Giáo án bài Câu ghép Ngữ văn lớp 8

Giáo án bài Câu ghép Ngữ văn lớp 8, Giáo án theo phương pháp mới bài Câu ghép Ngữ văn lớp 8

Tiết 43- Tiếng Việt:
CÂU GHÉP
A.Mục tiêu:  Giúp HS
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu ghép.
3. Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Thu thập và xử lí thông tin trong ngữ liệu.
- Năng lực tiếp nhận và vận dụng kiến thức.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị: 
* GV: Bảng phụ, bút dạ
* HS: Ôn lại kiến thức về câu ghép ở Tiểu học.
C. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- PP phân tích mẫu, thực hành
- KT động não, làm việc nhóm.
D. Tiến trình: 
           I. Ổn định lớp: 1’
           II. Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu 1. Thế nào làphép tu từ nói giảm nói tránh
Câu 2 Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong câu sau:
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
                                                                       (Tố Hữu)
 
           III. Bài mới: 35’
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ND cần đạt
 
 
- Gọi 1 HS đọc VD trong SGK
( Chú ý các câu văn in đậm )
H: Tìm các cụm chủ vị trong những câu in đậm và phân tích các kết cấu chủ vị đó?
 
 
 
 
 
 
 
H: Trình bày kết quả phân tích ở bước 2 trên đây vào bảng theo mẫu trong SGK.
( GV kẻ sẵn mẫu trong SGK ra bảng phụ cho HS lên điền)
 
 
2. Nhận xét: 
H: Từ sự phân tích ở trên và dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới em hãy nhận diện về kiểu câu của các câu trên?
H: Thế nào là câu ghép?
H: Tìm thêm câu ghép khác có trong đv?
 
 
3. Kết luận:
( Ghi nhớ- SGK )
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV khắc sâu ý cơ bản.
 
THẢO LUẬN NHÓM
(Thời gian: 2 phút
 Hình thức: theo bàn)
 So sánh câu đơn mở rộng thành phần với câu ghép?
 
H: Trong mỗi câu ghép trên, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
 
 
 
 
 
 
 
H: Xác định cách nối các vế trong câu ghép sau: 
1. Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
2. Vì cô bé muốn níu giữ bà ở lại nên em đã quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.
3. Trời vừa hửng sáng, Giôn xi đã ra lệnh kéo mành lên.
4. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng cao bấy nhiêu.
5 Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
6 Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.
H: Qua các ví dụ trên em hãy rút ra nhận xét về cách nối các vế trong câu ghép?
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thêm các từ ngữ để tạo thành câu ghép( bài tậptrên máy chiếu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
H: Đặt câu với các cặp qht?
 
 
 
 
H: Viết một đv ngắn về 1 trong các đề tài sau:
a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.
b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.
 
HS đọc VD và trả lời câu hỏi
- Tôi / quên thế nào được
  C   /   V
- Những cảm giác../nảy nở trong
        C                 /     V
-Mấy cành hoa tươi /mỉm cười...
        C                   /    V
- Mẹ tôi / âu yếm...
     C      /    V
- Cảnh vât... tôi / đều thay đổi
        C               /        V
-Lòng tôi/đang có...tôi/đi học.
     C       /    V        C  /  V
- HS tự điền:
+ Kiểu 1: câu “Buổi mai hôm đó... dài và hẹp”.
+ Kiểu 2: câu “Tôi quên thế nào... bầu trời quang đãng”.
+ Kiểu 3: câu “Cảnh vật... hôm nay tôi đi học”.
 
- Câu 1 là câu phức.
- Câu 2 là câu đơn.
- Câu 3 là câu ghép.
 
-> Câu ghép là câu có từ 2 kết câu chủ vị trở lên trong đó các kết cấu chủ vị không bao hàm nhau, mỗi kết cấu chủ vị làm thành một vế câu.
 
 
 
 
 
 
 
- Câu: Những ý tưởng ấy...  nhớ hết.
Và: Con đường này...thấy lạ.
- Câu “Những ý tưởng ấy...”-> nối bằng quan hệ từ “vì”.
- Câu “Con đường này...” ->nối bằng qht “nhưng”.
- Câu “Cảnh vật...” -> nối bằng qht “vì” và dấu hai chấm.
-> Nối bằng dấu phẩy (,)
 
 
 
- Có hai cách nối: Dùng từ nối và không dùng từ nối.
 
 
 
 
 
  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
a.- U van Dần, u lạy Dần -> nối bằngdấu phẩy (,).
- Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa -> nối bằng dấu (,).
- Chị con có đi... về với Dần chứ! -> nối bằng dấu (,).
- Nếu Dần không buông... cả Dần nữa đấy. -> nối bằng dấu (,).
 
 
 
 
b. Cô tôi chưa dứt... ra tiếng -> nối bằng dâu (,).
- Giá... mới thôi -> nối bằng dấu (,).
c. Tôi lại cúi đầu... cay cay -> dấu (,)
d. Hắn làm nghề ăn trộm... lương thiện quá -> nối bằng qht “bởi vì”.
 
a.Vì xe hỏng nên nó đến hơi muộn.
b. Nếu cậu chăm chỉ thì cậu sẽ tiến bộ ngay.
 
Mỗi nhóm (dãy) viết 1 đoạn theo yêu câu trong SGK.
I. Đặc điểm của câu ghép:  
 1. Ví dụ: (SGK)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Câu ghép là câu có từ 2 kết cấu chủ vị trở lên, trong đó các kết cấu chủ vị không bao hàm nhau, mỗi kết cấu chủ vị làm thành một vế câu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
II. Cách nối các vế câu:  
1.Ví dụ: ( SGK- mục I )
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Nhận xét:
* Có hai cách nối các vế trong câu ghép:
+ Dùng từ nối
+ Không dùng từ nối.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Kết luận:
( Ghi nhớ – SGK)
 
III. Luyện tập:  
Bài tập 1: (SGK)
a.- U van Dần, u lạy Dần -> nối bằngdấu phẩy (,).
- Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa -> nối bằng dấu (,).
- Chị con có đi... về với Dần chứ! -> nối bằng dấu (,).
- Nếu Dần không buông... cả Dần nữa đấy. -> nối bằng dấu (,).
 
 
 
b. Cô tôi chưa dứt... ra tiếng -> nối bằng dâu (,).
- Giá... mới thôi -> nối bằng dấu (,).
c. Tôi lại cúi đầu... cay cay -> dấu (,)
d. Hắn làm nghề ăn trộm... lương thiện quá -> nối bằng qht “bởi vì”.
Bài tập 2: (tr 113)
 
 
 
 
Bài tập 5: (SGK)
 
IV. Củng cố: 3’
1.Thế nào là câu ghép? Cách nối các vế trong câu ghép?
2.Đặt một câu ghép rồi chỉ ra cách nối các vế câu ghép đó?
V. HDVN: 1’
1.Học thuộc ghi nhớ.
2.Làm nốt các bài tập 3,4 (SGK)
3.Chuẩn bị tiếp bài Câu ghép (tr 123).
Xem nhiều