Giáo án Lịch Sử 6 Chân Trời Sáng Tạo cv 2345 phát triển năng lực cả năm học 2022

Giáo án Lịch Sử lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo phát triển năng lực cả năm. Giáo án Sử 6 theo cv 2345 và 5512 phương pháp mới 2022

Đời sống của người Việt thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc
I. Mục tiêu bài học
Năng lực và phẩm chất Yêu cầu cần đạt STT
Năng lực chung Tự chủ và tự học Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. 1
Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân. 2
Giải quyết vấn đề sáng tạo Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. 3
Năng lực đặc thù Tìm hiểu lịch sử Nhận diện, phân biệt, khai thác, sử dụng được các thông tin có trong các loại tư liệu cấu thành nên bài học (truyền thuyết, tư liệu gốc, tư liệu hiện vật, bản đồ…) 4
Nhận thức và tư duy lịch sử - Trình bày được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc
- Trình bày được những đặc trưng kinh tế và văn hoá của dân tộc thời kỳ này  5
Vận dụng Liên hệ được các yếu tố văn hoá truyền thống thời Văn Lang – Âu Lạc vẫn được nuôi dưỡng trong xã hội Việt Nam hiện nay 6
Phẩm chất Trung thực Tính chính xác khoa học trong học tập và trong cuộc sống 7
Chăm chỉ Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt. 8
Yêu nước Biết quý trọng thời gian và có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại của mình 9
II. Thiết bị dạy học
1. Giáo viên:
- Sách học sinh
- Giáo án phát triển năng lực
- Tranh ảnh, bản đồ
- Máy chiếu (nếu có)
2. Học sinh
- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động học Đáp ứng mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KT/HT dạy học Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động 
5 phút 3,7 Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. Đàm thoại
Kể chuyện Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Hoạt động 2: Hoạt động khám phá – giải quyết vấn đề (20 phút)
Đời sống vật chất
1,5 - Trình bày được đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc
- Trình bày được những đặc trưng kinh tế của dân tộc thời kỳ này  
PP sử dụng tài liệu.
PP sử dụng đồ dùng trực quan.
Phương pháp đàm thoại Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Đời sống tinh thần 2, 4 - Trình bày được đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc
- Trình bày được những đặc trưng văn hoá của dân tộc thời kỳ này  PP đọc tranh ảnh và tài liệu
GV đánh giá quá trình làm việc của cá nhân học sinh. 
Hoạt động 3:
Luyện tập 
7 phút 7 Trả lời câu hỏi PP dạy học trò chơi
Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Hoạt động 4:
Vận dụng, mở rộng 9 Liên hệ được các yếu tố văn hoá truyền thống thời Văn Lang – Âu Lạc vẫn được nuôi dưỡng trong xã hội Việt Nam hiện nay Phương pháp lập bảng thống kê GV đánh giá học sinh dựa trên nội dung câu trả lời.
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh, đọc tư liệu và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d. Cách thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV khởi động bằng bài dẫn nhập; hỏi lời ru này nói về cái gì, có ý nghĩa như thế nào. 
- GV khởi động bằng việc cho Hs giãi mã ô chữ sau:
 
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời câu hỏi của GV đặt ra
* Hs báo cáo thực hiện nhiệm vụ, GV chốt và vào bài mới
Hoạt động 2: Khám phá – giải quyết vấn đề
I. Đời sống vật chất
a. Mục tiêu: 1, 4, 8
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Khai thác hình 15.1:
* Cá nhân:
+ nghề nào đã trở thành nghề chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc ? (nghề nông trồng lúa nước). 
+ Kể tên ba hoạt động sản xuất nông nghiệp của cư dân Văn Lang – Âu Lạc mà em thấy trong hình 15.1 (cuốc ruộng, cày ruộng, thu hoạch lúa, giã gạo…)
+ Kể tên một số công cụ lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của cư dân Văn Lang – Âu Lạc mà em thấy trong hình 15.1 (lưỡi hái, cuốc, thuổng, lưỡi cày, rìu…)
+ Cư dân ăn những món ăn nào ? 
+ cư dân ở nhà gì ? (nhà sàn). Xem cụ thể hình 15.6 – Hs quan sát và mô tả nhà sàn của người Việt cổ (mái tròn là của cải nhiều, mái cong là gia đình sum vầy)
+ phương tiện đi lại của cư dân là gì ? (thuyền). Họ dùng thuyền để làm gì ? Xem mục “em có biết”, em thấy chiếc thuyền được lưu trữ trên đâu ? (trống đồng)
+ quan sát hình 15.1, em thấy nam và nữ mặc trang phục gì ? Trong lễ hội họ mặc trang phục ra sao ?
 
* Nhóm: GV tổ chức thảo luận cặp đôi, sử dụng hình 15.1 và đặt câu hỏi: những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là gì ? 
- Quan sát các hình 15.2, 15.3 và 15.4 và cho biết: những bức hình này cho biết cư dân Văn Lang – Âu Lạc biết làm nghề gì nữa ? (nghề thủ công). Họ biết làm những vật dụng gì ? (đồ gốm, thạp đồng, trống đồng)
- Đọc phần “em có biết” và quan sát hình ảnh trống đồng Đông Sơn, cho biết: quan sát hình ảnh chiếc trống đồng của người Việt cổ, em có nhận xét gì ? (tinh tế, đạt trình độ cao). Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nước cho thấy điều gì ? sự ảnh hưởng và lan toả của văn hoá Đông Sơn ra bên ngoài) 
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi của GV
* Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, GV chốt và ra nội dung chính:
- Cư dân biết trồng lúa và cây lương thực, chăn nuôi
- Nghề thủ công rất phát triển như làm gốm, dệt vải, đóng thuyền…
II. Đời sống tinh thần
a. Mục tiêu: 1, 4, 8
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức thực hiện
- GV cho Hs quan sát các hình ảnh trên hình 15.6  và 15.8 kết hợp tư liệu liên quan, rồi hỏi:
+ quan sát thạp đồng Đào Thịnh, em thấy cư dân Văn Lang – Âu Lạc có những hoạt động gì ? (người đang múa, trang phục, đồ cầm tay, đồ đội đầu, dáng vẻ đang nhảy múa)
+ Quan sát hình mộ thuyền Việt Khê, em thấy khi có người đã khuất (đã qua đời) thì cư dân Văn Lang – Âu Lạc sẽ làm gì ? (chôn người chết trên mộ thuyền, chôn theo công cụ lao động)
+ Kể tên một số phong tục tập quán lâu đời của người Việt cổ mà em biết. Những truyền thuyết nào cho em biết điều đó ? Những phong tục này hiện nay còn tồn tại không ?  
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời câu hỏi của GV
* Hs báo cáo thực hiện nhiệm vụ (sản phẩm). GV chốt và ra nội dung chính: 
- Tổ chức các hoạt động lễ hội vui tươi
- Họ thờ cúng tổ tiên, các vị thần trong tự nhiên; biết chôn người chết cùng công cụ lao động
- Có các phong tục tập quán phong phú: ăn trầu cau, nhuộm răng đen
Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng
1. Các phong tục: thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh, nhảy múa….
2. Lưỡi cuốc: cuốc đất làm ruộng, Liềm để gặt lúa, Rìu để chặt cây và xới đất
3. “Phong tục” là các hoạt động sống của con người và mang tính bền vững, được thừa nhận và có tính kế thừa
- Thời Văn Lang và Âu Lạc có các phong tục tập quán: thờ cúng tổ tiên, bánh chưng bánh giày, ăn trầu cau… Hiện nay vẫn còn các phong tục như: thờ cúng tổ tiên, bánh chưng bánh giày, ăn trầu cau…
4. Các truyền thuyết thì Hs có thể làm được: bánh chưng bánh giày, trầu cau, con rồng cháu tiên…
Bài 16: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc
I. Mục tiêu bài học
Năng lực và phẩm chất Yêu cầu cần đạt STT
Năng lực chung Tự chủ và tự học Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. 1
Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân. 2
Giải quyết vấn đề sáng tạo Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. 3
Năng lực đặc thù Tìm hiểu lịch sử Nhận diện, phân biệt, khai thác, sử dụng được các thông tin có trong các loại tư liệu cấu thành nên bài học (truyền thuyết, tư liệu gốc, tư liệu hiện vật, bản đồ…) 4
Nhận thức và tư duy lịch sử - Trình bày được một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời Bắc thuộc
- Trình bày được một số chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hoá đối với nước ta thời Bắc thuộc 5
Vận dụng Trải ngiệm công việc của một người viết sử khi biết cách vận dụng kiến thức, viết suy nghĩ của bản thân về một hậu quả từ một chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời kỳ Bắc thuộc. 6
Phẩm chất Trung thực Tính chính xác khoa học trong học tập và trong cuộc sống 7
Chăm chỉ Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt. 8
Yêu nước Biết quý trọng thời gian và có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại của mình 9
II. Thiết bị dạy học
1. Giáo viên:
- Sách học sinh
- Giáo án phát triển năng lực
- Tranh ảnh, bản đồ
- Máy chiếu (nếu có)
2. Học sinh
- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình bài học
Hoạt động học Đáp ứng mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KT/HT dạy học Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động 
5 phút 3,7 Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. Đàm thoại
Kể chuyện Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Hoạt động 2: Hoạt động khám phá – giải quyết vấn đề (20 phút)
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc 
1.Tổ chức bộ máy cai trị
2. Chính sách bóc lọt về kinh tế
3. Chính sách đồng hoá
1,5 - Trình bày được một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời Bắc thuộc
  PP sử dụng tài liệu.
PP sử dụng đồ dùng trực quan.
Phương pháp đàm thoại Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội
Những chuyển biến về kinh tế
Những chuyển biến về xã hội 2, 4 - Trình bày được một số chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hoá đối với nước ta thời Bắc thuộc PP đọc tranh ảnh và tài liệu
GV đánh giá quá trình làm việc của cá nhân học sinh. 
Hoạt động 3:
Luyện tập 
7 phút 7 Trả lời câu hỏi PP dạy học trò chơi
Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Hoạt động 4:
Vận dụng, mở rộng 9 Trải ngiệm công việc của một người viết sử khi biết cách vận dụng kiến thức, viết suy nghĩ của bản thân về một hậu quả từ một chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời kỳ Bắc thuộc. Phương pháp lập bảng thống kê GV đánh giá học sinh dựa trên nội dung câu trả lời.
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh, đọc tư liệu và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d. Cách thực hiện: 
trò chơi lịch sử
+ “lật ô hình đoán tranh”: 
# GV cho 4 ô (mỗi ô có một câu hỏi), Hs chọn bất kỳ ô nào sẽ trả lời câu hỏi của ô đó; khi trả lời đúng ô sẽ được mở. Trong quá trình đó, Hs có quyền đoán hình ảnh chính:
- Vật dụng chính được sử dụng trong nông nghiệp thời Văn Lang + Âu Lạc
- Thành tựu văn hoá nổi tiếng của Việt Nam, biểu tượng của văn hoá Đông Sơn
- Thức ăn đặc biệt, dùng trong đám cưới hay đám hỏi
- Đồ vật nổi tiếng, liên quan đến thần Kim Quy
# Ra được hình ảnh chính, GV hỏi: truyền thuyết Trọng Thuỷ - Mị Châu đề cập đến sự kiện gì, sự kiện đó có ảnh hưởng nào đến lịch sử Việt Nam.
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời câu hỏi của GV đặt ra
* Hs báo cáo thực hiện nhiệm vụ, GV chốt và vào bài mới
Hoạt động 2: Khám phá – giải quyết vấn đề
I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
a. Mục tiêu: 1, 4, 8
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ:
1. Tổ chức bộ máy cai trị:
- GV yêu cầu Hs dựa vào thông tin trong bài và các sơ đồ 16.1, 16.2 rồi trả lời câu hỏi: 
+ Hãy cho biết một số chính sách để áp đặt ách cai trị lên nước ta của phong kiến phương Bắc 
+ Nêu điểm giống và khác nhau trong tổ chức bộ máy cai trị thời Hán và thời Đường ? 
+ Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam là ai ?
+ Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập lên tận cấp huyện từ thời kỳ nào ? 
=> Em có nhận xét gì về tổ chức chính quyền ở Giao Châu thời thuộc Hán và tổ chức chính quyền ở Giao Châu thời thuộc Đường ? (tổ chức chặt chẽ, nhưng không khống chế được các làng xã Việt) 
+ Vì sao chúng không khống chế được các làng xã Việt ? Ai sẽ là người quản lý làng xã Việt thời kỳ đó ? (đó là các tù trưởng, hào trưởng)
+ Vì sao nhà Hán gộp Âu Lạc cũ với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao ? (thực hiện âm mưu sát nhập nước ta vào lãnh thổ Hán, xoá bỏ quốc gia và dân tộc Việt)
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời câu hỏi của GV đặt ra
* Hs báo cáo thực hiện nhiệm vụ, GV chốt và ghi nội dung chính:
- Các triều đại phong kiến phương Bắc chia nước ta thành các quận huyện của Trung Quốc và tổ chức cai trị, âm mưu sát nhập lãnh thổ nước ta vào đất Hán
2. Chính sách bóc lột về kinh tế
a. Mục tiêu: 1, 4, 8
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu Hs quan sát hình 16.3 và yêu cầu: em hãy viết ra những cụm từ, những từ ngữ miêu tả chính sách bóc lột về kinh tế của phong kiến phương Bắc ? (sát nhập, luật pháp hà khắc, chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nặng nề, cống nạp, độc quyền sắt và muối)). Kể tên một số sản vật quý của nước ta bị đem cống nạp cho Trung Quốc ? (sản vật quý, ngọc trai, đồi mồi…)
- Vì sao các triều đại phong kiến phương Bắc độc quyền muối và sắt ? (thu lợi nhuận cao và dễ đàn áp nhân dân ta đấu tranh). Muối và sắt có vai trò gì với đời sống của nhân dân ta ? (là gia vị không thể thiếu trong ăn uống, sắt làm công cụ lao động)
- GV dùng biểu đồ Venn: chính sách kinh tế thời thuộc Hán và thời thuộc Đường ở nước ta có gì giống và khác nhau ?
- Tính cách và cách thức cai trị của một số viên quan đô hộ các cấp của phong kiến phương Bắc được thể hiện qua những từ/cụm từ nào trong đoạn tư liệu trên ?
- Từ đó hãy chỉ ra những điểm giống nhau trong chính sách cai trị của các viên quan đô hộ
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời câu hỏi của GV đặt ra
* Hs báo cáo thực hiện nhiệm vụ, GV chốt và vào bài mới:
- Các triều đại phong kiến đã cướp đoạt nhiều ruộng đất, bắt cống nạp các sản vật quý, bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế khắc nghiệt và lao dịch nặng nề
3. Chính sách đồng hoá
a. Mục tiêu: 1, 4, 8
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu tiên và đoạn thứ hai của mục 3 và yêu cầu:
+ Về văn hoá, chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách gì với nhân dân ta ? (đồng hoá)
+ Em hiểu như thế nào là “đồng hoá” ? (đó là việc ép buộc, bắt một dân tộc khác phải chấp nhận ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình)
+ Vì sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá với nhân dân Việt Nam ?
+ Nêu các chủ trương của chính quyền phong kiến phương Bắc khi đồng hoá nhân dân ta ? (đưa người Hán sang ở với dân ta, du nhập tôn giáo, chữ viết và phong tục văn hoá của người Hán vào nước ta)
+ Trong các chính sách trên, chính sách nào là nguy hiểm nhất ? (nguy hiểm nhất là đồng hoá văn hoá; vì chúng muốn làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc Việt; muốn làm mất đi ý thức dân tộc Việt)
+ Theo các em, chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc có được thực hiện triệt để, thành công không, vì sao ? (không, vì một số ít người có điều kiện học chữ Hán, còn lại đa số không học chữ Hán)
+ Câu chuyện “Mã lưu dân” phản ánh chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc với nước ta như thế nào ? 
“sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, những người đã theo Mã Viện nam chinh rồi lưu lại vùng Giao Chỉ là những người di dân Trung Nguyên, về sau họ trở thành những người Hoa Việt Nam. Hãy thử hình dung lại xem, những người Trung Hoa ấy đến sống ở Việt Nam, phần lớn là đàn ông, để làm nhiệm vụ đồng hóa, tất phải lấy những người phụ nữ Việt Nam làm vợ. Vấn đề gia đình ở đây đã chuyển thành vấn đề dân tộc. Nếu những người đàn ông ấy là gia trưởng thực sự thì họ đã biến được vợ con họ thành người Tầu. Nhưng lịch sử đã cho thấy kết quả là không phải những phụ nữ ấy cùng con cái họ đã hóa thành người Tầu, mà ngược lại. Cái làng Huê Cầu (cách phát âm chệch đi của Hoa Kiều) của người Hoa vào thời Đường (thế kỷ VI – IX) bây giờ là một làng Việt Nam một trăm phần trăm, với nghề thủ công rất Việt Nam và nổi tiếng là nghề nhuộm vải đen.
Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm.
Qua một số ví dụ nhỏ đó, có thể thấy một sự thực lớn: Đó là, chính những người phụ nữ Việt Nam ở trong suốt hơn 1000 năm bị Bắc thuộc đó đã góp phần gìn giữ cho Việt Nam khỏi bị mất, khỏi bị đồng hóa (như nhiều miền Hoa Nam khác đã bị đồng hóa) và điều này cho thấy một hệ luận rõ ràng: Trong cuộc vật lộn nghìn năm đó – cuộc đấu tranh dân tộc và văn hóa, phụ nữ Việt Nam đã thắng, dân tộc Việt Nam đã thắng.
(trích theo:
1. Lê Thị Nhâm Tuyết, Một số phong tục của người Việt trong thời đại chống Bắc thuộc. Tạp chí Dân tộc học số 5/2009
2. Hoàng Tranh, Về vấn đề Mã Viện nam chinh Giao Chỉ, Hội thảo khoa học ở Vusta, 2009
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời câu hỏi của GV đặt ra
* Hs báo cáo thực hiện nhiệm vụ, GV chốt và vào bài mới:
- Chính quyền phong kiến phương Bắc chủ trương đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, du nhập Nho gia, Đạo giáo và Phật giáo cùng các phong tục tập quán của người Trung Quốc vào nước ta với mục đích đồng hoá dân tộc ta
- Tuy nhiên, việc đồng hoá của chúng không hiệu quả được nhiều, vì nhân dân ta vẫn còn lưu giữ các truyền thống tốt đẹp của tổ tiên 
II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội
1. Những chuyển biến về kinh tế
a. Mục tiêu: 1, 4, 8
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho Hs đọc và thảo luận câu hỏi: Nêu sự chuyển biến về kinh tế dưới thời Bắc thuộc
- Làm cá nhân thì:
+ Ngành kinh tế nào là ngành chính, một năm trồng mấy vụ ? Tại di chỉ Làng Vạc, người ta tìm thấy những gì ? 
+ Ở các con sông và biển, cư dân đắp đê để làm gì ? (phòng lụt). Hiện nay còn đê không ? (còn, đó là đê sông Hồng)
+ Kể tên một số nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta (làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da…)
+ quan sát hình 16.4, em có nhận xét gì về trình độ luyện kim của nhân dân ta ? (điêu luyện)
+ Quan sát hai hình 16.5 (mảnh khuôn đúc trống đồng Đông Sơn ở Luy Lâu, Bắc Ninh) và 16.6 (trống đồng làng Vạc, Nghệ An), lưu ý nơi tìm hiện vật và niên đại của hiện vật, đặt vấn đề cho Hs suy luận: việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trong đất nước ta vào thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào ? 
 Dù bị phong kiến phương Bắc tìm cách phá hoại, nhưng các hiện vật này chứng tỏ sức sống bền bỉ của nền văn hoá Đông Sơn vẫn được duy trì và phát triển, minh chứng cho cuộc đấu tranh bảo vệ nền văn hoá của dân tộc ta. 
+ Ngoại thương của nước ta như thế nào ? (trao đổi buôn bán tấp nập)
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi của GV
* Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt nội dung chính:
- Cư dân biết trồng lúa và chăn nuôi, đắp đê phòng lụt
- Nhiều nghề thủ công mới được du nhập vào nước ta, kỹ thuật luyện kim đạt trên cả tuyệt vời
- Hoạt động buôn bán của cư dân diễn ra ở các chợ và các trung tâm lớn, nhưng bị chính quyền đô hộ độc quyền ngoại thương.  
2. Những chuyển biến về xã hội
a. Mục tiêu: 1, 4, 8
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu Hs quan sát hình 16.6 và thảo luận: Nêu chuyển biến về xã hội thời Bắc thuộc/ Xã hội thời Bắc thuộc có gì giống và khác với xã hội thời Văn Lang – Âu Lạc ? 
(thay cho quý tộc Việt là quan lại đô hộ; tầng lớp trên là lạc hầu – lạc tướng thì trở thành các hào trưởng Việt có vai trò quan trọng. Do chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế của quân xâm lược, nông dân công xã phá sản và trở thành nô tì)
- Tầng lớp nào trong xã hội thời Bắc thuộc sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc ? Vì sao (hào trưởng Việt, vì họ là tầng lớp có uy tín trong xã hội)
* Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi của GV
* Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, GV chốt và ra nội dung chính: 
Năng lực và phẩm chất Yêu cầu cần đạt STT
Năng lực chung Tự chủ và tự học Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. 1
Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân. 2
Giải quyết vấn đề sáng tạo Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. 3
Năng lực đặc thù Tìm hiểu lịch sử Nhận diện, phân biệt, khai thác, sử dụng được các thông tin có trong các loại tư liệu cấu thành nên bài học 4
Nhận thức và tư duy lịch sử Giới thiệu được những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc Việt 5
Vận dụng Vai trò của tiếng Việt trong bảo tồn quá khứ và hiện tại.  6
Phẩm chất Trung thực Tính chính xác khoa học trong học tập và trong cuộc sống 7
Chăm chỉ Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt. 8
Yêu nước Biết quý trọng thời gian và có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại của mình 9
II. Thiết bị dạy học
1. Giáo viên:
- Sách học sinh
- Giáo án phát triển năng lực
- Tranh ảnh, bản đồ
- Máy chiếu (nếu có)
2. Học sinh
- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động học Đáp ứng mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KT/HT dạy học Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động 
5 phút 3,7 Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. Đàm thoại
Kể chuyện Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Hoạt động 2: Hoạt động khám phá – giải quyết vấn đề (20 phút)
Đấu tranh bảo tồn văn hoá dân tộc
1,5 Giới thiệu được những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc Việt
PP sử dụng tài liệu.
PP sử dụng đồ dùng trực quan.
Phương pháp đàm thoại Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Quốc, phát triển văn hoá Việt
2, 4 Vai trò của tiếng Việt trong bảo tồn quá khứ và hiện tại.    PP đọc tranh ảnh và tài liệu
GV đánh giá quá trình làm việc của cá nhân học sinh. 
Hoạt động 3:
Luyện tập 
7 phút 7 Trả lời câu hỏi PP dạy học trò chơi
Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Hoạt động 4:
Vận dụng, mở rộng 9 Trải ngiệm công việc của một người viết sử khi biết cách vận dụng kiến thức, viết suy nghĩ của bản thân về một hậu quả từ một chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời kỳ Bắc thuộc. Phương pháp lập bảng thống kê GV đánh giá học sinh dựa trên nội dung câu trả lời.
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh, đọc tư liệu và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d. Cách thực hiện: 
Cách 1: Giải ô chữ
1. Truyền thuyết giải thích về một phong tục có nói về tình cảm vợ chồng, tình anh em
2. Tập tục người Việt cổ có dùng để tránh bị thuỷ quái làm hại
3. Tín ngưỡng truyền thống của người Việt để nhớ về cội nguồn
4. Người Việt xem đây là cách làm đẹp và bảo vệ răng
5. Nghề rèn đúc kim loại của người Việt cổ
6. Tầng lớp đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc
7. Yếu tố này được coi là một tế bào của xã hội
8. Tên vị hoàng tử làm bánh chưng, bánh dày dâng vua Hùng
9. Phong tục phổ biến của người Việt cổ, xuất hiện trong các lễ hỏi và lễ cưới
Cách 2: dựa vào dẫn nhập để vào bài mới.
Hoạt động 2: Khám phá – giải quyết vấn đề
I. Đấu tranh bảo tồn văn hoá dân tộc
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh, đọc tư liệu và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d. Cách thực hiện: 
+ Đặt vấn đề: 
- giả sử khi có ý tưởng mới, suy nghĩ mới, việc làm mới khác lạ, tư tưởng mới; em sẽ ứng xử như thế nào ? (sẽ tiếp nhận, hay chống lại)
- vì sao phải tiếp nhận và vì sao phải chống lại tư tưởng mới đó ? (Hs phát biểu theo suy nghĩ của bản thân mình)
- Ở Việt Nam thời Bắc thuộc, khi văn hoá Trung Quốc xâm nhập vào nước ta theo chân chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc, người Việt sẽ có thái độ như thế nào ? (tiếp nhân, chống lại; vừa chống lại vừa tiếp nhận)
=> sau đó GV vào phần 1
+ Quan sát hình 17.1 và 17.2, (Gv chọn 1 trong 2 câu hỏi sau đây) để hỏi:
- Em có suy nghĩ gì về văn hoá Việt ? (giữ được phong tục tập quán, sống trong những ngôi nhà giản dị)
- Đọc đoạn tư liệu, chỉ ra một số phong tục tập quán được nhắc đến trong bài ? /hoặc câu “Người Việt đã có những hoạt động nào, phong tục nào để giữ được phong tục tập quán tốt đẹp của tổ tiên ? “
- Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết: phong tục ăn trầu cau theo tư liệu (đã dẫn dưới đây) có từ thời kỳ nào trong lịch sử Việt Nam ? Hiện nay phong tục này còn không ? (câu này thì GV có thể cho Hs viết thành đoạn văn theo suy nghĩ của mình, hoặc sưu tầm hình ảnh)
“cuốn Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm chép: “cây trầu cau có nguồn gốc ở Lâm ấp (miền Trung Việt Nam ngày nay) (…). Tân lang (cau tươi) ăn quả nó vừa đắng, vừa chát, nhưng róc vỏ đi, đem nấu chín, rắn như táo khô, ăn với trầu không, thấy thơm ngon, hạ khí, tiêu cơm. Người Giao Châu cho là quý, khi cưới xin, đãi khách thường phải dùng nó. Khi gặp gỡ nhau mà không có miếng thì người ta lấy làm ân hận”. 
(dẫn lại theo Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, tập III, quyển 9, Nxb Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 1995; Đinh Công Vĩ, Bên lề chính sử, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 2005) 
- Quan sát bức hình trống đồng Làng Vạc (đã nhắc đến ở bài 15) được làm vào thế kỷ I (thời Bắc thuộc). Em có nhận xét gì về các hoạ tiết trên tang trống. Nó có gì khác so với thời Hùng Vương không, hay là giống; vì sao ? (các hoạ tiết vẫn giữ nguyên như thời Hùng Vương, hình dáng của trống giống hệt như Hùng Vương không thay đổi…)
=> Dẫn dắt để Hs rút ra kết luận: Những bức hình trên cho thấy chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc có thành công không/hay thất bại ? Vì sao ? (giữ được phong tục tập quán, sống trong những ngôi nhà giản dị)
* Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi của GV
* Hs trình bày kết quả của nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt nội dung chính:
Chính quyền đô hộ phương Bắc dùng mọi cách để đồng hoá dân tộc ta, nhưng người Việt vẫn ý thức giữ gìn nền văn hoá của dân tộc: ăn trầu cau, nhuộm răng đen, sử dụng tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ), giữ được tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc
II. Phát triển văn hoá dân tộc
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh, đọc tư liệu và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d. Cách thực hiện: 
- Hs quan sát hình 17.4 và nghe câu hỏi: truyền thuyết chùa Dâu (Bắc Ninh) cho thấy người Việt đã ứng xử như thế nào với Phật giáo để phát triển văn hoá dân tộc ? (Việt Nam tiếp thu Phật giáo của Ấn Độ và Trung Quốc và chọn lọc, sáng tạo ra tín ngưỡng Tứ pháp (4 vị thần tượng trưng cho 4 hiện tượng: mây, mưa, sấm, chớp)
* Tài liệu tham khảo: Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương, thờ tại chùa Tổ (Phúc Nghiêm Tự) ở làng Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách chùa Dâu 1 km.
Man Nương là một nữ tu từ năm 10 tuổi tại chùa Phúc Nghiêm. Vị sự trụ trì chùa là Khâu Đà La, theo truyền thuyết là nhà sư Ấn Độ, sang Giao Châu vào thời Hán Linh Đế (hoàng đế thứ 27 triều Hán, tại vị từ năm 168- 189). Tối đến Man Nương ngủ tại thềm chùa. Một buổi tối, Khâu Đà La bước qua thềm. Man Nương có thai, qua 20 tháng sinh hạ một bé gái và mang đến chùa trả cho thiền sư.
I. Mục tiêu bài học
Năng lực và phẩm chất Yêu cầu cần đạt STT
Năng lực chung Tự chủ và tự học Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. 1
Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân. 2
Giải quyết vấn đề sáng tạo Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. 3
Năng lực đặc thù Tìm hiểu lịch sử Nhận diện, phân biệt, khai thác, sử dụng được các thông tin có trong các loại tư liệu cấu thành nên bài học 4
Nhận thức và tư duy lịch sử Trình bày được những nét chính về cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của họ Khúc, họ Dương
Mô tả được những nét chính của trận chiến Bạch Đằng 938, những điểm độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền
Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch đằng 5
Vận dụng Hs phát triển được kỹ năng vận dụng qua câu 2 trong SGK. 6
Phẩm chất Trung thực Tính chính xác khoa học trong học tập và trong cuộc sống 7
Chăm chỉ Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt. 8
Yêu nước Biết quý trọng thời gian và có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại của mình 9
II. Thiết bị dạy học
1. Giáo viên:
- Sách học sinh
- Giáo án phát triển năng lực
- Tranh ảnh, bản đồ
- Máy chiếu (nếu có)
2. Học sinh
- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động học Đáp ứng mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KT/HT dạy học Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động 
5 phút 3,7 Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. Đàm thoại
Kể chuyện Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Hoạt động 2: Hoạt động khám phá – giải quyết vấn đề (20 phút)
Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương 1,5 Trình bày được những nét chính về cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của họ Khúc, họ Dương PP sử dụng tài liệu.
PP sử dụng đồ dùng trực quan.
GV đánh giá quá trình làm việc của cá nhân học sinh. 
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng 938 Mô tả được những nét chính của trận chiến Bạch Đằng 938, những điểm độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền
Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch đằng Phương pháp đàm thoại 
PP đọc tranh ảnh và tài liệu GV đánh giá quá trình làm việc của cá nhân học sinh. 
Hoạt động 3:
Luyện tập 
7 phút 7 Trả lời câu hỏi PP dạy học trò chơi
Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.
Hoạt động 4:
Vận dụng, mở rộng 9 Hs phát triển được kỹ năng vận dụng qua câu 2 trong SGK. Phương pháp lập bảng thống kê GV đánh giá học sinh dựa trên nội dung câu trả lời.
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh, đọc tư liệu và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d. Cách thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu Hs quan sát, đặt các câu hỏi liên quan đến phần dẫn nhập
- GV cho Hs giải ô chữ về các cuộc khởi nghĩa trước thế kỷ X trước khi vào bài mới
* Hs thực hiện nhiệm vụ của GV đã giao
* Hs báo cáo thực hiện nhiệm vụ, GV nhận xét và vào bài mới
I. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
1. Họ Khúc xây dựng nền tự chủ
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh, đọc tư liệu và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d. Cách thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cuối thế kỷ IX, nhà Đường như thế nào ? (suy yếu)
- Nhân cơ hội đó, Khúc Thừa Dụ làm gì ? (khởi nghĩa đánh chiếm thành Tống Bình)
- Việc vua Đường phải phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ chứng tỏ điều gì ? (nhà Đường quá suy yếu; ông làm rất khéo léo để đẩy nhà Đường vào thế đã rồi – buộc phải công nhận chính quyền tự chủ của người Việt)
- GV mở rộng (có thể cá nhân hoặc nhóm): mục đích của cải cách Khúc Hạo là gì ? (chính sách trị nước lấy khoan dung làm đầu cho dân yên vui)
- GV yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi: 
+ tìm các từ hoặc cụm từ quan trọng liên quan đến những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo. (tự xưng Tiết độ sứ, định lại hộ khẩu, tha lực dịch…)
+ làm bài tập sau: 
- GV có thể cho làm cá nhân, thảo luận theo nhóm các câu hỏi tiếp:
+ chính quyền mà họ Khúc giành được có phải là chính quyền của riêng người Việt, do người Việt nắm giữ hay không ? (là chính quyền tự chủ của người Việt)
+ chính quyền đó đã làm những gì cho người Việt ? (cải cách với chủ trương khoan dung)
+ cuộc khởi nghĩa của họ Khúc đánh dấu bước ngoặt như thế nào đối với người Việt ? (xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt)
- GV khai thác kênh hình về đền thờ họ Khúc ở Hải Dương, xem tập phim về Khúc Thừa Dụ trong “Hào khí ngàn năm” của VTV. 
* Hs thực hiện nhiệm vụ của GV đã giao
* Hs báo cáo thực hiện nhiệm vụ, GV nhận xét và vào bài mới:
- Cuối thế kỷ IX, Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa đánh đổ nhà Đường, tự xưng Tiết độ sứ và xây dựng chính quyền tự chủ ở Tống Bình. Con trai ông là Khúc Hạo lên thay đã tiến hành các cải cách tiến bộ
2. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ
a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh, đọc tư liệu và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d. Cách thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia nhóm với câu hỏi: dựa vào lược đồ 19.2 và các thông tin trong bài học, trình bày những điểm chính về diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình nghệ lãnh đạo
- GV khai thác tập phim về Dương Đình Nghệ trong “Hào khí ngàn năm” của VTV. 
* Hs thực hiện nhiệm vụ của GV đã giao
* Hs báo cáo thực hiện nhiệm vụ, GV nhận xét và ghi bài:
Xem nhiều