Giáo án Stem Sinh Học 11 chủ đề: Phân chuồng và năng suất cây trồng

Giáo án Stem môn Sinh Học 11 chủ đề: Phân chuồng và năng suất cây trồng. Sản phẩm Stem môn Sinh Học THPT

GIÁO ÁN STEM SINH HỌC 11 CHỦ ĐỀ: PHÂN CHUỒNG VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG 
( 3 tiết)
1. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Địa điểm tổ chức: Lớp học và vườn trường.
Thời gian thực hiện : 3 tiết
Kiến thức khoa học trong chủ đề
Kiến thức mới Kiến thức đã biết Kiến thức liên quan
- Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
- Phân bón với năng suất cây trồng - Phân hữu cơ (Phân chuồng) Kỹ thuật gieo trồng, giâm cây
Vấn đề thực tiễn: Trong nuôi trồng nông nghiệp, phân hữu cơ (phân chuồng) rất cần để trồng trọt phát triển bền vững ngành nông nghiệp bởi nó có nhiều điểm tốt cho đất trồng như cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách an toàn, ít gây ngộ độc, sốc phân cho cây. Không làm chua đất, cân bằng pH. Tăng cường hiệu quả sử dụng phân hóa học. Tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển
Ở Thanh An,Cam Lộ  thực trạng nuôi trồng còn lẻ tẻ, manh múng chưa xác định hướng phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyên phân cây. Đồng thời do thực tế phân hóa học có hàm lượng dinh dưỡng nhiều, tác dụng nhanh nên phần lớn người dân ngày càng ít quan tâm việc sử dụng phân chuồng mặc dù vẫn biết tác dụng xấu của phân hóa học đối với đất trồng.
Qua khảo sát: ( Bảng khảo sát )
Về trồng rau màu, người dân sử dụng phân chuồng (phân bò) khoảng 46%, còn 54% người dân sử dụng phân hóa học.
Về trồng lúa, hầu như người dân sử dụng phân hóa học, hiếm khi sử dụng phân chuồng.
Trước thực trạng khảo sát trên, cần phát huy cao số lượng người dân sử dụng phân chuồng để cải tạo đất, hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững ở địa phương. Cần xác định loại phân chuồng nào để tốt hơn để có hướng tăng cường chăn nuôi vật nuôi để thu phân phát triển nuôi trồng kết hợp tăng hiệu quả kinh tế. Giải thích được tính phổ biến, thực trạng thời đại để cải tiến sự tiện dụng của phân chuồng trong thời gian tới.
  2. MỤC TIÊU
2.1. Phẩm chất
- Tích cực tìm kiếm thông tin nhiều nguồn khác nhau về cách ủ phân chồng, kỷ thuật trồng cây từ phân chuồng.
- Nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm bản thân trong quá trình làm việc nhóm, thiết kế xây dựng sản phẩm
- Chịu trách nhiệm về lời nói, hành vi của bản thân trong quá trình thí nghiệm, báo cáo kết quả
- Có ý thức xây dựng và thực hiện kế hoạch dự án hợp lí, khoa học.
- Có thói quen giữ gìn về sinh môi trường
- Có trách nhiệm bảo vệ, phát triển các giống cây trồng có lợi
2.2. Năng lực chung
* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo
- Phân tích được tình huống và phát biểu vấn đề cần thiết phải thí nghiệm trồng cây trên các loại phân chuồng khác nhau.
- Xác định, tìm ra kiến thức về kỷ thuật ủ phân chuồng, trồng cây trên các loại phân chuồng sử dụng cho việc giải quyết vấn đề
- Đề xuất giải pháp, thiết kế lô thí nghiệm trồng giống  cây tìm ra loại phân chuồng nào phù hợp với giống cây thí nghiệm. (Có thể chọn 1 đến 2 giống cây đại diện)
- Thực hiện thi công ủ phân, trồng cây và theo dõi sự sinh trưởng phát triển của cây trồng trên các loại phân chuồng khác nhau
- Đánh giá được kết quả, quá trình thực hiện và đề xuất ý tưởng trồng cây nào với loại phân nào thì cho năng suất,chất lượng hiệu quả nhất.
2.3 Năng lực đặc thù
Năng lực thuộc lĩnh cực stem
-Trình bày được khái niệm và đặc điểm của phân hữu cơ
- Phân tích được vai trò của phân hữu cơ với năng suất cây trồng
- Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng.
3. THIẾT BỊ
STT TIÊN THIẾT BỊ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
1 Phân bò Thí nghiệm
2 Phân dê Thí nghiệm
3 Phân gà Thí nghiệm
4 Phân lợn Thí nghiệm
5 Hạt giống ớt Thí nghiệm
6 Hạt giống bắp Thí nghiệm
7 Hạt giống chùm tơi Thí nghiệm
8 Hành tây Thí nghiệm
9 Hạt giống chùm ngây Thí nghiệm
10 Dụng cụ hỗ trợ ủ phân( bao bì, vôi, phân vi sinh vật...) Ủ phân
11 Máy tính, máy chụp hình, ti vi Báo cáo kết quả
12 Cây hái hoa dân chủ Thảo luận
4. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
4.1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề
Phân tích tình huống thực tiễn “Sử dụng phân chuồng trong trồng trọt”
A. Yêu cầu cần đạt được
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng xác định nhiệm vụ cần thực hiện là thiết kế dụng cụ và thực hiện trồng cây trên phân hữu cơ nhằm xác nhận tính ưu điểm của các loại phân và có hướng phát triển trong cây có hiệu quả cao
- Phân tích được tình huống và xác định nhiệm vụ cần nghiên cứu các loại phân hữu cơ khác nhau với các yêu cầu:
(1) Cây nào sinh trưởng tốt với loại phân chuồng nào?
(2) Phân chuồng nào là tốt hơn phân chuồng nào?
(3) Đặc điểm, thời gian ra mầm, sinh trưởng, phát triển của một số giống cây trên các loại phân chuồng khác nhau
(4) Quy trình ủ phân chuồng
(5) Quy trình làm bầu trồng cây
(6) Quy trình chắm sóc, theo dõi sự sinh trưởng của cây trên các loại phân chuồng khác nhau
(6) Đề xuất hướng phát triển trồng trọng, chăn nuôi, phát triển kinh tế
B. Nội dung bài học
GV nêu tình huống, phát biểu vẫn đề sử  dụng phân bón hữu cơ có nhiêu ưu điểm.Từ đó xuất hiện vấn đề cần giải quyết là phân chồng nào là tốt nhất và phân chuồng nào hợp với loại cây gì? Từ đó đề xuất phát triển nên kinh tế nông nghiệp nuôi con gì kết hợp trồng cây gì để thu được năng suất cao.
- HS thực hành ủ phân chuồng bằng nấm sinh học
- Hs thực hành làm bâu, trồng cây thực nghiệm
- HS đề xuất các ý tưởng có thể giải quyết vấn đề mà GV đưa ra.GV tổng hợp và giới thiệu nhiệm vụ cụ thể của dự án
- GV thông báo, phân tích và thống nhất với HS các tiêu chí đánh gia các chỉ số sau khi thực nghiệm 
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
-Báo cáo kết quả nghiên cứu tìm nguồn phân chuồng và các nguyên liệu liên quan đến ủ phân,làm bầu cây
- Phiếu học tập được GV hướng dẫn 
+ Nhiệm vụ cần thực hiện
+ Kế hoạch thực hiện, những việc cần phải làm và phân công  công việc trong nhóm
+ Hình thức liên lạc, báo cáo thường xuyên với GV trong quá trình hoạt động làm dự án
D. Tiến trình dạy học cụ thể
Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ
Phân tích tình huống, phát biểu vấn đề cần giải quyết - Nghe vấn đề đặt ra của GV và làm phiếu học tập 1 GV đặt vấn đề  “ Chúng ta đã được học về phân hữu cơ (phân chuồng). Vậy phân chuồng là gì? Phân chuồng có tác dụng gì đối với cây trồng? Loại phân chuồng nào tốt nhất? Phân chuồng nào phù hợp với loại cây trồng nào? Phân bào phổ biến hơn?Vì sao? Phiếu học tập 1
Thực nghiệm tìm kiếm phân , ủ phân chuồng - HS thực hiện theo từng nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí và thống nhất vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên
- HS dự đoán cách tiến hành, dự báo kết quả ngày tiến hành, ngày đóng bầu, trồng gieo hạt, thời gian theo dõi, cách thức theo dõi GV hỗ trợ HS thống nhât các lịch trình dự án (1) Phân  chuồng
(2)  Trấu hoặc lá cây xanh hoặc sơ dừa
(3)  Nấm Trichoderma 
(4) Găng tay trộn phân
(5) Bao gai hoặc bạt dùng trải để trộn phân
(6) Thùng xốp
Thống nhất tiến trình dự án - Nhận tiến trình thực hiện dự án tham khảo từ giáo viên Thông báo tiến trình thực hiện dự án cho hs tham khảo
Bảng: Thiết kế ủ phân, thí nghiệm, theo dõi
- Cho HS thống nhất thời gian hoạt động hợp lí
Quy trình tiến trình dự án
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
STT NGUỒN PHÂN BÓN MỨC ĐỘ THUẬN
LỢI TÌM KIẾM ĐỘ PHỔ BIẾN GHI CHÚ
1 Phân bò - Dễ hơn Có
2 Phân dê - Khó hơn có ít
3 Phân gà - Dễ hơn ít
4 Phân lợn - Khó hơn rất ít
QUY TRÌNH 1.  TIẾN TRÌNH DỰ ÁN
Hoạt động II. Nghiên cứu kiến thức nền
Các điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển trên các loại phân chuồng và thiết kế phương án tạo bầu, quy trình theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây khác nhau trên 4 loại phân chuống (Bò, dê, gà, lợn)
A. Yêu cầu cần đạt
Sau hoạt động này, HS có khả năng
-  Nêu các điều kiện cần cho phân hoai mục sử dụng tốt để trồng cây
- Thiết kế được thí nghiệm phát hiện loại phân chuồng nào tốt cho cây trồng
- Hình thành được ý tưởng lựa chọn phân chuồng nào để trồng cây đạt năng suất cao
B. Nội dung dạy học
- GV hướng dẫn HS phương án thí nghiệm chứng minh hiệu quả của các loại phân chuồng
- Đề xuất lựa chọn hướng nuôi trồng đ ạt hiệu quả.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
- Phiếu báo cáo thiết kế thí nghiệm gieo trồng cây
- Bản thiết kế dụng cụ, quy trình gieo trồng cây
D. Tiến trình dạy học cụ thể
Nội dung Hoạt động của HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ
Xác định kiến thức cần tìm hiểu - HS dự đoán phân chuồng có những vai trò nào? Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng  có vai trò như thế nào với cây trồng?
(Các nguyên tố khoáng được chia thành 2 nhóm
+ Các nguyên tố kháng đại lượng: Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của tế bào, cơ thể, điều tiết các quá trình sinh lí
+ Các nguyên tố vi lượng: Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim)
Tìm hiểu các điều kiện cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì chúng ta cần cung cấp gì cho đất?
Đề xuất phương án thiết kế thí nghiệm gieo trồng cây theo dõi để thấy được hiệu quả của phân bón
Hoạt động 3. Lựa chọn bản thiết kế
Báo cáo phương án thiết mô hình thí nghiệm “ Phân bón với năng suất cây trồng”  
A. Yêu cầu cần đạt
Sau hoạt động này, HS có khả năng
- Mô tả được các thiết bị thí nghiệm
- Trình bày được quy trình sử dụng phân bón
B. Nội dung dạy học
- HS báo cáo về phương án quy trình ủ, gieo trồng, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây
- GV hỗ trợ HS trong quá trình báo cáo phương án bằng việc đặt câu hỏi, hỗ trợ thông tin bổ sung, về dụng cụ và cách theo dõi, chăm sóc cây.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu đạt được
Hình ảnh thí nghiệm
D. Tiến trình dạy học cụ thể
Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ
Báo cáo dụng cụ, quy trình thí nghiệm phân bón ( bảng 1) HS báo cáo về dụng cụ, quy trình
HS khác nhận xét, bổ sung, chỉnh
Tập thể lớp thống nhất
Lắng nghe, ghi nhận lại góp ý của lớp và GV
Lựa chọn phương án tối ưu để tiến hành thí nghiệm Cho HS báo cáo về dụng cụ, quy trình
Ti vi, máy tính, hình ảnh liên quan
Tổng kết và dặn dò Dừng hoạt động, tổng kết, ghi nhận lại ý kiến
Phân công thành viên mang dụng cụ, nguyên vật liệu để tiến hành thí nghiệm để gieo trồng cây - Dặn dò HS tiếp tục hoàn thiện phương án thiết kế
- Thông báo HS hoàn thành kết quả để trình bày vào tiết học sau.
 Bảng 1.  Phân công công việc ủ phân
STT Vật liệu, dụng cụ chuẩn bi Thời gian ủ Ghi chú
Lớp 11B1 TỔ1 (1) Phân bò (10 kg)
(2) Lá tràm khô(3kg)
(3)  Nấm Trichoderma (250g)
(4) Găng tay trộn phân
(5) Bao gai hoặc bạt dùng trải để trộn phân
(6) Thùng xốp 15- 20kg 24/10/2021
8h
 Cân (Lấy ở phòng thí nghiệm)
 
TỔ 2 (1) Phân lợn (10 kg)
(2) Lá tràm khô(3kg)
(3)  Nấm Trichoderma (250g)
(4) Găng tay trộn phân
(5) Bao gai hoặc bạt dùng trải để trộn phân
(6) Thùng xốp 15-20kg 24/10/2021
8h
TỔ 3 (1) Phân gà (10 kg)
(2) Lá tràm khô(3kg)
(3)  Nấm Trichoderma (250g)
(4) Găng tay trộn phân
(5) Bao gai hoặc bạt dùng trải để trộn phân
(6) Thùng xốp 15-20kg 24/10/2021
8h
TỔ 4 (1) Phân dê (10 kg)
(2) Lá tràm khô(3kg)
(3)  Nấm Trichoderma (250g)
(4) Găng tay trộn phân
(5) Bao gai hoặc bạt dùng trải để trộn phân
(6) Thùng xốp (15-20kg ) 24/10/2021
8h
 
Hoạt động 4.  Tiến hành thí nghiệm
A. Yêu cầu đạt được
- Ủ  được phân, tạo chậu, gieo trồng cây  đúng như quy trình đã đề xuất
- Điều chỉnh việc thực hiện, cách thức tiến trình cho phù hợp
B. Nội dung dạy học
- HS tiềm kiến nguyên liệu để ủ phân, đóng bầu
- Tronh quá trình thí nghiệm, các tổ theo dõi, quan sát, cân đo, đánh giá, điều chỉnh(nếu cần)
- Chuẩn bị bài báo cáo sản phẩm trước lớp và chia sẻ những vấn đề gặp phải trong quá trình thử nghiệm, cách giải quyết vấn đề và kết quả
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
- Cây sinh trưởng và phát trên trên các đất có phân chuồng tương ứng đáp ứng đúng thành phần tỉ lệ mọi thành phần tương đương.
- Vieo, hình ảnh minh họa đầy đủ
D. Tiến trình dạy học cụ thể
Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ
Tiến hành ủ phân, đóng chậu, gieo trồng cây -Tìm kiếm nguyên liệu phận chưa hoai mục, các loại nguyên liệu liên quan (Nấm, lá xanh..., ủ phân, đóng chậu, lựa chọn giống cây để gieo trồng (Quy trình 2, quy trình 3)
- Thực hiện làm thí nghiệm gieo trồng cây trên mô hình đã xây dựng - GV hỗ trợ, hướng dẫn, đôn đóc các nhóm tiến hành thí nghiệm
QUY TRÌNH 2. Ủ PHÂN CHUỒNG
QUY TRÌNH 3.  ĐÓNG CHẬU CÂY, GIEO, GIÂM GIỐNG
Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm và đánh giá
Trình diễn kết quả thí nghiệm phân bón với năng suất cây trồng và đề xuất ý tưởng phát triển dự án
A. Yêu cầu cần đạt
Sau hoạt động này, HS có khả năng
- Trình bày được thứ tự quá trình thực hiện dự án “ Phân bón với năng suất cây trồng”
- Ghi chép, phân tích kết quả theo dõi của nhóm một cách chính xác, có hệ thống
- Giải thích được sự thành công hay thất bại của dự án trong quá trình thực nghiệm
- Đánh giá kết quả của kết quả của nhóm khác, tự đánh giá nhóm mình  về quá trình làm việc, thiết kế sản phẩm và thử nghiệm kết quả
- Đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm của bản thân và nhóm khác
B. Nội dung dạy học
- GV nêu các yêu cầu cho bài trình bày:
+ Nội dung trình bày: Báo cáo thực trạng, mô tả dự án, các bước, điều kiện cụ thể cho từng bước để làm ra sản phẩm đó, những thay đổi so với đề xuất ban đầu,lí do
+ Thời lượng báo cáo: Các tổ lần lượng báo cáo 25 phút
+ Các nhóm lắng nghe, đánh giá sản phẩm.
- GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi về quy trình thực hiện dự án 
- HS nhận xét, đánh giá quá trình làm việc cũng như sản phẩm của nhóm mình và của nhóm khác
- HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm và đề xuất các phương án cải tiến
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
- Bản  nhận xét kết quả về phân chuồng 4 loại, đề xuất hướng phát triển nuôi trồng cây theo hướng hiệu quả kinh tế cao
D. Tiến trình dạy học cụ thể
Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ tr
Báo cáo sản phẩm của các nhóm *Đại diện dự án: Báo cáo về khảo sát thực trạng sử dụng phân chuồng ở địa phương (video)
*Thứ  tự các nhóm báo cáo  quá trình thực nghiệm  của nhóm mình( có hình ảnh, video hoạt động của nhóm)
- Trưng bày thành phẩm cây của nhóm mình trồng trên phân nhóm tương ứng.
*  Đại diện dự án: Báo cáo tổng hợp quy trình ủ phân - đóng bầu, kết quả sinh trưởng của giống cây trên các loại phân khác nhau
- Lắng nghe nhận xét từ các HS khác trong lớp và từ GV.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV về kiến  thức đã thu thập được, kĩ năng đẽ rèn luyện được qua quá trình thực hiện chủ đề STEM bằng hệ thống các câu hỏi thông qua trò chơi hái hoa dân chủ và câu hỏi thảo luận chung. HS cả lớp lắng nghe kết quả báo cáo
- Tổ chức cho HS báo cáo về sản phẩm
- HS cả lớp nhận xét sản phẩm của từng tổ Câu hỏi kiểm tra kiến thức kĩ năng sau chủ đề (Câu hỏi hái hoa dân chủ và câu hỏi thảo luận chung)
Tổng kết, đánh giá dự án của lớp - Lắng nghe nhận xét, đánh giá thực hiện dự án của GV
- Tổng kết lại nội dung kiến thức
- Suy nghĩ mở rộng mô hình vừa thực hiện - Nhận xét, đánh giá về quá trình làm việc của dự án
- Tổng kết kiến thức về phân phón, đề xuất ý tưởng phát triển dự án của chủ đề
- Tổng kết kiến thức cần học và ứng dụng
- Đánh giá mức độ hoàn thành dự án
Bảng 1.  THEO DÕI SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG CÂY TRONG TRÊN BỐN LOẠI PHÂN CHUỒNG(BÒ, GÀ, DÊ, LỢN)
LỚP11B1
TỔ 1:  PHÂN BÒ
Giống cây/Đặc điểm ST-PT của giống cây theo thời gian Ớt Ngô Chùm tơi Hành Chùm ngây
 1. Ngày gieo, giâm giống 28/11/2021 28/11/2021 28/11/2021 28/11/2021 30/11/2021
2. Thời gian nảy mầm 8/12/2021 1/12/2021 (ít) 8/12/2021 19/11/2021 Không lên
3.  Theo dõi đến 13/12/2021 Bình thường còn nhỏ, nhú mầm bình thường Cao, xanh bình thường 3, 4lá Bình thường còn nhỏ, nhú mầm bình thường Cao, xanh bình thường 5.6 lá Không lên
5. Theo dõi sinh khối ngày 19/12 Phát triển bình thường, có 2 lá lớn hơn
Lá xanh,  sinh trưởng bình thường 3.4 lá lớn hơn
Hai lá lớn hơn
Sinh trưởng bình thường , thu được sinh khối90g
  Không lên
5/1/2022 Cây phát triển bình thường màu lá hơi vàng Cây sinh trưởng cao, màu sắc hơi vàng
Sinh khối 230g Sinh trưởng tốt, ra lá thứ 4, hơi ốm, ra nhanh nhiều Hết theo dõi Không lên
TỔ 2:  PHÂN DÊ
Giống cây/Đặc điểm ST-PT của giống cây theo thời gian Ớt Ngô Chùm tơi Hành Chùm ngây
 1. Ngày gieo, giâm giống 28/11/2021 28/11/2021 28/11/2021 28/11/2021 30/11/2021
2. Thời gian nảy mầm 8/12/2021 1/12/2021(thấy rõ) 8/12/2021 19/11/2021 Không lên
3.  Theo dõi đến 13/12/2021 Nhú mầm khá đẹp Cao, xanh khá đẹp
Sinh khối thu được 280g Bình thường còn nhỏ, nhú mầm bình thường Cao, xanh khá đẹp Không lên
4. Theo dõi sinh khối hành119/12 Sinh trưởng bình thường, có 2 lá
Lá xanh,  sinh trưởng bình thường 3.4 lá
Hai lá lớn hơn
Sinh trưởng tốt, thu được sinh khối 150g
Không lên
5/1/2022 Sinh trưởng tốt, đều , cao, ra lá thứ 5,6 xanh lục đặc trưng Sinh trưởng tốt, lá xanh lục đặc trưng đẹp Sinh trưởng tốt, lá bậm, xanh dẹp Hết theo dõi Không lên
TỔ 3:  PHÂN GÀ
Giống cây/Đặc điểm ST-PT của giống cây theo thời gian Ớt Ngô Chùm tơi Hành Chùm ngây
 1. Ngày gieo, giâm giống 28/11/2021 28/11/2021 28/11/2021 28/11/2021 30/11/2021
2. Thời gian nảy mầm 8/12/2021 1/12/2021: Thấy rõ 8/12/2021 19/11/2021 Không lên
3.  Theo dõi đến 13/12/2021 Nhú mầm rỏ đẹp Cao, xanh đẹp Nhú mầm rỏ đẹp Cao, xanh khá đẹp Không lên
4. Theo dõi sinh khối hành 19/12 Phát triển bình thường, có 2 lá
Lá xanh vàng,  sinh trưởng bình thường 3.4 lá
Hai lá lớn hơn
Sinh khối thu được 50g
  Không lên
5/1/2022 Sinh trưởng bình thường, hơi nhỏ, màu xanh vàng, Cây sinh trưởng cao, màu sắc  vàng, sinh khối 250 g Sinh trưởng bình thường, nhỏ, thân lá màu xanh vàng Hết theo dõi Không lên
TỔ 4:  PHÂN LỢN
Giống cây/Đặc điểm ST-PT của giống cây theo thời gian Ớt Ngô Chùm tơi Hành Chùm ngây
 1. Ngày gieo, giâm giống 28/11/2021 28/11/2021 28/11/2021 28/11/2021 30/11/2021
2. Thời gian nảy mầm 8/12/2021 1/12/2021(thấy rõ) 8/12/2021 19/11/2021 Không lên
3. Theo dõi  đến ngày 
13/12/2021 Nhú mầm yếu Thấp, lá ko xanh, yếu Nhú mầm yếu Cao, xanh khá đẹp Không lên
4. Theo dõi sinh khối hành 19/12 Phát triển bình thường, có 2 lá
Lá xanh vàng,  sinh trưởng bình thường 3.4 lá
Hai lá lớn hơn
Sinh khối thu được 90g
  Không lên
5/1/2022 Sinh trưởng kém hơn Thấp hơn các loại phân khác, xanh nhất trong các loại
Sinh khối 240g Sinh trưởng bình thường Hết theo dõi Không lêN
Biểu đồ 1. So sánh khối lượng cây hành trồng trên 4 loại phân chuồng
Biểu đồ 2. So sánh khối lượng cây ngô trồng trên 4 loại phân chuồng
CÂU HỎI - BÀI TẬP
Câu 1.Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?
A. Đạm, kali, vôi
B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác
C. Phân xanh, phân kali
D. Phân chuồng, kali
.Câu 2: Phân bón có tác dụng gì?
A. Tăng năng suất
B. Tăng chất lượng, tăng năng suất, tăng độ phì nhiêu cho đất
C. Tăng chất lượng, tăng các vụ gieo trồng trong năm
D. Đáp án khác
Câu 3.  Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường
A. xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
B. xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất.
C. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
D. xảy ra nhanh và tạo ra một sản phẩm duy nhất.
Câu 4. Chọn câu đúng nhất về phân loại phân bón:
A. Phân bón gồm 3 loại là: Phân xanh, đạm, vi lượng
B. Phân bón gồm 3 loại: Đạm, lân, kali
C. Phân bón gồm 3 loại: Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh
D. Phân bón gồm 3 loại: Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh
Câu 5.  Phân chuồng không bảo quản bằng cách nào?
A. Đựng trong chum, vại
B. Bảo quản tại chuồng nuôi
C. Ủ thành đống, lấy bùn ao trát bên ngoài
D. Tất cả đều sai
Câu 6. Phân hữu cơ có đặc điểm gì?
A. Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng
B. Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay
C. Cần thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan
D. Cả A, B, C đều đúng
* Câu hỏi dành cho phần hái hoa dân chủ
Câu 1. Phân chuồng nào được sử dụng phổ biến nhất? Vì sao?
Câu 2. Phân chuồng là phân gì? Bạn hãy nêu tính ưu việt của phân chuồng.
Câu 4. Hạn chế của phân chuồng là gì?
Câu 5. Trước thực trạng công nghiệp hóa, sự tiện dụng của phân hóa học là gì?
Câu 6. Vì sao phân chuồng tốt  nhưng người dân ít sử dụng hơn phân hóa học?
Câu 7. Bạn hãy đề xuất biện pháp tạo sự tiện dụng của phân chuồng. 
Câu 8. Qua dự án bạn đánh giá như thế nào về các loại phân chuồng trên?
Câu 9.  Sử dụng kết hợp các loại phân chuồng theo bạn có tốt không?Giải thích.
Câu 10. Hướng phát triển dự án phân chuồng với năng suất cây trồng của nhóm em là gì?
Câu 11. Bạn hãy nói to thật to câu: “ Các thầy cô và các bạn ơi!Hãy cho em một tràng pháo tay!
Câu 12: Bạn hãy đọc một vài câu ca dao nói về vai trò của phân bón.
Câu 13: Bạn hãy hát bài hát bào liên quan về phân bón trong nông nghiệp.
Câu 14: Bạn hãy làm một trong các hành động liên quan đến ủ phân chuồng.
Câu 15. Bạn hãy đọc to thật to câu này “Chúc bạn may mắn lần sau. Hihi!”
Bảng 2. Bảng khảo sát một số hộ dân trên địa bàn Thanh An , Cam Lộ
STT
Tên hộ gia đình Địa chỉ Loại phân chuồn hay sư dụng Ghi chú
Phân bò Phân dê Phân gà Phân lợn
1 Lê Hữu Tính Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ X Dấu X: Sử dụng phânchuồng
Dấu + : Sử dụng phân hóa học
2 Lê Thị Tâm Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ + x
3 Nguyễn Khôi Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
4 Lê Thị Bé Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ x
5 Nguyễn Tuấn Anh Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
6 Nguyễn Văn Quốc Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ x
7 Nguyễn Văn Việt Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
8 Nguyễn Văn Khánh Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ x
9 Nguyễn Hảo Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
10 Nguyễn Tuấn Vũ Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ x
11 Nguyễn Văn Long Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
12 Phạm Thị Lan Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
13 Phạm Hữu Thi Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ x
14 Nguyễn Hàm Hưng Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
15 Nguyễn Văn Thủy Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ x
16 Nguyễn Thị Nguyệt Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
17 Nguyễn Hiếu Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
18 Nguyễn Trung Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ x
19 Nguyễn Văn Sơn Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
20 Nguyễn Thị Cúc Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
21 Nguyễn Văn Thông Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ x
22 Lê Thị Mỹ Liên Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ +
23 Nguyễn Hưng Phú Hậu, Thanh An, Cam Lộ x
24 Dì Diệu Kp 2, Đông Giang, +
25 Lê Thị Ái Hiền Kp 2, Đông Giang x
26 Bác Năm Kp 2, Đông Giang +
27 Bác Thông Kp 2, Đông Giang x
28 O Thương Kp 2, Đông Giang +
29 O Huệ Kp 2, Đông Giang x
30 Dì Hường Kp 2, Đông Giang +
Bảng 3. Bảng đánh giá tiêu chí (Rubrics 1)
Mức độ/tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3
Làm việc nhóm (20đ) Một số thành viên đưa ra ý kiến Hầu hết thành viên đưa ra ý kiến Các thành viên đều đưa ra được các ý kiến cá nhân. Tổng hợp được ý kiến chung của nhóm
10đ 15đ 20đ
Nội dung (60đ)
Có tham gia, hoàn thành niệm vụ, chăm sóc cây, làm báo cáo, video được 50% dự án Có tham gia, hoàn thành niệm vụ, chăm sóc cây, làm báo cáo, video được 70% dự án Có tham gia, hoàn thành niệm vụ, chăm sóc cây, làm báo cáo, video được 100% dự án
30đ 40đ 60đ
Thuyết trình sản phẩm (20đ) Thuyết trình rõ ràng Thuyết trình rõ ràng tự tin Thuyết trình rõ ràng, tự tin, hấp dẫn 
10đ 15đ 20đ
Xem nhiều