Đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt 3 Cánh Diều năm 2023

Bảng đặc tả Ma Trận và Đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều. Bộ 3 đề kiểm tra cuối học kì 2 năm 2023

TRƯƠNG TIỂU HỌC …………………………………….
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2022 - 2023 
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Kiến thức, kỹ năng
Số câu/ 
Số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng số
TN TL TN TL TN TL TN TL
A. Đọc tiếng &
 Đọc hiểu 
I. Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói - Đọc 75-80 tiếng/phút
- Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) 4
1. Đọc hiểu văn bản 
Số câu 3 1 4
Câu số 1,2,3 4 1,2,
3,4
Số điểm 1,5 0,5 2
2. Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn Số câu 1 1
Câu số 7 7
Số điểm 1 1
3. 
- Dấu gạch ngang.
- Trả lời cho câu hỏi: 
  Khi nào? 
- Câu khiến Số câu 2 1 3
Câu số 5,6 8 5,6,8
Số điểm 2 1 3
Tổng Số câu 3 3 2 8
Số điểm 1,5 1,5 1 6
B. Viết
Chính tả
TLV 1. Chính tả: 
- HS viết bài vào giấy - Nghe – viết đoạn văn  65-70 chữ/20 phút 4
2. Tập làm văn:
- Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở. - Viết đoạn văn ngắn 7-9 câu theo chủ đề đã học. 6
 
TRƯỜNG TIỂU HỌC …………………………………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
Họ và tên học sinh: …………………………………………………. Lớp 3….
 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
 
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 75 tiếng) sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.     
 
II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
CON BÚP BÊ BẰNG VẢI
      Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một món đồ đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu:
     - Cháu mua búp bê cho bà đi!
     Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau:
     - Mẹ mua con búp bê này đi!
     Trên đường về mẹ hỏi Thủy:
     - Sao con lại mua con búp bê này?
      Thủy cười:
     - Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà, con mua búp bê cho bà vui.
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4, 5):
Câu 1: Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi để làm gì? (0,5đ)-M1
A. Để Thủy được nhìn ngắm đồ chơi.
B. Để Thủy được chọn mua đồ chơi nhiều tiền nhất.
C. Để Thủy được chọn mua món đồ chơi em thích nhất.
Câu 2: Vì sao đi gần hết phố, Thủy vẫn chưa mua được quà gì? (0,5đ)-M1
A. Vì Thủy hoa mắt, chóng mặt, không muốn chọn gì.
B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt, thứ gì Thủy cũng thích.
C. Vì nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi nào cũng không đẹp. 
Câu 3: Thủy đã chọn mua món quà có đặc điểm gì? (0,5đ) - M1
A. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
B. Con búp bê mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.
C. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.
Câu 4: Vì sao Thủy mua con búp bê vải? (0,5đ) - M2
A. Vì đó là món quà đẹp nhất.                               
B. Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh. 
Câu 5: Dấu gạch ngang trong bài “Con búp bê bằng vải” dùng để làm gì? (1đ)
 - M2
A. Báo hiệu phần liệt kê.
B. Đánh dấu lời đối thoại.
C. Báo hiệu phần giải thích.
Câu 6: Câu “Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi.” Bộ phận được in đậm trả lời cho câu hỏi: (1đ) - M2
A. Khi nào?                   B. Ở đâu?                           C. Bằng gì?
Câu 7: Qua câu chuyện trên em học tập được đức tính gì ở Thủy, để có thể vận dụng vào cuộc sống? (1đ) - M3
………………………………………………………………
Câu 8: Đặt một câu cầu khiến để mượn bạn một quyển sách (1đ) - M3
………………………………………………………………………………………
B. PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT (10đ):
I. Chính tả (4 điểm): 
CÂY HOA NHÀI
     Hương nhài thơm, một mùi thơm nồng nàn. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài mỗi ngày. 
II. Tập làm văn (6 điểm):
Viết đoạn văn từ 7 đến 9 câu nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
*Gợi ý: 
- Quê hương hoặc nơi em ở?
- Em yêu nhất cảnh đẹp gì ở quê hương hoặc nơi em ở?
- Cảnh đẹp đó có gì đáng nhớ?
- Tình cảm của em với cảnh đẹp đó như thế nào?
        
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA
MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 3
HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2022– 2023
 
Câu Đáp án Điểm Hướng dẫn
A. Phần đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng: 4 điểm 1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 75 – 80 tiếng) sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.      
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu. 1
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) 1
- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. 1
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1
II. Đọc thầm và làm bài tập
6 điểm - Mỗi câu học sinh lựa chọn 1 đáp án đúng, được 0,5 điểm (câu 1, 2, 3, 4).
- Học sinh lựa chọn 2 đáp án/câu, không được điểm.
1 C. Để Thủy được chọn mua món đồ chơi em thích nhất. 0,5
2 B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt, thứ gì Thủy cũng thích. 0,5
3 C. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau. 0,5
4 B. Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh. 0,5
5 B. Đánh dấu lời đối thoại. 1 - Mỗi câu học sinh lựa chọn 1 đáp án đúng, được 1 điểm (câu 5, 6, 7, 8).
- Học sinh lựa chọn 2 đáp án/câu, không được điểm.
- Câu 7: HS trả lời theo ý kiến cá nhân (tùy theo mức độ GV ghi điểm).
- Câu 8: HS đặt một câu khiến đúng yêu cầu được 1 điểm. Thiếu dấu câu hoặc không viết hoa chữ cái đầu câu trừ 0,25 điểm mỗi lỗi.
6A. Khi nào? 1
7     Qua câu chuyện trên em học tập được đức tính ở Thủy, để có thể vận dụng vào cuộc sống: Thương người, quan tâm, giúp đỡ,… 1
8 Đặt một câu cầu khiến để mượn bạn một quyển sách: 
VD: Mình rất thích quyển sách này, bạn hãy cho mình mượn nhé! 1
B. Phần viết
. Chính tả
 
- Viết đúng nội dung đoạn viết Cây hoa nhài
4
- Bài viết không mắc lỗi chính tả: chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được 4 điểm.
- Sai 5 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh hoặc quy tắc viết hoa) trừ 1 điểm (2 lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm)
- Không trừ điểm lỗi sai lặp lại.
- Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách kiểu chữ và bài trình bày không sạch sẽ, trừ 1đ toàn bài.
2. Tập làm văn:
         Viết đoạn văn từ 7 đến 9 câu nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
+ Nêu lên tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp quê hương hoặc nơi em ở.
+  Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
5 * Nội dung: 5 điểm
- HS viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài. 
* Kĩ năng: 1 điểm
- Viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp,.. 1 điểm
*Lưu ý:  
+ Không đúng chủ đề không cho điểm.
+ Tùy từng mức độ về nội dung, chữ viết mà GV có thể chấm và ghi điểm.
Cộng 10/10 10 điểm
 
Lưu ý:  * Điểm toàn bài là một điểm nguyên, làm tròn theo nguyên tắc 0,5 thành 1.
Ví dụ: 6,25 thành 6; 6,5 hoặc 6,75 thành 7.
- GV chấm bài và ghi nhận xét theo quy định của TT 27.
 
TTCM duyệt
 
….., ngày 17 tháng 4 năm 2023
Người ra đề
             KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II  - NĂM HỌC: 2022 - 2023
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 3 
(Thời gian làm bài: 80 phút)
 
Trường: Tiểu học Thuận Thành
Họ và tên:.................
Lớp:..................... Giáo viên coi
GT1                   GT2                    Giáo viên chấm
GK1                  GK2
TB cộng Điểm đọc Điểm viết Nhận xét của giáo viên:
………………………………………………………
…..…………………………………………………
 
  I.Kiểm tra đọc:(10 điểm)
    1.Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV kết hợp kiểm tra trong các tiết ôn tập tuần 18.
    2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6 điểm - 35 phút)
        *  Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
 
   Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô Hiệu trưởng mời đoàn vào thăm một lớp. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt giới thiệu bằng tiếng Việt : “Em là Mô-ni-ca”, “ Em là Giét-xi-ca”,… Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài hát “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như đàn tơ-rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,…Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt : “Việt Nam, Hồ Chí Minh.”
  Hóa ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét. Các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: “Học sinh Việt Nam học những môn gì ?”, “Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào?”. “Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi gì?”.
   Đã đến lúc chia tay.  Dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phố Châu Âu hoa lệ, mến khách.
Theo QUỲNH PHƯƠNG
 
*Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ học sinh nước nào?
        A. Pháp                          B.Lúc – xăm – bua.                    C.  Malaysa.
Câu 2: Những điều gì khiến cán bộ trong đoàn bất ngờ và thích thú ?
A. Tất cả học sinh đều tự giới thiệu và hát  tặng đoàn bài hát bằng Tiếng Việt.    
B. Tất cả học sinh đều vẽ Quốc kì Việt Nam và giới thiệu nhiều đồ vật sưu tầm được bằng tiếng Việt.   
        C. Tất cả  học sinh đều tự giới thiệu và hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt;Giới thiệu những vật đặc trưng của Việt Nam; vẽ Quốc kì Việt Nam ;nói bằng tiếng Việt.
Câu 3: Vì sao các bạn nói được bằng tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
          A. Vì cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm, nên đã dạy và kể cho các  các em biết nhiều điều về đất nước và con người Việt  Nam.
          B. Vì cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu Việt Nam trên In -tơ – nét. 
         C. Vì cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm, nên cô đã kể cho các em biết về đất nước và con người Việt Nam. 
Câu 4: Theo em câu văn nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?
        A. Làn tuyết bay mù mịt trắng xóa trông rất đẹp.
        B. Làn tuyết bay mù mịt trắng xóa cả một vùng.
        C. Làn tuyết bay mù mịt trắng xóa như bông.
Câu 5: Các bạn học sinh Lúc -xăm – bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
       A. Muốn biết học sinh Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào và chơi những trò chơi gì.
       B. Muốn biết học sinh Việt Nam học những môn gì, chơi các trò chơi gì và thích những cái gì.
       C. Muốn biết học sinh Việt Nam thích các môn học nào, chơi những trò gì và hát các bài hát nào.
Câu 6: Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì?
        Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt tự giới thiệu bằng tiếng Việt: “Em là Mô-ni-ca.”, “Em là Giét-xi-ca.”….
       A. Giải thích sự việc.
       B. Dẫn lời nói của cô hiệu trưởng.
       C. Dẫn lời nói của các em học sinh. 
Câu 7: Nêu nội dung chính của bài đọc: “ Gặp gỡ ở Lúc – xăm - bua”.
..............
Câu 8:  Nêu 2 - 3 việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè
 quốc tế.
.......
Câu 9: a. Tên riêng Lúc – xăm – bua được viết như thế nào? 
...........................
II. Bài kiểm tra viết: (10 điểm; thời gian: 45 phút)
1. Chính tả: (4 điểm; thời gian: 15 phút)
BÀI VIẾT
2. Tập làm văn: (6 điểm; thời gian: 30 phút) 
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một cảnh đẹp của đất nước ta.
Gợi ý:      a. Đó là  cảnh đẹp nào? 
                b. Cảnh đẹp đó ở đâu?
                c. Cảnh đẹp đó có gì độc đáo và thú vị?
               d.  em có cảm xúc gì khi được ngắm nhìn cảnh đẹp đó?
BÀI LÀM
              
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM HỌC: 2022 - 2023
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
I. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1.Đọc thành tiếng (4 điểm): 
   a.Cho học sinh sử dụng SGK TV 3 – Tập 2. GV cho HS bốc thăm 1 bài, đọc 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của GV về nội dung đoạn vừa đọc.
+ Bài “ Sông Hương” (TV 3 tập 2 trang 7).
+ Bài “ Ở lại với chiến khu. ” (TV 3 tập 2  trang 76).
        + Bài “Chuyện của ông Biển” (TV 3 tập 2 trang 85).
+ Bài “ Gặp gỡ ở Lúc – xăm - bua” (TV 3 tập 2 trang 99).
   b.Cách đánh giá và cho điểm. 
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: ( 6 điểm)
    Câu 1: B.  (0,5 điểm)                             
    Câu 2: C.   (0,5 điểm)                             
    Câu 3: B.   (0,5 điểm)
    Câu 4: C.   (0,5 điểm)
    Câu 5: A.  (0,5 điểm)
    Câu 6: A.   (0,5 điểm)
    Câu 7: ( 1 điểm ) Nội dung bài: Kể lại cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.                
    Câu 8: (1 điểm) 
        VD: - Vui vẻ, thân thiện, cởi mở.
                - Giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết về con người, đất nước Việt Nam. 
                - Viết thư thăm hỏi, kết bạn với các bạn thiếu nhi quốc tế…           
    Câu 9: 
        a. (0,5 điểm) Em muốn nói với các bạn học sinh trong câu chuyện là: 
             - Cảm ơn các bạn đã yêu quý đất nước Việt Nam của chúng tôi.
             -  Em mong có dịp nào đó được gặp gỡ các bạn để nắm chặt bàn tay thân ái.
        b. (0,5 điểm) Viết hoa chữ cái đầu tiên và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng.
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm; thời gian: 45 phút)
1.Chính tả:  Nghe - viết (4 điểm, thời gian: 15 phút)
a. Giáo viên đọc to, rõ ràng cho HS viết bài chính tả sau đây:
Rừng xuân
        Trời xuân chỉ hơi lạnh, vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh với nhiều sắc độ khác nhau. Nhưng giữa đám lá xanh vấn rớt lại những đốm lá già đỏ như hồng ngọc. Ở phía xa, những chùm hoa chói chang như những ngọn lửa thắp sáng một vùng.
Theo Ngô Quân Miện
 
b. Hướng dẫn chấm chi tiết
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
   2. Tập làm văn:( 6 điểm)
- Nội dung (ý) (3 điểm): 
    Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
- Kỹ năng (3 điểm):
+ Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.
+ Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
Ma trận nội dung kiểm tra cuối năm - Môn Tiếng Việt - Lớp 3
Năm học 2022 – 2023
Mạch kiến thức,kỹ năng Số câu và số điểm Mức 1                          Mức 2    Mức 3      Mức 4     Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
Đọc hiểu văn bản:.
- Biết nêu nhận xét đơn giản một số hình ảnh, hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản. 
- Hiểu nội dung chính của bài.
- Rút ra được bài học, thông tin đơn giản từ bài học.   Số câu 2
4 2Số điểm 1 1 1 1 2 2
Kiến thức Tiếng Việt:
- Nhận biết được câu có hình ảnh so sánh, nhân hóa.
- Biết viết hoa tên nước ngoài.
- Biết cách dùng dấu chấm,  dấu phẩy, dấu hai chấm.   Số câu
Số điểm 0.5 0,5 1 1 1
                  Tổng   Số câu        3 3 2 1 6 3
Số điểm 1.5 1,5 2 1 3 3
 
Ma trận câu hỏi kiểm tra cuối năm - Môn : Tiếng Việt – Lớp 3
Năm học: 2022 - 2023
1 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 2 1 1 6
Câu số 1, 2 3, 5 7 8
2 Kiến thức Tiếng Việt Số câu 1 1 1 3
Câu số 4 6 9
          Tổng số câu
3 3 2 1 9
Xem nhiều