuật toán và liên hệ về các ví dụ thực tế liên quan đến tìm kiếm tuần tự; Tìm hiểu cách mắc điện trở và ý nghĩa của từng cách mắc. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả:
 
PHIẾU HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN
I. Tìm hiểu về bài toán thực tế về tìm kiếm tuần tự
1. Nêu bài toán và các yếu tố của bài toán
- Bài toán: …..……………………………
- Xác định bài toán: 
+  Input: ………………………………
+  Output: ………………………………
2. Xây dựng ý tưởng giải quyết
- Đưa ví dụ cụ thể và xác định kết quả cần đạt được sau khi thực hiện: 
…………………………………………………
- Nêu ý tưởng: 
…………………………………………………
3. Thuật toán (Biểu diễn bằng liệt kê hoặc sơ đồ khối)
……………………………………………
4. Kẻ bảng mô phỏng thuật toán với ví dụ cụ thể 
………………………………………
II. Tìm hiểu về điện trở trong đoạn mạch
 1. Cách mắc điện trở và ý nghĩa từng cách mắc
         …………………………………………
 2. Công thức tính điện trở trong từng trường hợp mắc
- Mắc nối tiếp:………………………
- Mắc song song:…………………
3. Xác định các yếu tố của bài toán
Bài toán: Nhập vào giá trị của 2 điện trở R1, R2 và cách mắc (M=1 (nối tiếp), M=2 (song song))
           - Input: ………………………………
           - Output: ……………………………
4. Xây dựng ý tưởng giải quyết
  - Đưa ví dụ cụ thể và xác định kết quả cần đạt được sau khi thực hiện: 
……………………………………………
  - Nêu ý tưởng: ...………………………………
5. Thuật toán (Biểu diễn bằng liệt kê hoặc sơ đồ khối)
…………………………………………………
4. Kẻ bảng mô phỏng thuật toán với ví dụ cụ thể 
Bước 2: Giáo viên dựa trên phần trình bày của hs để nhận định và định hướng
+ Bài toán hs xây dựng đã phù hợp chưa? Cách thức giải quyết đã phù hợp chưa? Và điều chỉnh nếu có sai sót. 
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 9 học sinh.
Bước 3: Giao nhiệm vụ cho học sinh và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm “thuật toán giải bài toán”
TIÊU CHÍ ĐIỂM TỐI ĐA ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC
Bài toán phù hợp với thực tế, xác định kiến thức liên môn 2
Ý tưởng giải quyết bài toán hợp lý 2
Thiết kế được thuật toán 3
Mô phỏng được thuật toán trong ví dụ cụ thể 2
Biểu diễn thuật toán trên giấy roki rõ ràng và đẹp mắt 1
Tổng điểm 10
Bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm cần đạt các tiêu chí cơ bản ở phiếu đánh giá số 2:
Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Trình bày bài toán và các yếu tố của bài toán 2
2 Lấy ví dụ và xác định được ý tưởng giải quyết 1
3 Xây dựng được thuật toán và giải thích được ý nghĩa của từng thao tác  3
4 Chứng minh được các tính chất của thuật toán với thuật toán đã xây dựng 2
5 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn 1
Tổng điểm 10
Bước 4: GV thống nhất kế hoạch triển khai:
HOẠT ĐỘNG CHÍNH THỜI LƯỢNG
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án Tiết 1 (15 phút)
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị cho thiết kế sản phẩm để báo cáo. Tiết 1 (30 phút) (Học sinh tự học theo nhóm)
Hoạt động 3: Lựa chọn và thiết kế sản phẩm báo cáo 1 tuần (Học sinh tự làm việc theo nhóm)
Hoạt động 4: Báo cáo thử nghiệm sản phẩm Tiết 2 (45 phút)
Hoạt động 5: Thảo luận về sản phẩm và định hướng mở rộng điều chỉnh Tiết 3 (45 phút)
Gợi ý bản thiết kế trong hoạt động 3 và hoạt động 4: 
1. Cách thức xây dựng ý tưởng và thuật toán của ví dụ tìm kiếm tuần tự thực tế dựa trên bài toán tìm kiếm tuần tự tổng quát
- Ý tưởng tìm kiếm tuần tự? 
- Thuật toán tìm kiếm tuần tự ?
2. Mô phỏng thuật toán bằng cách lập bảng các giá trị thay đổi trong thuật toán với ví dụ cụ thể
Gợi ý thảo luận trong hoạt động 4: 
Chứng minh các thao tác vừa xây dựng thỏa mãn các tính chất của thuật toán: 
- Thuật toán đã có tính dừng hay chưa? Hãy chứng minh. 
- Thuật toán đã có tính xác định hay chưa? Hãy chứng minh.  
- Thuật toán đã có tính đúng đắn hay chưa? Hãy chứng minh. 
Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền và  chuẩn bị cho thiết kế sản phẩm
                      (Học sinh thực hiện trong tiết 1)
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh ôn tập được kiến thức về bài toán và thuật toán, cách biểu diễn thuật toán, thuật toán tìm kiếm tuần tự
- Lấy được ví dụ và định hướng được cách giải quyết.
- Nắm được cách thức tính điện trở tương đương R trong trường hợp.
+ R1 và R2 mắc nối tiếp 
+ R1 và R2 mắc song song
- Xây dựng được ví dụ từ đó hình thành ý tưởng giải bài toán.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh xem lại các yếu tố cần xác định của bài toán, cách biểu diễn thuật toán, thuật toán tìm kiếm tuần tự tổng quát.
- Học sinh nêu cách mắc điện trở và công thức tính trong từng cách mắc.
- Yêu cầu: Hoàn thành phiếu hướng dẫn tìm hiểu kiến thức nền.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
 Bản ghi chép cá nhân về kiến thức liên quan và phiếu tìm hiểu kiến thức nền. 
d. Cách thức tổ chức
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
+ Lựa chọn bài toán tìm kiếm tuần tự trên thực tế và giải quyết theo phiếu hướng dẫn tìm hiểu kiến thức nền
+ Tìm hiểu về cách mắc điện trở, công thức tính điện trở trong từng trường hợp và hoàn thành phiếu hướng dẫn tìm hiểu kiến thức nền
+ Phân công nhiệm vụ của từng thành viên nhóm và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Giáo viên đôn đốc, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ
1 Thành viên
2 Thành viên
3 Thành viên
4 Thành viên
5 Thành viên
6 Thành viên
7 Thành viên
8 Thành viên
9 Thành viên
10 Thành viên
11 Thành viên
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
(Tiết 2: 45 phút)
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hoàn thiện đượcbản thiết kế “quy trình làm giấy thử hàn the” của nhóm mình.
b. Nội dung hoạt động
- Giáo viên tổ chức cho học sinh từng nhóm trình bày bản thiết kế quy trình làm giấy thử hàn the.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch làm giấy thử hàn the từ những dụng cụ và nguyên liệu trong bản thiết kế.
c. Sản phẩm của học sinh
Bản thiết kế quy trình làm giấy thử hàn the trong thực phẩm hoàn chỉnh.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên đưa ra yêu cầu về:
+ Nội dung cần trình bày;
+ Thời lượng báo cáo;
+ Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
- Học sinh báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
(học sinh làm tại nhà trong 1 tuần)
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để làm giấy thử hàn the trong thực phẩm đảm bảo yêu cầu đặt ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước (loại rau củ do nhóm lựa chọn, cồn, cốc thuỷ tinh, máy xay, rá lọc, giấy lọc, kéo, máy sấy) để tiến hành làm giấy thử hàn the theo bản thiết kế.
- Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh bằng thêm bớt lượng nguyên liệu nếu cần.
- Quay video giới thiệu quy trình làm sản phẩm, post video lên youtube.
c. Sản phẩm của học sinh
Mỗi nhóm có 1 bộ gồm 20 giấy thử hàn the đã được hoàn thiện và thử nghiệm, video dài không quá 3 phút giới thiệu quy trình làm giấy thử hàn the trong thực phẩm từ những nguyên liệu cho sẵn.
d. Cách thức tổ chức
-  Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để làm giấy thử hàn the theo bản thiết kế;
+ Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
+ Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phầm theo nhóm.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần.
Hoạt động 5.  TRÌNH BÀY SẢN PHẨM GIẤY THỬ HÀN THE TRONG THỰC PHẨM
(Tiết 3 – 45 phút)
a. Mục đích của hoạt động
Các nhóm học sinh giới thiệu sản phẩm giấy thử hàn the trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra
- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
+ Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác;
+ Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
+ Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ làm giấy thử hàn the.
c. Sản phẩm của học sinh
- Giấy thử hàn the và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp và tiến hành thảo luận, chia sẻ.
- Học sinh trình diễn sự đổi màu của giấy thử khi tiếp xúc với thực phẩm chứa hàn the.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ làm giấy thử hàn the.
GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập của nhóm. GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi:
+ Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình triển khai dự án này?
+ Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai dự án này?
HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM
NHÓM SỐ:…..……
 
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: ……………….
 Tổ chuyên môn:   Hóa học 
Năm học: 2020 - 2021
PHIẾU HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN
THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
KẾT LUẬN (về khả năng tạo thay đổi màu của dịch chiết rau củ trong các dung dịch có môi trường pH khác nhau)
MỘT SỐ GHI CHÚ SAU KHI BÁO CÁO:
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ
Trưởng nhóm
Thư ký
Thành viên
Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của nhóm. Một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 
Vấn đề/Nhiệm vụ/Dự án cần thực hiện:
Kế hoạch triển khai 
TT Hoạt động Sản phẩm Tiêu chí đánh giá cơ bản Thời gian Người phụ trách
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm “giấy thử hàn the trong thực phẩm”
TIÊU CHÍ ĐIỂM TỐI ĐA ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC
Giấy chỉ thị đều màu 2
Khổ giấy chỉ thị vừa phải, đều, đẹp 1
Giấy chỉ thị có khả năng đổi màu khi tiêp xúc với thực phẩm chứa hàn the. 3
Làm đủ số lượng 20 giấy thử 2
Chi phí tiết kiệm 2
Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Trình bày được cách làm giấy thử hàn the 2
2 Nêu rõ kích thước của giấy (chiều dài, rộng) 1
3 Giải thích các cơ sở khoa học để tạo ra sản phẩm. 3
4 Nêu rõ được sự đổi màu của giấy khi tiếp xúc với thực phẩm chứa hàn the 2
5 Nêu được cách bảo quản sản phẩm, dụng cụ đựng. 1
6 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn 1
Tổng điểm 10
THIẾT KẾ SẢN PHẨM
(Thực hiện khi nhóm làm việc đề xuất giải pháp thiết kế giấy thử và báo cáo)
Hướng dẫn:
• Chia sẻ kiến thức nền đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm.
• Thảo luận đề xuất giải pháp thiết kế giấy thử dùng  từ củ quả (chọn loại củ, quả làm nguyên liệu, ), các dụng cụ cần thiết
Quy trình thiết kế
Nhận xét, góp ý của giáo viên và các nhóm
(Thực hiện ở nhà)
Ghi lại các hoạt động thiết kế giấy thử, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách giải quyết.
GÓP Ý VÀ CHỈNH SỬA SẢN PHẨM
(Thực hiện trong buổi trình bày sản phẩm)
• Ghi lại góp ý, nhận xét của các nhóm và giáo viên về sản phẩm của nhóm khi báo cáo
• Đưa ra các điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện sản phẩm
• Một số cảm nhận của nhóm sau khi làm xong dự án
PHỤ LỤC
Phiếu đánh giá 1: Đánh giá bản thiết kế  (Dành cho học sinh)
Nhóm đánh giá:…………………
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Trình bày được cách làm giấy thử hàn the 2 Nhóm: Nhóm: Nhóm: Nhóm:
2 Nêu rõ kích thước của giấy (chiều dài, rộng) 3
3 Giải thích các cơ sở khoa học để tạo ra sản phẩm. 3
4 Nêu rõ được sự đổi màu của giấy khi tiếp xúc với thực phẩm chứa hàn the 2
5 Nêu được cách bảo quản sản phẩm, dụng cụ đựng.
6 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn
Tổng điểm 10
Đóng góp của nhóm dành cho nhóm bạn đang trình bày
Lưu ý: Các nhóm bắt buộc hoàn thành tất cả các ô trong phiếu đánh giá.
Phiếu đánh giá 2: Đánh giá sản phẩm (dành cho học sinh)
Phiếu này dược sử dụng để đánh giá nhóm khi giới thiệu sản phẩm 
Nhóm đánh giá:……………………
Tiêu chí Điểm tối đa Nhóm
……. Nhóm
……. Nhóm
…….
Điểm đạt được Điểm đạt được Điểm đạt được
Giấy chỉ thị đều màu 2
Khổ giấy chỉ thị vừa phải, đều, đẹp 1
Giấy chỉ thị có khả năng đổi màu khi tiêp xúc với thực phẩm chứa hàn the. 3
Làm đủ số lượng 20 giấy thử 2
Chi phí tiết kiệm 2
Tổng điểm
Theo em, sản phẩm của nhóm bạn đã  tốt chưa? Cần thay đỏi, bổ sung thêm gì?
Lưu ý: Các nhóm bắt buộc hoàn thành tất cả các ô trong phiếu đánh giá.
PHỤ LỤC
Yêu cầu  Hs vận dụng kiến thức liên môn Vật lý để nhắc lại: 
• Em hiểu thế nào là điện trở?
• Em đã thấy việc sử dụng điện trở, mắc điện trở ở thiết bị nào?
• Mục đích sử dụng điện trở và các cách mắc điện trở khác nhau trong từng thiết bị là gì? 
• Cách tính điện trở trong từng trường hợp mắc
Mục đích sử dụng điện trở
- Làm mạch cầu phân áp để lấy ra một mức điện áp theo ý muốn từ điện áp ban đầu. Ví dụ: Muốn hạ điện áp từ 220v xuống điện áp 110v. 
- Điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện. Ví dụ: một chân trên Arduino chỉ cho phép dòng điện tối đa 40mA chạy qua. Do đó khi sử dụng chân này, ta phải mắc nối tiếp vào đó một điện trở có trị số sao cho cường độ dòng điện qua chân này không vượt quá 40mA. 
- Cách tính điện trở đẳng hiệu trong trường hợp mắc nối tiếp và mắc song song
Xem nhiều