Giáo án Địa Lí 6 Cánh Diều cv 2345 phát triển năng lực cả năm học 2022

Giáo án Địa Lí lớp 6 Cánh Diều phát triển năng lực cả năm học 2022. Giáo án Địa 6 soạn theo cv 2345 và cv 5512 phương pháp mới 2022

BÀI 17. CÁC THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA THUỶ QUYỂN
 TUẦN HOÀN NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Kể tên các thành phần của thuỷ quyển, mô tả vòng tuần hoàn của nước
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên 
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng.
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức tác động đến môi trường nước
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Trung thực: Nhận lỗi, phát hiện và phản ánh hành vi phạm để cùng khắc phục.
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ và tuyên truyền ý thức đối với gia đình, bạn bè bảo vệ nguồn nước 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: tranh ảnh vòng tuần hoàn nước, tỉ lệ của nước, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.Nước trên Trái Đất gồm những thành phần nào? Các thành phần ấy liên quan với nhau ra sao? 
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động
                       Hoạt động của GV và HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Giao nhiệm vụ
         Trái Đất không giống với bất kì một hành tinh nào trong hệ Mặt Trời vì Trái Đất có nước. Nhờ có mrớc, Trái Đất trở thành một hành tinh có sự sống. Nước trên Trái Đất gồm những thành phần nào? Các thành phần ấy liên quan với nhau ra sao? Nước bao bọc khắp hành tinh, vì sao nhân loại vẫn lo thiếu nước?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
HS: Trình bày kết quả
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới
Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2: Thuỷ quyền
a. Mục đích: HS Biết khái niệm thuỷ quyển, các thành phần của thuỷ quyền
b. Nội dung: Thuỷ quyền
c. Sản phẩm: học sinh quan sát được hình vẽ nêu được các thành phần của thuỷ quyển
d. Tổ chức hoạt động. 
                     Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: cho HS làm việc theo cặp, đọc nội dung kiến thức trong SGK và trả lời các câu hỏi sau 3’:
 Quan sát hình 17.1 SGK và hình 2
 
 Hình 2
- N1,2: Nêu khái niệm thuỷ quyển
N1:- Nước trên Trái Đất tồn tại ở những dạng nào, phân bố ở đâu? 
N2: So sánh tỉ lệ và diện tích lục địa và Đại Dương ở bán cầu Bắc?
N1:So sánh tỉ lệ và diện tích lục địa và Đại Dương ở bán cầu Nam?
N1,2: So sánh sự phân bố Trên Trái Đất?
Các nhân
- Kề tên các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển?
- Thuỷ quyển có vai trò như thế nào đối với con người?
- Vai trò của nước ngọt, nước mặn? Liên hệ cho ví dụ.
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Dự kiến sản phẩm: Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước trên Trái Đất. Nước tồn tại ở 3 dạng rắn, lỏng, hơi. Nước phân bố ở khắp ơi trê bề mặt trái đất. Nước trong các biển và đại dương là nhiều nhất.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.  
GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Nước và không khí là hai thành phần quan trọng bên bề mặt trái đất, giúp duy trì sự sống cho con người và các loài sinh vật. Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự sống tồn tại trên trái đất mà không phải bất cứ hành tinh nào khác. 1. CÁC THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA THUỶ QUYỂ
a. Mục đích:  HS biết được các bước trong vòng tuần hoàn lớn của nước
b. Nội dung: Tìm hiểu Vòng tuần hoàn lớn của nước
c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 
d. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS Quan sát sơ đồ hình 17.2 và kết hợp với hiểu biết của em, hãy: thảo luận nhóm 3’
-Trạng thái thay đổi của nước trong vòng tuần hoàn?
-Nước trong khí quyển có nguồn gốc từ đâu?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe; gọi HS nhận xét và bổ sung; ghi bảng có chọn lọc (nội dung chưa chính xác ghi bên cạnh) 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức, có thể bổ sung nội dung ghi bảng trước còn thiếu
HS: Lắng nghe, ghi bài 2. TUẦN HOÀN NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
 Vòng tuần hoàn của nước: Nước bốc hơi (1) lên cao gặp lạnh ngưng kết thành mây (2), mây bay vào đất liền (3) nặng hạt tạo thành mưa (4) rơi xuống đất, nước chảy thành sông (5) đổ ra biển, hoặc ngấm xuống đất (6) tạo thành nước ngầm rồi chảy ra biển (7) tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. 
Hoạt động 4: Luyện tập.
a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học về vòng tuần hoàn nước
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi sách bài tập: 1,2,3 
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh 
d. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV: Nước trong sông Hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước không? Vì sao?
HS: quan sát/lắng ngheHọc sinh làm bài tập 1,2,3 sách bài tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS lần lượt trả lời các câu hỏi 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 1. Nước trong các sông, hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước. Vì tham gia vào các giai đoạn:
 Bốc hơi: nước từ sông, hồ bốc hơi vào khí quyển
 Sông, hồ là nơi chứa nước mưa
 Nước sông, hồ, chảy ra biển, hoặc ngấm xuống đất thành nước ngầm
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục đích:  HS vận dụng tìm hiểu thực tế có liên quan đến bài học nước là tài nguyên không thể thiếu đối với sự sống, cần phải biết bảo vệ nguồn nước.
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức biết vai trò của nước đối với sự sống
c. Sản phẩm: Lắng nghe, ghi chép câu hỏi, có ý thức bảo vệ nguồn nước
 
d. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV:
Tài nguyên nước ngọt của Trái Đất, đặc biệt là nước sông, hồ là vô tận hay có hạn
- Nguồn nước ngọt ở Việt Nam đang suy giảm và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Em hãy tìm hiểu và cho biết, tình trạng đó dẫn đến những hậu quả gì?
 -Liên hệ địa phương em.
- Nêu biện pháp khắc phục?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh về nhà thực hiện
HS: Ghi nhớ nội dung, ghi chép nội dung bài tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận 
HS: Ý kiến thắc mắc 
GV: Lắng nghe, giải đáp, dặn dò làm bài
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học
Nước là tài nguyên thiên nhiên nếu con người sử dụng không họp lí và có ý thức bảo vệ thì nó sẽ cạn kiệt
- Phần lớn nước trên Trái Đất là nước mặn, nước ngọt chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ mà hầu hết lại đóng băng ở 2 cực và trên các đỉnh núi cao. 
Con người và sinh vật cần nước ngọt để duy trì sự sống và phát triển. Nguồn nước ngọt ở nước ta đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến nhiều hậu quả:
Thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Thời gian thực hiện: (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực chung: nhận thức được thế giới theo quan điểm không gian, mô tả được đặc điểm của sông, chế độ nước sông, nước ngầm và băng hà. Trình bày được cách thức mà con người khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước sông, hồ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:  khai thác tài liệu văn bản, hình ảnh, bản đồ, sơ đồ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên 
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc sử dụng các nguồn nước trong cuộc sống hàng ngày, tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông và hồ.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Nhân ái: Tôn trọng và chia sẻ các thói quen bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn nước giữa các cộng đồng dân cư, dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ sông ngòi Việt Nam. Tranh ảnh về các sông, hồ, nước ngầm và băng hà.
     2. Chuẩn bị của học sinh
          - Sách giáo khoa, các thông tin liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu: (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung: 
- Cho học sinh nghe đoạn nhạc sau: 
“Em hỏi anh có bao giờ
Con sông kia thôi ngừng trôi?
Anh trả lời em rằng
Một ngày nắng hạ sông sẽ cạn khô?”
Hãy cho biết các hiện tượng địa lý qua những câu hát trên?
c. Sản phẩm:
- Học sinh kể tên được các hiện tượng địa lý trên: sông ngừng trôi, sông cạn khô.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Hãy cho biết các hiện tượng địa lý qua những câu hát trên?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV gợi ý, Học sinh suy nghĩ và viết câu trả lời ra vở nháp.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
Để tìm hiểu xem những hiện tượng địa lý trên có xảy ra hay không, chúng mình cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay nhé!
2. Hình thành kiến thức mới: (30 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về Sông – 15’
a. Mục tiêu: 
- Mô tả được cấu tạo của một dòng sông lớn, mối quan hệ giữa mùa lũ của sông và các nguồn cung cấp nước cho sông.
b. Nội dung: 
- Tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo của sông.
c. Sản phẩm: 
- Bài thuyết trình và sản phẩm của HS
d. Tổ chức hoạt động
HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến
NHIỆM VỤ 1: Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo và vai trò của sông
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
-GV hỏi HS: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Nêu khái niệm sông? Các nguồn cung cấp nước cho sông?Sông có cấu tạo như thế nào?
Nội dung Sông Hồ
Khái niệm  
Nguồn cung cấp  
Diện tích  
Cấu tạo  
 + Nhóm 2: Nêu vai trò của sông?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 nội dung câu hỏi
- HS: có 2 phút để suy nghĩ và trả lời câu hỏi ra giấy nháp.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trình bày
- GV lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV chuẩn kiến thức, ghi bảng
- HS ghi vở
NHIỆM VỤ 2: Tìm hiểu chế độ nước sông và việc sử dụng tổng hợp nguồn nước sông, hồ
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
-GV hỏi HS: Nhóm 3 và 4:
 + Nhóm 3: Hãy nêu mối quan hệ giữa mùa lũ của sông và các nguồn cấp nước cho sông?
 +Nhóm 4: Dựa vào hình 6, đọc mục d(SGK 171) và dựa vào những hiểu biết của bản thân, hãy cho biết việc sử dụng tổng hợp nguồn nước sông, hồ mang lại những giá trị gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV gợi ý, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
- HS: có 2 phút để suy nghĩ và trả lời câu hỏi ra giấy nháp.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trình bày
- GV lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV chuẩn kiến thức, ghi bảng
- HS ghi vở 1. Sông
-Sông là các dòng chảy tự nhiên, chảy theo những lòng dẫn ổn định do chính dòng chảy này tạo ra.
-Nước sông được cung cấp bởi các nguồn nước mưa, nước ngầm, hồ và băng, tuyết tan
a. Cấu tạo của sông:
-Nơi dòng chảy bắt đầu được gọi là nguồn của sông.
-Các sông lớn đều có các phụ lưu và vùng gần cửa sông thường có các chi lưu.
- Sông chinh, các phụ lưu và các chi lưu tạo thành hệ thống sông.
b. Vai trò của nước sông, hồ
Cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu.
-Có giá trị giao thông đường thủy
-Điều hòa dòng chảy, điều hòa khí hậu
-Cung cấp năng lượng điện năng
-Có giá trị về du lịch
-Cung cấp nguồn thủy sản phong phú cho đời sống.
 
 
 
 
 
 
 
c. Chế độ nước sông
-Dòng chảy của sông trong năm được gọi là chế độ nước sông.
-Phần lớn các sông đều có mùa lũ và mùa cạn. Tùy theo nguồn cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau.
d. Sử dụng tổng hợp nguồn nước sông, hồ
Nước sông, hồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện.
HOẠT ĐỘNG 2: Nước ngầm -10’
a. Mục tiêu: 
- HS biết được các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm và giá trị của nước ngầm
b. Nội dung: 
- Tìm hiểu về Nước ngầm
c. Sản phẩm
 
- Bài thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Em hiểu thế nào là nước ngầm?
- GV: Nước ngầm được hình thành như thế nào? Và có những vai trò gì?
- GV: Hãy nêu một số biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nước ngầm?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- GV gợi ý , hướng dẫn HS khai thác dữ liệu và ý hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ, làm việc để trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày câu trả lời.
- HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV chuẩn kiến thức, ghi bảng
- HS ghi bài vào vở 2. Nước ngầm
-Một phần nước mưa hay tuyết tan được ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá, được giữ lại trong các lỗ hổng của đất,các lỗ hổng và khe nứt của đá, gọi là nước ngầm.
-Cấu tạo của tầng nước ngầm
 
- Cơ chế hình thành nước ngầm là do nước trên bề mặt đất và trong ao hồ, sông, suối, biển cả dưới tác động của ánh nắng mặt trời bị bốc hơi bay lên không trung, gặp lạnh tạo thành hơi nước và kết lại thành từng hạt, rơi xuống mặt đất.
HOẠT ĐỘNG 3: Băng hà – 5’
a. Mục tiêu: 
- HS biết được vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người.
b. Nội dung: 
- Tìm hiểu băng hà
c. Sản phẩm: 
- Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Tổ chức hoạt động
HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV: HS đọc thông tin SGK và cho biết: băng hà có ở những đâu, và có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống?
HS: lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, tìm hiểu SGV để trả lời câu hỏi.
GV gợi ý và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chuẩn kiến thức, ghi bảng
HS ghi vào vở 3. Băng hà
-Băng hà là những khối băng khổng lồ, dịch chuyển chậm trên đất liền, đặc biệt là trên sườn núi, thường cuốn theo các tảng đá lớn và làm thay đổi địa hình.
-Băng tan trên các đỉnh núi là nguồn cấp nước quan trọng cho nhiều sông lớn trên thế giới.
-Băng hà góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất, cung cấp nước cho các dòng sông.
-Chiếm 70% trữ lượng nước ngọt trên Trái Đất và ít bị ô nhiễm.
3. Luyện tập: (5 phút)
a. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức
b. Nội dung:
-  Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm
c. Sản phẩm:
-  Học sinh trình bày 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu học sinh trình bày các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
-  HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: 
- HS trình bày bài làm, HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4. Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức
4. Vận dụng: (5 phút)
a. Mục tiêu: 
- HS biết giải thích được những hiện tượng liên quan đến bài học
b. Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để đưa ra những biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm.
c. Sản phẩm:
+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu Địa lí: 
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên  hệ với vùng biển Việt Nam.
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa các vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.
+ Sử dụng bản đồ “Tự nhiên trên thế giới” để kể tên một số biển lớn và đại dương trên thế giới.
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: biết xác định vị trí, phạm vi của các đại dương trên lược đồ thế giới; mô tả được đặc điểm của nhiệt độ và độ muối; mô tả được một số hiện tượng địa lí trên Trái Đất: sóng, thủy triều, dòng biển qua hình ảnh, văn bản, lược đồ.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: có ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới biển – đảo Việt Nam 
- Trách nhiệm: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường biển – đảo. 
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong hoạt động học.
- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ với những vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, sóng thần,....
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ các đại dương thế giới ( hình 19.1 phóng to), Lược đồ các dòng biển trên đại dương thế giới ( hình 19.3 phóng to). Lược đồ trống thế giới.
- Tranh ảnh về sóng, thủy triều, biển.
- Clip về những thảm họa thiên tai trên biển: bão, sóng thần,…
- Máy chiếu, phiếu học tập,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu
a. Mục tiêu : Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. Học sinh kể tên được các đại dương và các lục địa trên Trái Đất.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của mình và lắng nghe bài hát để mô tả về biển.
c. Sản phẩm: Hs mô tả về biển. Nêu được 4 đại dương: TBD, BBD, ĐTD, ÂĐD và 6 lục địa trên TĐ
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh nghe bài hát “Bé yêu biển lắm”. Qua bài hát vừa nghe, em có thích đi chơi biển không? Em biết những gì về biển? GV sử dụng kĩ thuật KWL để kết nối giữa các vấn đề đã biết và muốn biết về Biển và đại dương.
Em đã biết gì về Biển và đại dương?
K Em muốn biết gì về Biển và đại dương?
W Em đã được học gì về Biển và đại dương ở Tiểu học?
     - HS quan sát và bằng hiểu biết để trả lời câu hỏi của GV.
     - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. ( 3 HS trả lời)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời được các câu hỏi:
    - Không đồng nhất.
    - Chưa đúng với kiến thức khoa học.
Bước 4. Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài. 
Đã bao giờ em được trải nghiệm lênh đênh trên biển hay chưa? Lúc đó, em mới thấy mình thật bé nhỏ. Khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, các nguồn tài nguyên trong đất liền đã được con người khai thác ngày càng cạn kiệt, con người đang từng  bước vươn ra đại dương, khám phá đại dương và khai thác các nguồn tài nguyên của đai dương.
2. Hình thành kiến thức
2.1. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Biển và đại dương
a. Mục tiêu: Xác định được trên bản đồ tên các đại dương trên thế giới. 
b. Nội dung: Quan sát H19.1 và Bảng 19.1 và thông tin SGK trang 171 tìm hiểu mục I.
HS quan sát lược đồ SGK xác định các đại dương trên thế giới theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: bài thuyết trình và phiếu học tập của HS ( có 4 đại dương: TBD, ĐTD, BBD, ÂĐD)
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát Lược đồ Hình 19.1 SGK trang 170 và Bảng 19.1 SGK trang 171, em hãy:
- Kể tên các đại dương và đặc điểm của các đại dương.
- Đại dương nào có diện tích lớn nhất? Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất?
- Xác định vị trí các đại dương trên lược đồ trống ( phiếu học tập).
- Bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
2.2. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Một số đặc điểm của môi trường biển
 * Hoạt động 1. Tìm hiểu Nhiệt độ và độ muối
a. Mục tiêu:  Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. 
b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học và nội dung SGK thực hiện theo yêu cầu của GV. Tìm hiểu một số đặc điểm của môi trường biển.
c. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. Hoàn thành phiếu học tập.
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào? Tại sao lại có sự khác nhau đó?
GV nhắc lại kiến thức đã học ở những bài trước sự khác nhau về góc chiếu của tia sáng Mặt Trời và tính chất hấp thụ nhiệt của nước.
Học sinh đọc văn bản SGK trang 171 và kiến thức đã học để tìm hiểu về nhiệt độ, độ muối của nước biển và đại dương.
- Ở những khoảng vĩ độ nào trên Trái Đất sẽ nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn?
- Tại sao nhiệt độ nước biển ở vùng vĩ độ thấp lại cao, còn ở vùng vĩ độ cao lại thấp?
=> Nguyên nhân: do lượng nhiệt Mặt Trời.
- Vì sao ở vùng biển mùa hạ lại ấm hơn, mùa đông lại lạnh hơn trong đất liền?
HS quan sát số liệu so sánh độ muối giữa các biển và nhận xét tại sao có sự khác nhau đó. Giáo viên giải thích thêm độ muối là tỉ lệ của muối có trong nước biển (lấy ví dụ pha nước chanh: trong nước chanh có thêm muối, đường, chanh…)
- Giải thích vì sao nước biển lại mặn? 
- Tại sao độ muối của vùng chí tuyến cao hơn những vùng khác?
Giải thích vì sao biển Đỏ (Hồng Hải) lại mặn hơn biển Đen ( Hắc Hải) 
 => Vì vùng nhiệt đới và vùng ôn đới đều có lượng mưa khá lớn, những ở vùng nhiệt đới lại có lượng nhiệt Mặt Trời lớn hơn, nhiệt độ cao hơn nên lượng bốc hơi lớn hơn khiến cho độ muối cao hơn so với vùng ôn đới.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS trả lời. báo cáo sản phẩm.Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
- HS trả lời câu hỏi. Báo cáo sản phẩm thực hiện.
- Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho bạn
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV  mở rộng về lượng mưa, nhiệt độ, lượng sông ngòi ở Việt Nam có ảnh hưởng đến độ muối của vùng biển nước ta và sự thay đổi theo mùa.
Liên hệ: sản xuất muối ở Cà Ná – Ninh Thuận
- Nhiệt độ trung bình của của lớp nước trên mặt biển và đại dương thay đổi theo độ sâu ( đến độ sâu 200m).
- Thay đổi theo vĩ độ:
=> càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm.
- Thay đổi theo mùa:
=> Mùa hạ ấm hơn, mùa đông lạnh hơn.
b. Độ muối:
- Độ muối của các đại dương thế giới trung bình 35‰ nhưng không giống nhau.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự chuyển động của nước biển và đại dương 
a. Mục tiêu: Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển. 
b. Nội dung: Học sinh đọc văn bản SGK trang 172-173 kết hợp quan sát hình 19.2 và 19.3 để tìm hiểu về sự chuyển động của nước biển và đại dương.
c. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. Hoàn thành phiếu bài tập.
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ 
- Biển có những hình thức vận động nào? 
- Quan sát H.19.2 nhận xét sự thay đổi của mực nước biển ở ven bờ?
- Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều?
- Ứng dụng của thủy triều trong thực tế
Quan sát Lược đồ H19.3, em hãy cho biết:
- Dòng biển là gì? Nguyên nhân sinh ra dòng biển?
- Dòng biển nóng, lạnh thường xuất phát từ khoảng vĩ độ nào đến vĩ độ nào? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận trong thời gian 5 phút. Hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Giáo viên gọi các nhóm trình bày, nhóm cùng nội dung bổ sung; nhóm khác nội dung tham gia góp ý, phản biện,…; riêng các nhóm 5,6 phải xác định các dòng.
- Gv giải thích nguyên nhân Động đất do nội lực ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần).
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chuẩn xác và mở rộng giáo dục cho HS:
* Các ứng dụng của sóng biển vào thực tiễn.
* Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Dùng năng lượng sóng và thủy triều thay thế năng lượng truyền thống.
* Nước sạch và bảo vệ môi trường- Ô nhiễm do nước thải, khai thác dầu khí, giao thông…= Thủy triều đỏ, thủy triều đen.
* Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai Liên hệ: Thủy triều là nguồn năng lượng vô tận. Cần tạo ra điện từ nguồn năng lượng thủy triều thay thế cho nguồn nguyên liệu hoá thạch.
- Là sự dao động tại chỗ của nước biển và đại dương theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: do gió. 
b.Thủy triều:
- Là hiện tượng nước biển dao động lên xuống theo chu kỳ.
- Nguyên nhân: do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời.
c. Dòng biển (hải lưu)
- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương. 
- Nguyên nhân: do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới 
- Các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao.
- Các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp.
 
3. Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.
b. Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv Giao nhiệm vụ cho HS.
- Dựa vào hình 19.1 và bảng 19.1, hãy nêu các đặc điểm nổi bật của mỗi đại dương.
- Độ muối của nước biển và đại dương cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS: Trình bày kết quả
- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và cho điểm với nhóm hoàn thành nhanh và chính xác nhất  
- Độ muối của nước biển và đại dương cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố nhiệt độ của nước biển; lượng bay hơi nước; nhiệt độ, lượng mưa, môi trường không khí; điều kiện địa hình ( ăn sâu vào lục địa, biển kín hay biển hở)
4. Vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học.
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu hs học bài ở nhà, hoàn thành các câu hỏi Bài tập SGK trang 173 vào vở ghi.
 Tìm hiểu về vùng biển ở đất nước em: Tại sao nước ta nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng độ muối lại thấp hơn độ muối trung bình của thế giới?
 Sưu tầm thông tin ( tài liệu, tranh ảnh, video,…) về việc con người đã sử dụng thủy triều vào đời sống văn hóa hoặc sản xuất.
- Tìm nguyên nhân hướng chảy của các dòng biển
- Tìm hiểu những khu vực có dòng biển nóng, dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu như thế nào.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm hiểu. Hoàn thành yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày nhiệm vụ trong tiết học sau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức. 
( Con người đã sử dụng dòng biển và thủy triều để xây dựng các nhà máy điện, đưa thuyền ra khơi và cập bờ, đánh bắt hải sản, nghiện cứu thủy văn,…
Xem nhiều